Theo nhận định của các chuyên gia, việc tổ chức kết nối giao thông thuận tiện đến sân bay Long Thành được xem là nhiệm vụ cấp thiết.
Thời điểm hiện tại, TP. HCM đang sở hữu nhiều phương án kết nối đến huyện sở hữu sân bay lớn nhất Việt Nam (Long Thành), có thể kể đến như cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, đường sắt đô thị Thủ Thiêm - Long Thành.
Sau khi sân bay quốc tế Long Thành đi vào hoạt động như dự kiến vào năm 2026, việc triển khai khẩn trương các phương án kết nối được cho là điều bắt buộc.

Toàn cảnh tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành. Ảnh: Internet
Theo như quy hoạch của TP. HCM, hiện nay có 3 tuyến đường sắt nhằm phục vụ sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành, gồm tuyến metro số 2, metro số 6 và tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành.
Trong khi đó, tại kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Đồng Nai khóa X cũng đã thông qua Nghị quyết số 28 về việc thống nhất chủ trương giao UBND TP. HCM làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị Thủ Thiêm - Long Thành.
Việc giao UBND TP. HCM làm cơ quan chủ quản nhằm đẩy nhanh tiến độ của dự án, đảm bảo tính đồng bộ trong xây dựng, vận hành và khai thác.

Tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành (màu sáng) băng qua nút giao An Phú. Ảnh minh họa
Hệ thống hạ tầng giao thông quan trọng góp phần kết nối trung tâm của TP. HCM với Cảng hàng không quốc tế Long Thành giúp giảm tải cho hệ thống giao thông đường bộ, đặc biệt là tuyến cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, giúp giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.
Việc nâng cao khả năng kết nối giữa TP. HCM và sân bay quốc tế Long Thành đang được kỳ vọng trở thành một trong những động lực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, gia tăng sức hút đầu tư, đồng thời tạo cú hích cho du lịch và dịch vụ logistics.

Tuyến đường sắt đô thị kết nối tỉnh Đồng Nai và TP. HCM. Ảnh minh họa
Tác động lan tỏa từ dự án không chỉ giới hạn ở hạ tầng giao thông mà còn góp phần kích hoạt sự tăng trưởng của thị trường bất động sản, đặc biệt là tại các khu vực nằm dọc tuyến kết nối trọng điểm này.
Trong bối cảnh đó, hàng loạt dự án bất động sản gần tuyến hạ tầng liên vùng TP. HCM - Long Thành đã nhanh chóng có những động thái "chạy trước đón đầu". Các dự án tại TP. Thủ Đức (TP. HCM) đã sớm hưởng lợi, nhưng làn sóng sôi động nhất hiện đang dồn về hai khu vực Nhơn Trạch và Long Thành (Đồng Nai), nơi được xem là những tâm điểm hưởng lợi trực tiếp từ các dự án hạ tầng chiến lược.
Tiêu biểu như dự án FIATO Airport City của Thang Long Real Group, tọa lạc ngay mặt tiền đường Tôn Đức Thắng (đường 25B), chỉ cách sân bay Long Thành khoảng 10 phút di chuyển.

