Aa

Bất động sản Long Thành “vàng thau lẫn lộn”

Thứ Hai, 20/05/2019 - 14:00

Bất động sản Long Thành “vàng thau lẫn lộ; Điều chỉnh quy hoạch KĐT Ciputra: Động thái mới của chủ đầu tư... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Bất động sản Long Thành “vàng thau lẫn lộn”

Long Thành từ lâu đã trở thành câu chuyện quan tâm đặc biệt của cả giới đầu tư thị trường địa ốc phía Nam. Ngay từ thời điểm sân bay Long Thành còn đang trong giai đoạn bàn tính xây hay không xây, bất động sản khu vực này đã bắt đầu biến động dù không tăng mạnh. Tuy nhiên, kể từ sau khi Quốc hội chính thức thông qua việc xây dựng sân bay Long Thành và động thái điều chỉnh địa giới hành chính huyện để xây dựng sân bay, giá đất Long Thành tăng vọt và xác lập mặt bằng mới.

Cụ thể, giá đất tại khu vực giáp ranh dự án sân bay tăng khoảng 30-40% so với thời điểm cuối năm 2018. Đất thuộc trung tâm xã Bình Sơn, An Phước, Long Thành chào bán giá từ 12-18 triệu/m2. Nhiều khu vực trước đây vốn ít được chú ý như Tân Hiệp, Phước Bình, Phước Thái, Phước Tân cũng tăng lên mức từ 7-12 triệu/m2.

Số liệu nghiên cứu thị trường của Batdongsan.com.vn cho thấy, chỉ tính riêng trong tháng 4/2019, giao dịch mua bán bất động sản tại Đồng Nai có xu hướng tăng mạnh. Lượt tin rao tăng gần 20% chỉ trong 1 tháng. Trong tháng 4, trung bình nhu cầu chào bán bất động sản tại Đồng Nai tăng gần 12%.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Tìm kiếm kênh đầu tư an toàn: Bất động sản là một lựa chọn phù hợp?

Bất động sản nhìn chung là kênh dự trữ tài sản lớn nhất với giá trị gấp 3,5 lần tổng sản lượng GDP toàn cầu. Theo Savills Impacts 2018, tổng giá trị bất động sản trên toàn thế giới tính đến cuối năm 2017 có giá trị 280.6 ngàn tỷ USD, với khoảng 78% giá trị đến từ bất động sản nhà ở. Trong khi đó, tổng giá trị của tất cả số vàng trên thế giới chỉ khoảng 7,7 ngàn tỷ USD, và tổng sản lượng GDP toàn cầu là khoảng 78,3 ngàn tỷ USD, chỉ bằng 30% giá trị bất động sản.

Chứng khoán và vàng tăng giá trị nhanh hơn bất động sản, tuy vậy sự phát triển của các nền kinh tế mới nổi đồng nghĩa với giá trị vốn tăng, và bất động sản được coi là một kênh đầu tư dự trữ vốn an toàn. Hơn nữa, động lực thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia vào thị trường bất động sản bao gồm dự trữ tài sản, tăng giá trị vốn và lợi nhuận đến từ thu nhập. Trong bối cảnh lợi suất của các tài sản thu nhập cố định đã và đang giảm, nhà đầu tư ngày càng quan tâm hơn đến thu nhập và tiềm năng tăng giá thuê của các dự án bất động sản.

Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội nhấn mạnh: “Nếu nhà đầu tư cần tìm một kênh đầu tư an toàn thì bất động sản là một lựa chọn phù hợp”.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bất động sản Tây Nam Thủ đô: Diện mạo mới đầy tiềm năng

Là đầu mối giao thông quan trọng của Thủ đô, công tác phát triển hạ tầng kỹ thuật khu vực Tây Nam Hà Nội cũng được thành phố đặc biệt chú trọng phát triển. Xét về quy hoạch hạ tầng giao thông, nhiều dự án trọng yếu giúp bộ mặt khu vực phía Tây Nam “thay da đổi thịt”, trong đó phải kể đến tuyến đường vành đai 3 trên cao, tuyến đường Nguyễn Xiển nối Xa La... Song hành với đó, kéo theo giá trị bất động sản khu vực Tây Nam Hà Nội tăng trưởng ấn tượng.

