Aa

Bất động sản 24h: Sửa Luật Nhà ở cần gỡ các điểm nghẽn về chung cư cũ

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Chủ Nhật, 21/05/2023 - 10:05

Bỏ khung giá đất sẽ xóa bỏ được "cơ chế 2 giá"; Sửa Luật Nhà ở cần gỡ các điểm nghẽn về chung cư cũ... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Lối đi nào cho bất động sản nghỉ dưỡng?

Các chuyên gia cho rằng, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng dự kiến sẽ sôi động trong vài quý tới và du lịch sẽ hồi phục hoàn toàn vào năm 2025.

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới – UNWTO, ngành du lịch thế giới đang bật dậy mạnh mẽ với lượng khách quốc tế trong quý I/2023 đạt 80% mức trước dịch. Tuy vậy, vẫn chưa thúc đẩy được châu Á – Thái Bình Dương (APAC), khu vực duy nhất “rơi lại phía sau” với 54% tổng lượng khách quốc tế trong quý I/2023 so với năm 2019.

Sự vắng bóng khách du lịch, chính sách kiểm soát biên giới thận trọng của các quốc gia châu Á, chưa kể mối lo ngại của du khách về sức khỏe, chi phí và thời tiết là một số nguyên nhân chính kìm hãm đà phục hồi của du lịch châu Á trong năm 2022. Tốc độ hồi phục ngành du lịch khắp châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng lên trong năm nay khi hầu hết các điểm du lịch, cụ thể ở Trung Quốc, đã mở cửa.

bất động sản nghỉ dưỡng

Theo Cập nhật xu hướng ngành du lịch quý I/2023 của Colliers, ngành du lịch sẽ tiếp tục hồi phục trong năm 2023, kéo theo nhu cầu khách sạn trên toàn khu vực gia tăng và các chỉ số công suất phòng, giá bán phòng trung bình mỗi ngày (ADR) và doanh thu trên mỗi phòng có sẵn (RevPAR) tiếp tục cải thiện. 

Khi thế giới bắt đầu mở cửa trở lại và nhiều người quyết định đi du lịch để bù lại khoảng thời gian chôn chân ở nhà cộng với khoản tiết kiệm trong giãn cách khiến người Việt đi du lịch nhiều hơn trong năm 2022, với 101,3 triệu lượt khách nội địa (theo Tổng Cục Du lịch – VNAT). Các điểm đến phổ biến như Phú Quốc, Đà Lạt, Sa Pa, Đà Nẵng và Hạ Long được bình chọn là nơi du khách muốn ghé thăm nhất trong năm ngoái. Nhưng điều đó không hẳn là họ chi tiêu cho du lịch nhiều hơn. Số liệu của VNAT năm 2022 cho thấy, mỗi du khách người Việt chi tiêu trung bình 51 USD/ngày (khoảng 1,2 triệu VND) và có xu hướng lưu trú ngắn, khoảng 3,62 ngày (VNAT 2019).

Xem thông tin chi tiết tại đây

Sửa Luật Nhà ở cần gỡ các điểm nghẽn về chung cư cũ

Một trong những vướng mắc lớn cần phải khắc phục khi sửa đổi Luật Nhà ở là tình trạng khó khăn trong phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ, đã bị xuống cấp, hư hỏng, nhưng quy định tại Dự thảo chưa đáp ứng yêu cầu này.

Bên cạnh Dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) cũng là nhiệm vụ lập pháp được cử tri rất quan tâm tại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV, khai mạc sáng 22/5 tới.

Trước khi hồ sơ dự án luật chính thức được gửi tới Quốc hội, những chính sách mới được đề xuất liên quan đến chung cư, bao gồm thời hạn sở hữu và giải pháp với chung cư cũ, được cả cử tri và đại biểu Quốc hội rất quan tâm.

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 3/2023 bổ sung quy định về sở hữu nhà chung cư, bao gồm quy định xác lập và chấm dứt quyền sở hữu nhà chung cư khi nhà chung cư thuộc các trường hợp phải phá dỡ, xử lý nhà chung cư khi chấm dứt quyền sở hữu; quy định quyền và trách nhiệm chủ sở hữu sau khi nhà chung cư bị phá dỡ.

Cơ quan thẩm tra (Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) khi đó có ý kiến đồng tình với đề xuất mới này, song đa số không đồng tình với một trong các lý do là việc thay đổi chính sách từ không quy định thời hạn sang quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư chưa nhận được nhiều sự đồng tình, ủng hộ trong xã hội.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường đất nền Hà Nội có sôi động trở lại sau khi được “cởi trói”?

Thị trường đất nền được phép tách thửa trở lại đã thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Tuy nhiên, đây chỉ là một “tia sáng nhỏ" cho thị trường đất nền Hà Nội vì tính thanh khoản trên thị trường vẫn còn kém.

Khoảng cuối tháng 3 năm 2022, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội ban hành Văn bản số 1685/STNMT-ĐKTĐĐ đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tạm dừng việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc chia tách thửa đất đối với thửa đất nông nghiệp; thửa đất có đất ở và đất nông nghiệp trong cùng thửa đất; thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.

Cùng với đó là động thái kiểm soát tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đã khiến thị trường đất nền Hà Nội rơi vào tình cảnh trầm lắng suốt thời gian dài cho đến nay.

