Aa

Bất động sản 24h: Tương đồng với diễn biến 2007, thị trường BĐS có sắp gãy sóng?

Thứ Tư, 07/04/2021 - 10:30

Năm 2007 sốt chứng khoán sang nhà đất rồi sập, thị trường BĐS hiện tại có nhiều nét tương đồng liệu sắp gãy sóng?; Nhà đầu tư chiến lược nên quan tâm đến thị trường BĐS Đà Nẵng... là những thông tin được quan tâm.

Năm 2007, “sốt” chứng khoán lan sang nhà đất rồi nhanh chóng sập, thị trường BĐS hiện tại có nhiều nét tương đồng liệu sắp gãy sóng?

So sánh về sự tăng trưởng chóng mặt thị trường bất động sản và chứng khoán giai đoạn 2006  -2009 và giai đoạn 2020 đến nay, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc Batdongsan.com.vn, đã đưa ra số liệu so sánh để thấy những nét tương đồng và những điểm khác nhau giữa hai cơn sốt đất.

biểu đồ thị trường bất động sản 2021

"Trước năm 2006, thị trường bất động sản bước vào giai đoạn đóng băng, dòng vốn chuyển sang thị trường chứng khoán rất mạnh. Đến giai đoạn 2006 - 2007, nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, thị trường bất động sản ấm dần lên, một phần dòng vốn từ chứng khoán chuyển sang bất động sản. Thời điểm đó chỉ số VN-Index tăng từ 300 lên 1.000 điểm và được đánh giá là thời kỳ đỉnh cao của thị trường chứng khoán", ông Quốc Anh cho biết.

Theo ông Quốc Anh, giai đoạn này, nhiều tỉnh thành ban hành quy hoạch mới, nhiều khu đô thị, quy hoạch được điều chỉnh đã khiến cho thị trường tăng "nóng". Năm 2007, quy hoạch không gian của Hà Nội có tầm nhìn 2020 được đưa ra, tạo tiền đề cho những khu đô thị mới lúc bấy giờ bao gồm: Đông Anh, Long Biên và Gia Lâm tăng trưởng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

TS. Võ Trí Thành: Nhà đầu tư chiến lược, dài hạn nên quan tâm đến thị trường BĐS Đà Nẵng

Theo TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, TP. Đà Nẵng đang mang trong mình khát vọng mới, với tầm nhìn và quy hoạch vượt trội, thị trường BĐS sẽ trở nên hấp dẫn hơn.

 Đà Nẵng có nhiều lợi thế để hiện thực hóa khát vọng đến năm 2030 trở thành đô thị sinh thái, hiện đại và thông minh, là một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á.

Trước đó, Quốc hội đã thông qua và ban hành Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng. Đây là Nghị quyết rất quan trọng, là căn cứ pháp lý tạo bước đột phá, nền tảng vững chắc để xây dựng tổ chức chính quyền, phù hợp với đặc điểm và điều kiện phát triển đô thị Đà Nẵng. Đồng thời, mở ra nhiều cơ chế, chính sách, đảm bảo tính chủ động, tạo động lực phát triển TP. Đà Nẵng trong thời gian tới.

Trong khi đó, Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung TP. Đà Nẵng vừa công bố sẽ khắc phục những hạn chế, tận dụng và sử dụng tốt hơn không gian đô thị cũng như đưa ra các giải pháp về môi trường, dân số, thích ứng biến đổi khí hậu…

Tôi cho rằng, đây là cơ sở quan trọng để định hình về quy hoạch sử dụng đất, mô hình, cấu trúc phát triển không gian, phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội, hạ tầng kỹ thuật, thiết kế đô thị, kinh tế đô thị và đánh giá môi trường chiến lược, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển về kinh tế - xã hội của thành phố trong giai đoạn mới.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Khánh Hoà: Giao đất công tại nhà máy Z753 liệu có đúng luật?

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa, năm 2013, Bộ Quốc phòng đã có văn bản cho phép Bộ Tư lệnh Hải quân phối hợp với cơ quan chức năng của tỉnh hoàn tất các thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng hơn 6.800m2 đất của Nhà máy Z753 từ đất quốc phòng sang đất xây dựng nhà ở gia đình quân đội, nhằm bố trí cho quân nhân của nhà máy này. Ngày 14/2/2014, UBND tỉnh đã ban hành quyết định thu hồi đất do Nhà máy Z753 sử dụng với lý do “Nhà máy Z753 không còn nhu cầu sử dụng cho mục đích an ninh quốc phòng”, đồng thời giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Nha Trang quản lý.

