Thị trường bất động sản chưa qua vùng nhiễu động…
Dữ liệu thị trường từ CBRE Việt Nam cho thấy, doanh số ký bán sụt giảm từ quý III/2022 khi lượng căn hộ tiêu thụ giảm mạnh 40% so với quý trước đó. Lượng tiêu thụ bất động sản nghỉ dưỡng thấp tầng cũng sụt giảm 70,4%.
Trên thực tế, giá sơ cấp nhà liền thổ xây sẵn đã giảm từ 10 - 15% so với quý II/2022 do nhu cầu nhà ở suy yếu, trong khi giá căn hộ tăng nhẹ trung bình 1 - 3%. Đồng thời, càng về các tháng cuối năm, doanh số bán hàng càng sụt giảm thê thảm, nhất là tại các thị trường trọng điểm, chẳng hạn tại TP.HCM, theo ước tính của Batdongsan.com.vn, trong cả quý IV chỉ có vỏn vẹn 100 sản phẩm bất động sản tại địa bàn này.
Theo Công ty Chứng khoán VNDirect, ngành bất động sản nhà ở đang đối mặt với nhiều thách thức như chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tái cơ cấu nợ do thắt chặt các khoản vay ngân hàng vào bất động sản và giám sát chặt chẽ trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, cùng với đó là lãi suất tăng làm suy yếu nhu cầu mua nhà, trong bối cảnh nguồn cung mới sụt giảm khi quá trình phê duyệt pháp lý chờ được khai thông với Luật Đất đai sửa đổi.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Mục tiêu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội: Nan giải chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
Ngày 19/12, UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định 5063/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội TP Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, mục tiêu phát triển nhà ở xã hội đến năm 2025 là 1,25 triệu mét vuông sàn, với số vốn dự kiến khoảng 12.350 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn từ ngân sách khoảng 283 tỷ đồng, còn lại là vốn huy động xã hội hóa từ các doanh nghiệp, nguồn vốn cho vay ưu đãi của thành phố từ quỹ đầu tư phát triển, ngân hàng chính sách xã hội, các tổ chức tín dụng khác.
Cũng đầu năm nay, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 06-NQ/TW về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Một trong những nhiệm vụ Nghị quyết đề ra là bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước tương xứng để bảo đảm thực hiện các mục tiêu của chính sách an sinh nhà ở, rà soát, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi, thủ tục hành chính về nhà ở xã hội.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Phát triển đô thị và hạ tầng Bắc Trung Bộ: Tháo gỡ rào cản
Sau gần 20 năm thực hiện cơ chế, chính sách theo tinh thần Nghị quyết 39-NQ/TW, nhiều địa phương tại tiểu vùng Bắc Trung Bộ đã trở thành điểm sáng của cả nước về phát triển kinh tế - xã hội. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ngày càng tăng. Kết cấu hạ tầng dần được đầu tư mở rộng theo hướng hiện đại. Hệ thống đô thị hình thành, phát triển tương đối nhanh. Các khu du lịch ven biển, sinh thái chất lượng cao, có thương hiệu dần trở thành động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế biển, đảo được chú trọng và khai thác hiệu quả hơn.
Song đến nay, tiểu vùng Bắc Trung Bộ vẫn chưa hoàn thành các mục tiêu phát triển như kỳ vọng. Trong đó, vấn đề đô thị và hạ tầng vẫn còn nhiều thách thức đan xen. Nổi bật như tỷ lệ đô thị hoá, khả năng liên kết vùng, liên kết trong từng địa phương.
Để có góc nhìn đầy đủ hơn về vấn đề này cũng như tìm ra các giải pháp khắc phục hiệu quả, Reatimes đã có cuộc trao đổi với TS. Đặng Việt Dũng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hà Nội: Nhà đất ngõ vẫn có giá hàng trăm triệu đồng mỗi m2 giữa lúc thị trường trầm lắng
Thị trường bất động sản thời gian qua gặp nhiều khó khăn, thanh khoản ở các phân khúc sụt giảm nhanh chóng, gần như rơi vào “đóng băng”. Đặc biệt, ở phân khúc đất nền, nhà liền kề, biệt thự... từng được cho là kênh đầu tư “vua” khi có tỷ suất lợi nhuận lớn và nhanh chóng thì nay tính thanh khoản lại thấp nhất.
Song, trong bối cảnh thị trường trầm lắng, giá ở một số phân khúc như nhà đất xây sẵn vẫn có mức giá cao ngất ngưởng lên tới hàng trăm triệu đồng/m2, dù nằm trong ngõ nhỏ.
Theo khảo sát, giá nhà đất trong ngõ ở các quận tại Hà Nội thời gian gần đây đang được rao bán rầm rộ. Các sản phẩm này được xây dựng từ 4 - 5 tầng, mức giá dao động từ 100 - 200 triệu đồng/m2, mức giá này đang ngang ngửa với nhà liền kề, biệt thự.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hà Tĩnh: Điểm hội tụ mới của bất động sản công nghiệp
Những năm đầu sau tái lập tỉnh (giai đoạn 1991 - 2000), Hà Tĩnh vẫn là một địa phương thuần nông khi hạ tầng giao thông chưa phát triển và số lượng dự án đầu tư vào địa bàn còn ít. Vốn đầu tư chủ yếu phụ thuộc vào Ngân sách Nhà nước, nguồn vốn tư nhân chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
5 năm tiếp đó (giai đoạn 2001 - 2005), hoạt động thu hút đầu tư bắt đầu có những bước tiến mới. Thời kỳ này, đã có 24 dự án trong nước và 2 dự án FDI đầu tư vào địa bàn tỉnh với tổng số vốn hơn 615 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số này không quá nổi bật và còn khá thấp so với nhiều địa phương khác cùng khu vực.
Nhận thấy được thực tế này cũng như vai trò của các nguồn vốn đầu tư trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh, từ năm 2006 đến nay, Hà Tĩnh đã bắt đầu có những chính sách quan tâm, mở cửa kinh tế nhằm đẩy mạnh nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.