Aa

Bất động sản 24h: "Xuống tiền" mua bất động sản như thế nào trong năm 2021?

Thứ Tư, 06/01/2021 - 10:30

"Xuống tiền" mua bất động sản như thế nào trong năm 2021?; Báo cáo đề tài nghiên cứu: BĐS trong nền kinh tế Việt Nam - Vai trò và khuyến nghị chính sách... là một số tin tức nổi bật 24h qua.

"Xuống tiền" mua bất động sản như thế nào trong năm 2021?

Theo TS. Sử Ngọc Khương, đến năm 2021, nếu dịch bệnh vẫn kéo dài thì đối với những dự án đang triển khai vẫn có thể hoàn thiện các thủ tục, đối với các tài sản đang tạo ra dòng tiền như cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại cũng không cần phải bán đi, vì các nhà đầu tư tính toán được những thách thức hiện tại trên thị trường chỉ là nhất thời, trong vòng 1-2 năm và họ có thể xử lý được các vấn đề về tài chính đồng thời giữ vững kỳ vọng vào năm 2022, 2023. 

Điểm tích cực chính là những sản phẩm này không nhiều trên thị trường, nếu các chủ đầu tư buộc phải bán các BĐS này đi thì vẫn có cơ hội để mua lại những sản phẩm như vậy. Đối với các nhà đầu tư thì các khách sạn năm sao, trung tâm thương mại, những cao ốc hạng A ở trung tâm thành phố, là những BĐS có nguồn thu đều. Mặc dù biên độ lợi nhuận của họ có thể không cao, chỉ ở mức 6-7%/năm, nhưng khi nắm giữ một thời gian dài để chuyển nhượng thì lợi nhuận thu được sẽ rất lớn. Đó là lý do tại sao Việt Nam vẫn là thị trường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. 

Xem chi tiết tại đây 

TS. Sử Ngọc Khương

Báo cáo đề tài nghiên cứu: BĐS trong nền kinh tế Việt Nam - Vai trò và khuyến nghị chính sách 

Chiều 5/1/2021, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức Tọa đàm công bố kết quả nghiên cứu đề tài khoa học: "Bất động sản trong nền kinh tế Việt Nam - vai trò và khuyến nghị chính sách". 

Sự kiện có sự tham dự của Lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam; Các nhà khoa học nghiên cứu, tư vấn, phản biện đề tài; và nhiều phóng viên các cơ quan báo chí, truyền hình.

Phát biểu về Đề tài, GS.TSKH Đặng Hùng Võ nhận định: kết quả nghiên cứu Đề tài có nhiều giá trị, đẩy nghiên cứu về bất động sản lên một bước cao hơn, nếu tiếp nhận các kiến nghị này các cơ quan quản lý và nhà đầu tư sẽ đi được những bước khá trong việc quản lý, phát triển thị trường bất động sản Việt Nam.

Xem chi tiết tại đây 

Thị trường bất động sản đã qua giai đoạn xấu, bước vào thời điểm rực rỡ

Tại Tọa đàm “Toàn cảnh bất động sản 2021: Nhận diện xung lực mới”, nhiều chuyên gia đều có chung nhìn nhận, pháp lý chính là nguyên nhân gây tắc nghẽn cho thị trường. Các chuyên gia cũng cho rằng, trong năm 2020, những khó khăn đã qua và 2021 sẽ là thời điểm thị trường địa ốc bùng nổ và phát triển mạnh mẽ. 

Ở góc độ doanh nghiệp, đánh giá về thị trường địa ốc hiện tại, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC Group nhận định, nếu thị trường bất động sản 2011- 2012 diễn ra cuộc khủng hoảng thừa thì năm 2020, thị trường đối mặt với cuộc khủng hoảng thiếu. So sánh về mức độ của 2 giai đoạn, ông Quyết cho rằng, năm 2020 tưởng chừng như là cuộc khủng hoảng tệ hơn giai đoạn năm 2011-2012. Thế nhưng đến nay, những điểm xấu đã qua và chắc chắn 2021 sẽ là một năm rực rỡ với tính thanh khoản cao. 

"Các nhà đầu tư đã chứng kiến và trải qua khoảng thời gian xấu. Sau khoảng thời gian này là đến thời điểm thị trường rực rỡ. Nhìn vào thị trường địa ốc năm 2020, trong giai đoạn 5 tháng cuối năm, nhiều tín hiệu tích cực lạc quan đã xuất hiện" - ông Quyết nhấn mạnh.

Xem chi tiết tại đây 

Ông Trịnh Văn Quyết

Nhận diện xung lực cho bất động sản

Thị trường bất động sản ấm lên từ quý III/2020 với số lượng dự án ra mắt, số lượng giao dịch và nhu cầu đầu tư đều tăng lên nhờ kiểm soát tốt Covid-19 đợt 2. 

Trong năm 2021, nhà đầu tư tiếp tục nhu cầu tìm kiếm và mua lại các dự án bất động sản ở các phân khúc nêu trên. Trong dòng vốn “ngoại” đổ vào bất động sản theo hình thức mua lại, nhà đầu tư Nhật Bản có nhiều tiềm năng, bởi họ có lượng lớn tiền mặt sẵn có cộng với khẩu vị săn tìm những tài sản sẵn có để hạn chế rủi ro.

“Nhật Bản có các công ty chuyên phát triển bất động sản và những công ty này đang quan tâm nhiều đến việc mua lại quỹ đất để xây dựng dự án chung cư, liền kề và biệt thự”, ông Cần lưu ý.

Theo các nhà phân tích của mạng lưới thông tin bất động sản Asia Property HQ, đầu tư nước ngoài là một trong 5 xung lực cho thị trường bất động sản Việt Nam năm 2021 và những năm tiếp theo.

Xem chi tiết tại đây 

Lý giải “công thức” tăng trưởng của thị trường bất động sản 2021

Sự tăng trưởng của thị trường bất động sản trong năm 2021 vẫn được đánh giá cao nhờ nhiều lực đẩy. Cùng với đó, nhà đầu tư vẫn kỳ vọng, thị trường này sẽ có nhiều cú bứt phá trong chu kỳ mới.

Dân số hiện tại của Việt Nam là 97,6 triệu người theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Đến đầu năm 2021, dân số của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 97,8 triệu người. Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là dương, vì số lượng sinh sẽ nhiều hơn số người chết đến 945.967 người. Tỷ lệ tăng dân số trung bình năm 2020 là 1,14%. Chiến lược phát triển đô thị Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 đặt mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt từ 50 - 52%, với ít nhất 3 đô thị đạt chuẩn đô thị quốc tế. Tăng trưởng kinh tế khu vực đô thị trung bình đạt từ 12 - 15%, cao hơn từ 2 - 2,5 lần so với mặt bằng chung của cả nước kéo theo nhu cầu lao động và an cư tại các đô thị ngày càng gia tăng.

Việt Nam là một thị trường bất động sản đặc biệt, ở đó tài sản gắn liền với đất trong ý thức hệ của người dân là hàng hóa thiết yếu của cả một đời người. Mảnh đất cần thiết như các mặt hàng nhu yếu phẩm, xếp ngang hàng với nhu cầu ăn, mặc là nhu cầu ở. Do đó, nhu cầu được sở hữu, mua bán, đầu tư liên quan đến đất đai ngày càng gia tăng.

Xem chi tiết tại đây 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top