Thanh tra hàng loạt dự án bất động sản lớn trong năm 2020
Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) vừa ban hành Quyết định thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai đối với một số địa phương và các dự án bất động sản.
Theo kế hoạch thanh tra, cơ quan này sẽ tiến hành Thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai đối với các dự án đầu tư không đưa dất vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng, có dấu hiệu trong sai phạm trong quản lý, sử dụng đất theo Chỉ thị Số: 11/CT-TTg ngày 23/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 82/2019/QH14 của Quốc hội.
Trọng tâm là việc thực hiện các quy định của pháp luật về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử đất…
Xem thông tin chi tiết tại đây
“Tiềm năng phát triển condotel trong 10 - 20 năm tới là rất tốt”
Tại Tọa đàm trực tuyến “Tháo gỡ khó khăn cho thị trường Condotel" do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức sáng 27/2, ông Vũ Văn Thanh, Vụ trưởng Vụ khách sạn, Tổng Cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho hay, xu hướng phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại Việt Nam là cơ sở để phát triển bất động sản nghỉ dưỡng.
Những năm vừa qua, du lịch nghỉ dưỡng phát triển mạnh bởi Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, trên cơ sở đó phát triển các sản phẩm du lịch. Về số khách du lịch, nếu như vào năm 1994 Việt Nam mới chỉ có 1 triệu khách quốc tế, thì đến năm 2015 đã có tới 7,9 triệu, và tiếp tục tăng lên trên 18 triệu năm 2019. Dự báo đến 202, Việt Nam sẽ đón khoảng 20,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 90 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt trên 830.000 tỷ đồng. Năm 2035, mục tiêu là 35 triệu khách du lịch quốc tế.
Về cơ sở lưu trú, nếu trong năm 2015, Việt Nam có 19.000 cơ sở lưu trú thì tới năm 2019, con số này lên tới 30.000 cơ sở với 650.000 phòng.
Đảng và Chính phủ cũng xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, chiến lược phát triển du lịch năm 2030 cũng tái khẳng định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Tăng trần lãi vay lên 30%, doanh nghiệp có được khấu trừ thuế đã nộp?
Nghị định 20 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có liên kết bắt đầu hiệu lực từ ngày 1/5/2017. Mục tiêu là để ngăn ngừa, phòng chống chuyển giá, đặc biệt là với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Trong đó, nội dung quan trọng là khống chế “tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế”. Điều này có thể hiểu, phần chi phí lãi vay của doanh nghiệp vượt quá 20% tổng lợi nhuận thuần sẽ bị coi là chi phí không hợp lý và bị tính thuế.
Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tiễn, Nghị định 20 lại có ảnh hưởng "ngoài ý muốn" lên khối doanh nghiệp Việt, đặc biệt các tập đoàn hoạt động theo mô hình mẹ - con, trong đó ngành bất động sản với đặc trưng là phải có nhiều công ty con để đứng ra đấu thầu và triển khai nên việc vay càng nhiều càng thiệt là điều khó tránh khỏi. Với những nhóm ngành cần vốn để tạo lợi nhuận và mở rộng quy mô, thì Nghị định 20 được ví như một "đòn" hạ gục quyết tâm của doanh nghiệp.
Xem thông tin chi tiết tại đây
“Cuộc đi săn” trở lại Vân Đồn của các nhà đầu tư
Đây là lần thứ 3, ông Minh - một nhà đầu tư đến từ Hà Nội, tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Vân Đồn. Ngay từ thời điểm thông tin Vân Đồn trở thành trung tâm công nghiệp giải trí có casino xuất hiện, ông lại tiếp tục đến Vân Đồn, tìm kiếm những sản phẩm bất động sản giàu tiềm năng sinh lời.
2 lần trước, ông Minh đều thành công khi bỏ vốn đầu tư vào Vân Đồn. Lần thứ nhất diễn ra vào tháng 10/2017, khi thông tin Vân Đồn chuẩn bị được quy hoạch trở thành đặc khu kinh tế được công bố. Dù Vân Đồn là khu vực có tốc độ sốt đất chậm hơn nhưng đó cũng là khoảng thời gian mà trong câu chuyện kể lại của ông Minh thì: “Thị trường rất sôi động, văn phòng công chứng chật kín người”. Đó cũng là lần mà ông kiếm được tiền tỷ sau 2 thương vụ lướt sóng đất thổ cư.
“Khi đó, bất động sản Vân Đồn lên “cơn sốt”, các chủ đầu tư bắt đầu rục rịch đặt chân tới. Nên, nhà đầu tư thời đấy chỉ kiếm tiền thông qua các quỹ đất lớn của người dân Vân Đồn”.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đồng Nai: Khó thu hồi hàng nghìn ha đất vì... "sốt ảo"
Theo thông tin từ UBND tỉnh Đồng Nai, năm 2020 diện tích thu hồi thêm cho 145 dự án mới lên tới hơn 700 ha. Trong đó, có 10 dự án thu hồi diện tích đất khá lớn, quy mô từ 18 - 33 ha. Tính cả các dự án đang triển khai thì tổng diện tích đất tỉnh Đồng Nai cần phải thu hồi là hơn 18.000 ha để triển khai cho khoảng 1.175 dự án.
Các dự án dự kiến sẽ thu hồi đất thuộc nhiều lĩnh vực. Trong đó, hơn 60% các dự án phải thu hồi đất thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật gồm: Đường giao thông, khu dân cư, công trình thủy lợi. Đáng chú ý, phần lớn diện tích đất phải thu hồi nằm trên địa bàn TP Biên Hòa và các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu.
Theo đó, TP Biên Hòa là địa phương dẫn đầu về số lượng dự án phải thu hồi đất trong năm 2020 với 215 dự án, diện tích cần thu hồi 677 ha, huyện Nhơn Trạch có 170 dự án cần phải thu hồi 4.031 ha đất (bao gồm các dự án chuyển tiếp). Với huyện Long Thành, ngoài 2 dự án lớn của quốc gia (sân bay Long Thành, cao tốc Phan Thiết - Giầu Giây) huyện này còn phải thu hồi hàng ngàn ha đất cho 115 dự án khác.