Khi tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành đi vào hoạt động, không chỉ giao thương được rút ngắn, mà thị trường bất động sản dọc tuyến cũng sẽ bước vào giai đoạn hưởng lợi trực tiếp. Ảnh: Internet
Không dừng lại ở đó, khi tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – Long Thành chính thức đi vào vận hành trong tương lai, việc kết nối đến sân bay từ đây sẽ trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Đón đầu xu hướng, FIATO Airport City liên tục triển khai các hoạt động như khai trương căn hộ mẫu, tổ chức sự kiện cuối tuần để thu hút khách hàng quan tâm.
Tương tự, dự án SpringVille Nhơn Trạch với quy mô gần 40ha cũng đang bắt nhịp thị trường, chờ thời điểm thuận lợi để công bố rộng rãi. Dù chưa chính thức "ra hàng", nhưng các hoạt động nội bộ của dự án này đã khởi động mạnh mẽ, bám sát các thông tin hạ tầng mới được cập nhật.
Trong các sự kiện bán hàng, quảng bá dự án, những thông tin như tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành chuẩn bị đầu tư, cầu Nhơn Trạch sắp thông xe hay cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây mở rộng lên 10 làn xe... đều được các chủ đầu tư nhấn mạnh như những yếu tố then chốt mang lại lợi thế cho sản phẩm của mình.
Khi tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành đi vào hoạt động, không chỉ giao thương được rút ngắn, mà thị trường bất động sản dọc tuyến cũng sẽ bước vào giai đoạn hưởng lợi trực tiếp. Kết nối nhanh chóng, thuận tiện sẽ là chất xúc tác quan trọng giúp các khu đô thị cao cấp, trung tâm thương mại và dịch vụ ven sân bay hình thành, phát triển, từ đó làm gia tăng giá trị đầu tư lẫn nhu cầu nhà ở thực tế.
Hạ tầng giao thông luôn được xem là xương sống của phát triển kinh tế - xã hội. Với vai trò là một phần trong chiến lược hạ tầng quốc gia, tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành sẽ không chỉ đơn thuần là một dự án giao thông, mà còn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy tái cấu trúc không gian phát triển vùng.
Dự án này hứa hẹn sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ trung tâm TP. HCM đến sân bay Long Thành xuống chỉ còn khoảng 20 phút, góp phần giải tỏa áp lực giao thông cho các tuyến đường bộ hiện tại vốn đang quá tải, đặc biệt là trục cao tốc Long Thành – Dầu Giây. Đây cũng là lời giải cho bài toán hạ tầng liên kết vùng, giảm thiểu chi phí logistics và nâng cao hiệu quả vận hành chuỗi cung ứng.
Với hành khách và người dân, tuyến đường sắt này sẽ mang lại một phương tiện di chuyển an toàn, nhanh chóng và ổn định, xóa bỏ nỗi lo kẹt xe khi di chuyển ra sân bay. Đồng thời, đây cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các đô thị vệ tinh, góp phần giảm tải cho khu vực nội đô TP. HCM, giảm thiểu ô nhiễm và nâng cao chất lượng sống.
Hơn thế nữa, kết nối trực tiếp giữa trung tâm tài chính Thủ Thiêm và sân bay quốc tế Long Thành sẽ tạo ra "trục động lực" mới cho phát triển kinh tế, không chỉ dừng ở thương mại, dịch vụ mà còn mở ra cơ hội hình thành các trung tâm công nghiệp, logistics dọc hành lang tuyến đường.
Không khó để nhận ra, hạ tầng giao thông luôn là "chìa khóa vàng" để khai mở giá trị bất động sản và phát triển kinh tế vùng. Tuy nhiên, tận dụng được cơ hội này ra sao sẽ là câu chuyện của tầm nhìn chiến lược, của những doanh nghiệp biết đi trước và đi đúng nhịp.
Tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành, do đó, không chỉ là một công trình giao thông, mà chính là phép thử lớn cho năng lực quy hoạch, quản trị phát triển vùng và khả năng đồng hành giữa Nhà nước và doanh nghiệp trong một bức tranh tổng thể về kinh tế - xã hội.
Việc triển khai và đồng bộ hóa các tuyến đường sắt đô thị, trong đó có Thủ Thiêm – Long Thành, được nhiều chuyên gia nhận định là giải pháp then chốt giúp tăng cường năng lực vận tải và thúc đẩy phát triển vùng đô thị mở rộng của TP. HCM.
TS Võ Kim Cương - nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP. HCM, khẳng định việc khai thác hiệu quả tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành sẽ mang lại "sức bật thực tế và khả thi" cho toàn bộ mạng lưới giao thông liên vùng. Ông cho rằng, đây không chỉ đơn thuần là phương tiện hỗ trợ kết nối hàng không, mà còn là một phần trong chiến lược phát triển hạ tầng vận tải liên kết vùng, đóng vai trò trọng yếu trong việc mở rộng không gian đô thị TP. HCM.
Tuy nhiên, TS Cương cũng lưu ý, bài toán kết nối giao thông đến sân bay Long Thành cần được nhìn nhận là một nhiệm vụ cấp thiết nhưng không thể triển khai vội vàng. Việc quy hoạch, đầu tư hạ tầng phải được cân nhắc thận trọng, đặt trong bối cảnh tổng thể của chiến lược giao thông liên vùng, tránh tình trạng manh mún, thiếu đồng bộ.
Ở góc độ quy hoạch đô thị, ông Khương Văn Mười - nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP. HCM, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành. Theo ông, nếu muốn nâng cao năng lực giao thông và thúc đẩy giao thương, các đầu mối hạ tầng quan trọng như bến xe, cảng thủy hay sân bay đều phải được kết nối đồng bộ, tạo nên một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh và bền vững.
"Không thể để hệ thống metro chỉ dừng lại ở những tuyến đơn lẻ. Cần thiết kế thành một mạng lưới giao thông chiến lược, trong đó Long Thành phải được kết nối hiệu quả với toàn bộ vùng TP. HCM mở rộng, từ trung tâm thành phố đến các đô thị vệ tinh và ngược lại", ông Mười nhấn mạnh.
Với những nhận định từ các chuyên gia, rõ ràng tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành không chỉ đơn thuần là dự án giao thông phục vụ cho một sân bay, mà chính là cú hích chiến lược cho sự phát triển toàn diện của vùng đô thị TP. HCM mở rộng, đồng thời mở ra cơ hội gia tăng sức cạnh tranh cho khu vực phía Nam trên bản đồ logistics và đầu tư quốc tế.
Tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành với tổng vốn đầu tư 3,5 tỷ USD, có điểm đầu tại ga Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức, TP. HCM) và điểm cuối tại sân bay quốc tế Long Thành (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai). Toàn tuyến có tổng chiều dài khoảng 48,2km, trong đó tuyến chính dài 41,8km (gồm 11,7km đi qua TP. HCM và 30,8km đi qua Đồng Nai) cùng đoạn đường dẫn vào Depot Cẩm Đường dài 4,4km.
Dự án này thuộc phạm vi đầu tư của Bộ Xây dựng, trong khi chính quyền địa phương chịu trách nhiệm tổ chức đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác sau khi hoàn thành.
Tuyến được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đôi, khổ ray 1.435 mm, vận hành ở tốc độ tối đa 120 km/h, với quy mô 20 ga dừng đón trả khách. Mục tiêu chính là vận chuyển hành khách liên vùng, phục vụ nhu cầu di chuyển nội - ngoại ô từ TP. HCM, Đồng Nai đến sân bay Long Thành, với công suất khai thác ước tính từ 30.000 đến 40.000 hành khách mỗi giờ cho mỗi hướng di chuyển.