Aa

Bất động sản 24h: Sôi động M&A BĐS, đại gia địa ốc tranh nhau thâu tóm quỹ đất

Thứ Tư, 22/07/2020 - 10:30

Sôi động M&A bất động sản, đại gia địa ốc tranh nhau thâu tóm quỹ đất; 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp xây dựng “làm ăn” ra sao?... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Sôi động M&A bất động sản, đại gia địa ốc tranh nhau thâu tóm quỹ đất

Khó khăn của thị trường BĐS đang thúc đẩy hoạt động M&A.. Đặc biệt, tác động của Covid-19 trong 6 tháng qua đã tạo ra cơ hội mới để các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mở cuộc săn lùng dự án. Thị trường xuất hiện ngày càng nhiều những thương vụ sang nhượng quỹ đất quy mô lớn.

Từ giữa năm 2019, thị trường bất động sản đã bộc lộ những khó khăn nhất định, từ đầu năm 2020, tình hình dịch bệnh hoành hành, khiến nhiều doanh nghiệp thực sự khó khăn, đặc biệt là với các doanh nghiệp đã đầu tư mạnh trước đây không đủ dòng tiền xoay xở thực hiện dự án. Chính trong sự khó khăn này, M&A được đánh giá như một chiếc chìa khóa để mở ra những nút thắt, là sự chuyển giao cần thiết để hình thành nên những cơ hội mới cho thị trường.

Đánh giá về hoạt động M&A trên thị trường BĐS, bà Đỗ Thu Hằng - Giám đốc Bộ phận nghiên cứu - Tư vấn Savills tại Hà Nội cho biết hoạt động mua bán các dự án đang diễn ra khá sôi động do những tác động từ dịch bệnh Covid-19. "Từ năm 2019 đến nay, số liệu của Savills cũng cho biết đã ghi nhận một số dự án bất động sản tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh được thương lượng mua và chuyển nhượng theo hình thức M&A với tổng giá trị hơn 500 triệu USD. Dự kiến, một số giao dịch sẽ diễn ra “thuận buồm xuôi gió”", bà Hằng cho biết.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bất động sản châu Á - Thái Bình Dương lao dốc, Việt Nam vẫn giữ phong độ

Theo Báo cáo vùng châu Á - Thái Bình Dương của JLL, những tác động đầy đủ của đại dịch Covid-19 đối với thị trường bất động sản tại khu vực này ngày càng nặng nề trong quý II/2020 với lượng đầu tư lao dốc ở hầu hết các loại tài sản thương mại. Theo dữ liệu mới nhất của đơn vị này, tổng khối lượng đầu tư nửa đầu năm ở châu Á - Thái Bình Dương giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó lượng đầu tư quý II giảm đến 39% và quý I giảm 26%.

Nguyên nhân hoạt động đầu tư vào thị trường bất động sản lao dốc là do nhiều quốc gia vẫn còn đóng cửa thành phố và hạn chế đi lại. Điều này tác động lớn đến những kế hoạch triển khai vốn trong ngắn hạn. Vốn đăng ký đầu tư tại Singapore và Hong Kong trong quý II giảm mạnh nhất khu vực, rớt lần lượt 68% và 65% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, các thị trường khác là Australia giảm 58%, Hàn Quốc sụt 45%, Nhật Bản hạ 20% và Trung Quốc mất 15% lượng đầu tư.

Covid-19 cũng gây hệ lụy lớn tới quyết định của các nhà đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn đầu tư nước ngoài FDI tính đến ngày 20/6 đạt gần 15,7 tỷ USD, giảm 15,1% theo năm. Sự sụt giảm đáng kể giao dịch trong quý II là do thị trường thiếu hụt những tài sản sẵn sàng để bán và sự không chắc chắn về thời gian phục hồi của các nền kinh tế.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Cần mở lối cho thị trường bất động sản hạng sang

Giới chuyên gia nhận định, năm 2020 là một năm nhiều thách thức với thị trường bất động sản do vấn đề chậm cấp phép vẫn tiếp diễn và tín dụng tiếp tục thắt chặt. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho những chủ đầu tư đã có giấy phép chào bán sản phẩm. Cùng với đó, nhu cầu sở hữu căn hộ cao cấp, hạng sang tiếp tục tăng trưởng, đến từ sự vươn lên của thu nhập bình quân đầu người cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.