Sau khi chuyển đổi, UBND TP. Nha Trang đã ban hành quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nhà ở hộ gia đình quân nhân Nhà máy Z753 với diện tích hơn 6.800m2, trong đó có hơn 4.000m2 đất ở được phân thành 62 lô đất. Năm 2019, Bộ Tư lệnh Hải quân đã phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở gia đình quân nhân Nhà máy Z753 với tổng mức đầu tư hơn 3,9 tỷ đồng. Nhà máy Z753 sẽ ứng vốn, sau đó thu lại từ các hộ quân nhân được cấp đất theo từng vị trí, diện tích. Tuy nhiên, đến nay, toàn bộ khu đất này vẫn để trống. Nhà máy Z753 chưa đầu tư cơ sở hạ tầng.

Mới đây, Nhà máy Z753 có văn bản kiến nghị UBND tỉnh xem xét cho thực hiện giao đất theo hiện trạng có thu tiền sử dụng đất và cho chủ trương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đất này bằng hình thức sử dụng vốn ngoài ngân sách.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hà Nội sắp đấu giá hàng trăm dự án lớn nhỏ

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất năm 2021 và giai đoạn 2021-2023 trên địa bàn thành phố. Kế hoạch để các quận, huyện, thị xã chủ động triển khai hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất, tạo nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn quận, huyện, thị xã nói riêng và địa bàn thành phố nói chung.

đấu giá đất
Hà Nội dự tính sẽ thu hơn 23,6 tỷ từ đấu giá quyền sử dụng đất với 446 dự án trong năm 2021 (Ảnh minh hoạ)

Theo kế hoạch đề ra, diện tích đất đấu giá năm 2021 là hơn 177ha, thu ngân sách từ đấu giá quyền sử dụng đất năm 2021 dự kiến đạt hơn 23.763 tỷ đồng.

Cụ thể, tổng số dự án là 446 dự án (284 dự án chuyển tiến) tương ứng với hơn 177ha đất. Trong đó, dự án có quy mô diện tích trên 5.000m2 là 214 dự án (143 dự án chuyển tiếp) tương ứng với 140,43ha với tổng số tiền trúng đấu giá dự kiến là 17.544 tỷ đồng. Tổng chi phí giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoàn trả là hơn 4.000 tỷ đồng.

Dự án có quy mô diện tích dưới 5.000m2 là 232 dự án (141 dự án chuyển tiếp) tương ứng với 36,86ha đất với tổng số tiền trúng đấu giá dự kiến hơn 6.129 tỷ. Dự kiến chi phí giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoàn trả là 873 tỷ đồng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nguy cơ bong bóng bất động sản xảy ra khi sốt đất mọi nơi

Sau Tết Nguyên đán, nhiều địa phương ghi nhận sự tăng giá chóng mặt của phân khúc đất nền. Mức giá tăng quá cao, lan rộng tại nhiều địa phương khiến giới kinh tế lo ngại về tình trạng bong bóng bất động sản.

Đan Phượng, Hoà Lạc (Hà Nội), Thủy Nguyên (Hải Phòng), Gia Viễn (Ninh Bình), Từ Sơn (Bắc Ninh), Hớn Quảng (Bình Phước)... đã trở thành điểm nóng trên thị trường bất động sản khi giá đất tăng đột biến. Ghi nhận của phóng viên, tại các điểm nóng, giá đất tăng gấp 2 - 3 lần so với giai đoạn trước Tết. 

Mới đây nhất, khi thông tin quy hoạch phân khu sông Hồng được công bố, giá đất tại khu vực Đông Anh và Long Biên cũng tăng mạnh. Không chỉ các nhà đầu tư mà ngay cả những người dân có sẵn khoản tích trữ đều đổ mạnh dòng vốn vào đất. Mức giá đất tăng 10 - 50% chỉ trong một ngày là tình trạng được ghi nhận tại các lô đất nằm trong khu vực quy hoạch.

Mức giá tăng đất đột biến không chỉ diễn ra trong giai đoạn đầu năm 2021 mà thực tế đã xuất hiện trong 2 - 3 năm trở lại đây. Tâm lý đầu tư vào đất không bao giờ lỗ đã khiến cho người người, nhà nhà đổ tiền mạnh vào đất.

 Trước mức tăng đột biến của giá đất và tình trạng sốt đất nhiều nơi, các chuyên gia kinh tế lo ngại về nguy cơ bong bóng bất động sản nổ ra.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top