Ngoài sự tiện lợi về giao thông, phía Tây Nam còn nổi bật bởi hệ thống trường học, bệnh viện, công viên, trung tâm thương mại – giải trí, chăm sóc sức khỏe được đầu tư đồng bộ. Bên cạnh đó điểm nhấn cảnh quan, không gian mở - cây xanh, liên kết với: hành lang xanh sông Nhuệ và hệ thống cây xanh - mặt nước ở khu vực kế cận như công viên Văn Khê, công viên Nhân Chính, Indira Gandi... tạo tuyến liên kết “xanh” cho tuyến đường đã thu hút người dân mua nhà ở khu vực, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và khiến phía Tây Nam trở thành khu vực phát triển năng động của thành phố.

Sự đầu tư đồng bộ về hạ tầng đang khiến Tây Nam Hà Nội trở thành lựa chọn hàng đầu được nhiều khách hàng nhắm tới với mong muốn tìm kiếm nơi an cư lâu dài, ổn định, tạo cú hích cho các dự án bất động sản. Nhiều dự án có kiến trúc đẹp với tiện ích đa dạng cùng mức giá hợp lý của nhiều nhà thầu trong và ngoài nước như Booyoung (Hàn Quốc), Park City (Malaysia) hay The Pride (Tập đoàn Hải Phát), Khu đô thị Dương Nội (Tập đoàn Nam Cường), Khu đô thị Thanh Hà, Ecolife Capital… đã tạo ra diện mạo mới cho khu vực này.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Điều chỉnh quy hoạch KĐT Ciputra: Động thái mới của chủ đầu tư

Trước sự phản đối gay gắt của cư dân, ngày 9/5, chủ đầu tư Khu đô thị Ciputra đã có văn bản gửi Viện quy hoạch Xây dựng Hà Nội, đề nghị giữ nguyên chức năng sử dụng của ô đất TM13. Đây được xem là một động thái tích cực từ phía chủ đầu tư, nhận được sự đồng thuận cao của cư dân.

Trao đổi với Reatimes, đại diện chủ đầu tư cho biết: Trong quá trình triển khai nghiên cứu phát triển dự án, để đảm bảo cân đối được với các chỉ tiêu hạ tầng xã hội, dân số phù hợp với quy hoạch phân khu đô thị H2-1 được duyệt và tạo thêm các tiện ích, dịch vụ tốt nhất cho cư dân trong Khu đô thị Nam Thăng Long, Công ty đã đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch chi tiết các ô đất ký hiệu I.B.29-NO, I.B.30-CX, I.B.31-CX và TM13, P14 trong quy hoạch chi tiết Khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn 2, tỷ lệ 1/500 thuộc quận Tây Hồ và Bắc Từ Liêm. Thành phố yêu cầu phải có sự đồng thuận của cư dân mới được điều chỉnh quy hoạch. Tuy nhiên, đề xuất điều chỉnh quy hoạch nói trên của chúng tôi không được sự ủng hộ của cộng đồng dân cư trong khu đô thị Ciputra. Do đó, chúng tôi rút đề xuất điều chỉnh quy hoạch một số ô đất như trong kiến nghị của cư dân và đã có văn bản đề nghị giữ nguyên quy hoạch cũ.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Quản lý đất đai tại nhiều DNNN Đà Nẵng: Dùng sai mục đích, chuyển nhượng bừa bãi

Kiểm toán Nhà nước vừa có báo cáo kiểm toán việc quản lý và sử dụng đất trong và sau quá trình cổ phần hoá DNNN giai đoạn 2011-2017.

Trong báo cáo, Kiểm toán Nhà nước cũng đã nêu rõ trách nhiệm của một loạt các cơ quan nhà nước khi để xảy ra một loạt các tồn tại trong việc sử dụng đất đai của nhiều DNNN trước và sau khi cổ phần hoá.

Cụ thể, đối với UBDN TP Đà Nẵng, Kiểm toán Nhà nước cho biết cơ quan này có trách nhiệm trong việc chưa ban hành các quyết định cho thuê đất đối với 9 thửa đất (5.146,7m2) các doanh nghiệp đã và đang quản lý sử dụng, dẫn đến các doanh nghệp này không thực hiện nghĩa vụ NSNN trong một thời gian dài, cụ thể Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng 5 thửa (1.368,5m2), Công ty CP cấp nước Đà Nẵng 4 thửa.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top