Nhà đầu tư nội đang “làm chủ” thị trường bất động sản nghỉ dưỡng
Ông Stephen Wyatt, Tổng Giám đốc JLL Việt Nam, cho rằng, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam đã không ngừng được cải thiện trong những năm gần đây.
Cơ hội cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài là như nhau. Trong khi các nhà đầu tư trong nước hiểu biết tốt hơn về thị trường nội địa, khả năng tiếp cận quỹ đất tiềm năng dễ dàng hơn thì các nhà đầu tư nước ngoài có lợi thế riêng như nguồn tài chính mạnh, chuyên môn trong phát triển bất động sản khách sạn, nghỉ dưỡng cùng với danh mục các dự án đã phát triển đáng chú ý.
Tổng giám đốc JLL Việt Namm cũng phân tích, hiện nay, mối quan tâm chính đối với chủ đầu tư trong nước là chuyên môn trong phân khúc này. Họ đang bắt đầu làm tốt. Nhìn vào danh sách các dự án đáng chú ý gần đây, có thể thấy rằng các nhà đầu tư trong nước vẫn đóng vai trò quan trọng trên thị trường.
Bài toán nhà "siêu mỏng, siêu méo" sẽ được giải quyết trong năm 2018?
Tại buổi chất vấn trong kỳ họp thứ 5, HĐND TP. Hà Nội, Giám đốc Sở Xây dựng khẳng định 132 nhà "siêu mỏng, siêu méo" tồn tại trên 12 năm tại Hà Nội sẽ được các sở liên ngành trình UBND thành phố phương án giải quyết trong quý I/2018.
Trong đó, tiến độ thực hiện cũng chỉ rõ trong quý I/2018, Sở Xây dựng sẽ tham mưu xử lý kiên quyết, dứt điểm 132 công trình này. Với nỗ lực của Sở xây dựng và TP. Hà Nội liệu có chấm dứt được tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo” khi tình trạng này vẫn còn đang phổ biến? Đặc biệt, trên các tuyến đường cải tạo, đường mới mở, những ô đất vẫn đang mọc lên các công trình nhà ở trong bối cảnh “đất chật người đông”, cuộc sống mưu sinh phụ thuộc nhiều vào việc “bám" mặt đường và giá trị đất thực sự là “tấc đất - tấc vàng”.
Theo PGS.TS Phạm Hùng Cường, Trưởng khoa Kiến trúc, Đại học xây dựng Hà Nội, chúng ta đang xây dựng đô thị với tốc độ nhanh và một ngày phải giật mình khi chúng ta đang sống cùng với rất nhiều “không gian dị biệt”. Một trong những tính “dị biệt” đó là hình thức kiến trúc, quy hoạch không gian, hạ tầng khác biệt với bên ngoài như kiển trúc ổ chuột, tự xây nhà mỏng, nhà méo, ngõ hẻm... khác biệt với kiến trúc các khu vực đô thị hiện đại.
Năm 2018, nhiều quỹ đất BT "bung lụa" thành dự án
Sau khi thị trường bất động sản hồi phục, các dự án liên tục được doanh nghiệp phát triển, quỹ đất tại TP.HCM của các doanh nghiệp bắt đầu cạn kiệt. Tuy nhiên, mới đây nhiều chủ đầu tư phát đi thông báo sẽ phát triển các dự án bất động sản mới nhờ quỹ đất BT có được từ lâu.
Đầu tiên phải nhắc tới dự án Palm City quận 2 với tổng diện tích 30,2 ha do liên doanh chủ đầu tư là công ty Keppel Land hợp tác với công ty Tiến Phước và công ty Trần Thái phát triển. Đây là quỹ đất có vị trí đẹp ngay đầu vào cao tốc TP.HCM Long Thành và nối vào khu Thủ Thiêm quận 2 để kết nối vào quận 1, bao quanh dự án là nhánh sông Sài Gòn.
Ngoài ra, một đơn vị khác cũng đang được cho là sở hữu diện tích đất BT khá lớn và có kế hoạch phát triển dự án bất động sản năm nay đó là công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Trung Nam.
Bất động sản nghỉ dưỡng: Việt Nam có lợi thế cạnh tranh
Trao đổi về phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam trong năm 2018, ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels châu Á Thái Bình Dương cho rằng thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam đang chứng kiến số lượng lớn nguồn cung đang trong quá trình hoạch định và xây dựng, do thị trường có những dấu hiệu phát triển tích cực trong các năm vừa qua góp phần củng cố niềm tin cho chủ đầu tư. Một số dự án được hoạch định cẩn trọng và có thể đạt được kết quả hoạt động tốt trong tương lai, nhưng vẫn còn nhiều dự án chưa được định vị rõ ràng và sẽ gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn vận hành.
Với áp lực nguồn cung lớn, một số địa điểm du lịch sẽ đối mặt với áp lực về giá phòng trong ngắn và trung hạn. Tuy nhiên tại các thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội, giá phòng và công suất phòng được dự đoán sẽ tiếp tục đạt tăng trưởng tốt so với các thành phố khác trong khu vực do không có nhiều nguồn cung mới gia nhập thị trường trong năm tiếp theo.
Nhà tập thể lên ngôi?
Ông Richard Yue, Giám đốc điều hành Công ty Arch Capital Management, tin rằng nhà tập thể sẽ là động lực của thị trường bất động sản tương lai của Hồng Kông trong bối cảnh nhu cầu về nơi ở hợp túi tiền tăng cao tại thành phố có giá nhà đắt đỏ nhất thế giới này.
Với thành công được chứng minh tại châu Âu và Mỹ, nhà tập thể là nơi người sinh sống chia sẻ không gian sinh hoạt và các tiện ích giải trí như nhà hàng, phòng tập, quán bar, thư viện, spa hay phòng chiếu phim. Mục tiêu của loại hình nhà ở này là chú trọng vào sự tương tác xã hội và tinh thần khởi nghiệp của thế hệ trẻ.
Mặc dù khái niệm nhà tập thể tại Hồng Kông vẫn còn khá mới nhưng đặc khu đã khởi động một số dự án, trong số đó có Bibliotheque của Công ty Synergy Biz Group. Khu nhà tập thể trên cung cấp 166 giường ngủ tại 3 tòa nhà 5 tầng với giá thuê từ 450 USD/tháng, bao gồm chỗ ngủ, dịch vụ giặt ủi và các tiện ích chung.