Thách thức bủa vây nghề môi giới bất động sản trong năm 2020
Nhiều chuyên gia cho rằng trong năm 2020, môi giới cần phải tự tạo dựng thương hiệu riêng mới có thể trụ lạị thị trường.
Môi giới bất động sản từng được cho là nghề “hái ra tiền”. Chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây, nghề này thu hút một lượng lớn lao động với con số lên đến hàng trăm ngàn người. Trong những năm bùng nổ về nguồn cung bất động sản từ 2015 - 2018, hàng trăm ngàn công ty môi giới lớn nhỏ mọc lên như nấm sau mưa tại TP.HCM.
Theo thống kê từ Hội môi giới Bất động sản Việt Nam, tính từ trong năm 2019 có khoảng 300.000 môi giới trên cả nước nhưng chỉ có khoảng 80.000 môi giới là đủ điều kiện hành nghề. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia thì sang năm 2020 có lẽ con số này sẽ giảm đi nhiều bởi những khó khăn về chính sách, khan hiếm nguồn cung dẫn đến đất sống cho nghề này cũng không còn nhiều như trước.
Trong bối cảnh thị trường khó khăn, hàng trăm doanh nghiệp phá sản thì nhiều chuyên gia nhận định môi giới sẽ là một nghề khó khăn trong năm 2020. Do đó, để trụ lại với nghề môi giới cần phải tự tạo dựng thương hiệu riêng bằng cách nâng cao uy tín trong các hoạt động. Môi giới muốn được khách hàng nhớ đến, muốn sống được trong môi trường đào thải cao thì phải tạo dựng được tên tuổi chứ không thể mua bán chụp giật như trước đây.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản công nghiệp: Lợi thế thuộc về các doanh nghiệp có quỹ đất lớn
Bất động sản công nghiệp tại Việt Nam đang có rất nhiều thế mạnh phát triển. Tuy nhiên, cơ hội không chia đều mà có sự phân hóa rõ rệt với lợi thế thuộc về các doanh nghiệp có quỹ đất lớn.
Đó là kết quả tất yếu được chỉ ra trong báo cáo riêng về diễn biến thị trường bất động sản công nghiệp năm 2020.
Việt Nam tích cực tham gia vào các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu (EVFTA) tạo động lực lớn cho đà tăng trưởng và phát triển.
Thông qua các hiệp định được ký kết, niềm tin của nhà đầu tư vào Việt Nam cũng rất khả quan so với các nước trong khu vực, trở thành cú hích lớn góp phần cải thiện môi trường kinh doanh cho các công ty nội địa và nước ngoài. Về xếp hạng môi trường kinh doanh năm 2020, Việt Nam đạt 69,8 điểm, xếp hạng thứ 70, đứng sau 4 nước trong khu vực ASEAN, gồm: Singapore (thứ 2), Malaysia (thứ 12), Thái Lan (thứ 21) và Brunei (thứ 66) (Theo Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2020 - Doing Business 2020).
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường bất động sản Thanh Hóa 2020: Đâu là lựa chọn của nhà đầu tư?
Được đánh giá là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế nóng của cả nước trong những năm gần đây, như tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 17,15%, đạt mức cao nhất từ trước đến nay, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thu ngân sách đạt hơn 28.000 tỷ đồng, trong đó, thu nội địa đạt đến 19.300 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.325 USD, huy động vốn đầu tư phát triển xây dựng nông thôn mới đạt 125.000 tỷ đồng.
Thanh Hóa cũng là tỉnh dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển toàn diện từ công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ đến văn hoá, xã hội.
Năm 2019, cũng đánh dấu là năm thành công của thị trường bất động sản Thanh Hóa như hàng loạt dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng của tập đoàn FLC, Vingroup, Tập đoàn Sao Mai,… hay các dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp có quy mô hàng chục héc ta của công ty BNB Hà Nội được khởi công xây dựng và đưa vào sử dụng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Kiếm tìm giá trị cốt lõi trong kiến trúc nhà ở hiện đại
Đối với người Việt xưa, nhà ở không chỉ là thứ che mưa, che nắng, mà còn là biểu trưng của tinh thần gia tộc, là câu chuyện nếp sống, là đời sống nội tâm và là văn hóa ứng xử của những con người cùng máu mủ ruột thịt. Nhưng cùng với sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế, sự phát triển vượt bậc của công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa, kiến trúc nhà ở gắn liền với nếp nhà cũng đang dần có sự biến thiên, thay đổi lớn. Vậy giữa cái cũ và cái mới, không gian kiến trúc nhà ở cần có sự hài hòa và phát triển như thế nào để những nét đặc trưng trong văn hóa ở vẫn được tôn trọng và gìn giữ?
Chia sẻ trong chương trình Góc nhìn đa chiều của Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam, TS.KTS Trương Văn Quảng, Phó Tổng Thư ký Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam cho biết, giữa không gian ở và nếp nhà của người Việt đã từng thể hiện những giá trị văn hóa về lối sống, về cách ứng xử giữa những con người trong gia đình với nhau, hoặc giữa các gia đình trong cộng đồng với nhau.
Theo vị chuyên gia này, câu chuyện nhà ở, trên thực tế là câu chuyện ứng xử, thiên về phản ánh lối sống nhiều hơn là phục vụ sự sống. Theo đó, nhà ở không đơn thuần chỉ để ở mà còn phản chiếu nếp nghĩ, cách sống của chủ nhân, là nơi gắn kết tình cảm, là ký ức của mỗi người. Cũng vì thế mà việc xây cất nhà cửa – nơi trú ngụ của tiểu gia đình, đại gia đình luôn được người Việt xem là việc quan trọng, việc lớn của đời người, gia tộc. Nên luôn phải chọn ngày lành tháng tốt, hợp tuổi với người đứng ra chủ lễ; tránh làm các việc hệ lụy hay chọn nhầm ngày xấu; luôn cầu mong điềm lành cho từng công đoạn, kích thước, vật liệu, màu sắc… để xây cất.
Xem thông tin chi tiết tại đây
4 phương án gỡ vướng đất công xen kẹt
Theo HoREA, thời gian qua, nhiều dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp gồm đất ở, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, xen kẹt các phần đất thuộc Nhà nước quản lý.
Phần đất công này thường có hình dạng bất định hình hoặc nằm phân tán, không thể xác định các chỉ tiêu quy hoạch chi tiết nên không thể hình thành dự án độc lập trong lòng các dự án này; và nhà đầu tư khác cũng không thể thực hiện dự án riêng tại các mảnh đất nhỏ này được.
Theo quy định của Luật Đất đai và Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, thì về nguyên tắc "đất công phải thực hiện đấu giá". Tuy nhiên, quy định này không thể áp dụng trong các trường hợp nêu trên vì không sát thực tế, không hợp tình, hợp lý, bất khả thi và đang là ách tắc dẫn đến chủ đầu tư không được giao đất để triển khai, thực hiện dự án, dẫn đến vô vàn khó khăn cho doanh nghiệp.
Từ thực tiễn trên, HoREA kiến nghị 4 phương án xử lý nhằm gỡ khó cho các chủ đầu tư đang bị mắc kẹt.