Báo cáo thị trường bất động sản quý I/2023 của Batdongsan.com.vn cũng chỉ rõ, hàng loạt điểm nóng đất nền ven đô Hà Nội từng khuấy đảo thị trường như Hoài Đức, Ba Vì, Thanh Trì, Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm… ghi nhận giá bán giảm từ 1 - 13% so với quý IV/2022, mức độ quan tâm giảm từ 4 - 24%. Làn sóng rao bán cắt lỗ tăng mạnh, môi giới bán đất nền buộc phải bỏ nghề khi thanh khoản của thị trường kém.

Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hà Nội ban hành văn bản số 2869 về việc bãi bỏ văn bản 1685. Theo đó, cơ quan này đề nghị UBND các quận huyện, thị xã, các cơ quan, đơn vị liên quan xem xét, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc chỉnh tách thửa đất, hợp thửa đất cho người sử dụng đất theo quy định.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nhiều ông lớn tiếp tục kế hoạch xây nhà ở xã hội

Các gói hỗ trợ của Chính phủ đang tạo cú hích mới cho cuộc đua xây nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động có thu nhập thấp.

Chỉ trong hơn 5 tháng đầu năm nay, hàng loạt dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đã được nhiều doanh nghiệp khởi công hoặc lên kế hoạch xây dựng trên khắp cả nước.

Trong đó, có nhiều ông lớn trong ngành bất động sản như Vinhomes, Tổng công ty Viglacera, Vinaconex, Tập đoàn Nam Long, Tập đoàn Hoàng Quân, Tập đoàn Danh Khôi…

Theo chia sẻ của ông Phạm Thiếu Hoa, Chủ tịch CTCP Vinhomes (Mã: VHM), sản phẩm nhà ở xã hội Happy Home sẽ là một trong những trọng tâm phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới. Sau khi động thổ hai dự án đầu tiên tại Thanh Hóa và Quảng Trị trong năm 2022, công ty sẽ tiếp tục mở bán hai dự án này và hoàn thiện các thủ tục pháp lý để bổ sung dự án tại nhiều tỉnh, thành phố ở cả ba miền như Hải Phòng, Hưng Yên, Khánh Hòa.

Một dự án nhà ở xã hội trên đường Tân Xuân, Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm ở vị trí phía Tây Bắc Hà Nội. (Ảnh: Reatimes)
Một dự án nhà ở xã hội trên đường Tân Xuân, Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm ở vị trí phía Tây Bắc Hà Nội. (Ảnh: Reatimes)

Kế hoạch trong quý IV năm nay, Vinhomes sẽ tiến hành mở bán ở Thanh Hóa và Quảng Trị. Tại Hà Nội, doanh nghiệp cho biết cũng đang xin tham gia để triển khai dự án nhưng còn phụ thuộc vào thủ tục của cơ quan nhà nước. Khi xong mới tiến hành triển khai.

Mới đây, Tổng công ty Viglacera - CTCP (Mã: VGC) cũng cho biết sẽ từng bước triển khai đầu tư 50.000 căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2022 - 2030 đã được Bộ Xây dựng giao. Theo đó, các dự án trọng điểm đang triển khai gồm: Nhà ở công nhân tại các KCN Đồng Văn IV, Phú Hà, Đông Mai; nhà ở xã hội tại Kim Chung; khu nhà ở xã hội 9,8ha Yên Phong - Bắc Ninh.

Năm nay, doanh nghiệp cũng dự kiến khởi công mới Nhà ở công nhân Tiền Hải (5,2ha), nhà ở xã hội Phú Hà (8,4ha). Chuẩn bị đầu tư dự án nhà ở công nhân Hải Yên - Quảng Ninh; dự thầu dự án khu nhà ở xã hội tại Tiên Dương - Đông Anh (theo chương trình của UBND TP. Hà Nội). Đồng thời tiếp tục khảo sát, tìm kiếm phát triển quỹ đất mới để đầu tư các khu nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại các địa phương có điều kiện phù hợp.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bỏ khung giá đất sẽ xóa bỏ được "cơ chế 2 giá"

Dự án Luật Đất đai sửa đổi sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ 2 tại kỳ họp thứ 5, khai mạc ngày 22/5 tới. Tờ trình mới nhất của Chính phủ gửi Quốc hội về dự án luật này có nội dung bỏ quy định về khung giá đất và quy định về bảng giá đất được xây dựng định kỳ hàng năm, được công bố công khai và áp dụng từ ngày 1/1 hàng năm. Theo phương án của Chính phủ, bảng giá đất mới sẽ được áp dụng từ 1/1/2026. 

Luật Đất đai 2013 quy định khung giá đất là mức giá (cao nhất hoặc thấp nhất) với từng loại đất cụ thể và việc xác định khung giá đất được ban hành định kỳ với kỳ hạn 5 năm. Theo đó, việc xây dựng khung giá đất nhằm quản lý giá đất trên thị trường, giúp cơ quan quản lý Nhà nước có cơ chế kiểm soát bảng giá đất của các địa phương cũng như xác định các khoản nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất trong quá trình sử dụng.

Tuy nhiên, trên thực tế, khung giá đất vẫn chưa đáp ứng được toàn bộ mục đích đã được đặt ra ban đầu, thậm chí tạo "cơ chế 2 giá", gây khó khăn trong công tác quản lý cũng như triển khai các dự án có sử dụng đất. Đáng nói, một hệ quả phát sinh thường xuyên của khung giá đất là làm kéo dài tiến độ các dự án do ách tắc trong khâu giải phóng mặt bằng.

Từ những bất cập nêu trên, Nghị quyết số 18-NQ/TW đã đặt ra nhiệm vụ cụ thể khi dự thảo sửa đổi Luật đất đai năm 2013 về việc xác định lại phương pháp xác định giá đất sao cho phù hợp với cơ chế thị trường tại thời điểm hiện tại.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top