Báo cáo của các đơn vị nghiên cứu thị trường đều cho thấy, từ đầu năm 2020, mặc dù chịu tác động bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng bất động sản Việt Nam vẫn có nhiều triển vọng đầu tư và dẫn đầu triển vọng phát triển tại khu vực Đông Nam Á. Trong đó, phân khúc hạng sang tiếp tục chứng tỏ sức hút của mình với các nhà đầu tư. Ngoài ra, chất lượng tại các dự án hạng sang phần nào được đảm bảo nhờ sự tham gia vận hành và quản lý của các đơn vị quốc tế chuyên nghiệp. Đó là lý do vì sao các sản phẩm hạng sang đón nguồn cầu ngày càng cao.

Phân tích sâu hơn về các yếu tố này, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho hay, số lượng người siêu giàu tại Việt Nam và khối lượng tài sản của họ vẫn tăng trưởng liên tiếp trong vòng 5 năm qua, từ năm 2013 và được dự đoán là sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Trong khi đó, Luật Nhà ở sửa đổi cho phép người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam đã tạo ra nhu cầu đầu tư bất động sản cao cấp từ các quốc gia lân cận.

Xem thông tin chi tiết tại đây

6 tháng đầu năm, doanh nghiệp xây dựng “làm ăn” ra sao?

Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem) cho biết gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, mưa đá ở miền Bắc, hạn hán tại Tây Nguyên, xâm nhập mặn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Diễn biến trên, tác động trực tiếp đến việc canh tác, giảm nhu cầu phân bón. Ngoài ra, nguyên liệu đầu vào, vốn và điều kiện sản xuất, cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng là khó khăn đối với Vinachem.

Doanh thu ước đạt 10.432 tỷ đồng, bằng 91% so với kế hoạch quý. Lũy kế 6 tháng ước đạt 19.971 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ năm trước và bằng 43,4% kế hoạch năm. Lợi nhuận hợp nhất quý II ước lỗ 442 tỷ đồng; 6 tháng 2020 ước lỗ 1.025 tỷ đồng.

4 đơn vị thuộc Đề án 1468 bao gồm: Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc, DAP số 1 - Hải Phòng, DAP số 2 - Lào Cai, ước lỗ 1.907 tỷ đồng, tăng lỗ 1.326 tỷ đồng. Các đơn vị còn lại lãi 882 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2019.

Đối với đầu tư xây dựng, giá trị thực hiện trong quý II đạt 134 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 198 tỷ đồng, bằng 33% kế hoạch đầu tư xây dựng của năm. Trong quý, Tập đoàn đã quyết toán các hợp đồng thuộc Dự án Khai thác và chế biến muối mỏ Lào; tiếp tục tập trung vào các dự án như: Dự án xây dựng Nhà máy Lân Văn Điển tại Thanh Hóa của Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển...

Xem thông tin chi tiết tại đây

BĐS nửa cuối 2020: Có thể giảm giá, "đất vàng" mặt phố thấm đòn nặng nhất

Dự báo về thị trường bất động sản nửa cuối năm 2020, chuyên gia đã đưa ra hai kịch bản. Trong đó, ở cả hai kịch bản, loại hình bị ảnh hưởng nhiều nhất vẫn là nhà mặt phố có giá trị cao, đất nền dự án.

Các chuyên gia nhận định, Covid-19 đã khiến nền kinh tế nói chung và bất động sản nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Trong đó, lĩnh vực bất động sản đang phát triển bất ổn do tác động của dịch bệnh. Thực trạng này được phản ánh qua sự sụt giảm mạnh của vốn đầu tư FDI vào bất động sản, tồn kho bất động sản tăng.

Theo số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 5 tháng đầu năm 2020, có tới 15/17 ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm 2019, trong đó ngành kinh doanh bất động sản trong top đầu (giảm 29,7%).

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top