Aa

Bất động sản 24h: Choáng với trạng thái thăng, trầm thay đổi liên tục của thị trường bất động sản

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Hai, 13/06/2022 - 09:36

Choáng với trạng thái thăng, trầm thay đổi liên tục của thị trường bất động sản; Đầu tư bất động sản ăn theo quy hoạch đường Vành đai 4: Mật ngọt hay trái đắng?...

Choáng với trạng thái thăng, trầm thay đổi liên tục của thị trường bất động sản

Chuyên gia đánh giá, thị trường bất động sản những tháng đầu năm nay có những biến động rất mạnh, các trạng thái thăng, trầm thay đổi liên tục ở nhiều khu vực trên cả nước.

Theo số liệu của Batdongsan.com.vn, trong tháng 5 vừa qua, thị trường bất động sản trên cả nước có dấu hiệu hạ nhiệt khi mức độ quan tâm giảm 7% so với cùng kỳ, tuy nhiên lượng tin đăng tăng 10% so với cùng kỳ.

Về loại hình, bất động sản bán ghi nhận mức độ quan tâm giảm ở tất cả các loại hình. Đặc biệt, đất nền ghi nhận giảm 12% còn đất nền dự án ghi nhận giảm 20% so với cùng kỳ.

Ngược lại, bất động cho thuê ghi nhận mức độ quan tâm ở tất cả các loại hình. Cụ thể, cho thuê văn phòng tăng 112%, cho thuê nhà mặt phố tăng 64%, cho thuê cửa hàng ki-ốt tăng 48%, cho thuê căn hộ chung cư tăng 9%

Xem thông tin chi tiết tại đây

Vốn của nhà đầu tư Hàn Quốc đang "tăng tốc" vào bất động sản Việt Nam

Thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục chiếm ưu thế về thu hút dòng vốn FDI. Đáng chú ý, Hàn Quốc là một trong những quốc gia có dòng vốn đổ về lớn nhất.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/5/2022, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài) trong 5 tháng đầu năm giảm 16,3% so với cùng kỳ năm 2021 khi đạt 11,71 tỷ USD.

Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào 18/21 ngành kinh tế quốc dân. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút lượng vốn FDI lớn nhất, đạt 6,8 tỷ USD, tương đương 58,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. 

Đứng vị trí thứ hai là ngành kinh doanh bất động sản, với tổng vốn đầu tư gần 3 tỷ USD, tương đương 25,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Thứ ba là ngành thông tin truyền thông với tổng vốn đăng ký là gần 398 triệu USD. Thứ tư là các hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ với tổng vốn đăng ký là 374,8 triệu USD. 

Trong 5 tháng đầu năm có 48 tỉnh, thành phố nhận được vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, Bình Dương dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2,52 tỷ USD, chiếm 21,5% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp gần 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Bắc Ninh đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 1,65 tỷ USD, chiếm 14,1% tổng vốn. TP.HCM xếp thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 1,3 tỷ USD, chiếm 11,3% tổng vốn và giảm nhẹ 1,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Tổng cục Thuế chỉ đạo cấm trả hồ sơ khai thuế chuyển nhượng bất động sản

Tổng cục Thuế chỉ đạo cục thuế các tỉnh, thành quán triệt đến từng chi cục thuế không trả lại hồ sơ, không được kéo dài thời hạn giải quyết hồ sơ mà cần thực hiện tính thuế theo đúng quy định.

Trong thông cáo báo chí mới nhất (ngày 11/6), Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết đã có Công điện số 08 gửi Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chỉ đạo toàn ngành Thuế tiếp tục nâng cao hiệu quả xử lý hồ sơ khai thuế từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

Nội dung Công điện khẳng định, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế đã có các công văn số 3849/2022, công văn số 1381/2022 chỉ đạo việc tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người nộp thuế trong việc kê khai theo đúng giá giao dịch chuyển nhượng bất động sản.

Theo đó, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế đã chỉ đạo Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến pháp luật tại bộ phận 1 cửa liên thông theo nguyên tắc “tiền phòng hậu kiểm” và đã mang lại hiệu quả tích cực, tổ chức, cá nhân hiểu và thực hiện đúng khi kê khai nghĩa vụ tài chính liên quan đến chuyển nhượng bất động sản.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hội viên kỳ vọng Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhiệm kỳ V tạo nên sức ảnh hưởng lớn, góp phần thúc đẩy BĐS phát triển lành mạnh, bền vững

Hội viên kỳ vọng, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam sẽ có những hoạt động tích cực trong nhiệm kỳ mới, là cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước, góp tiếng nói chung quyết liệt góp phần phát triển thị trường.

Trên tinh thần đánh giá toàn diện, sâu sắc những thành quả đã đạt được cùng những vấn đề cần khắc phục trong nhiệm kỳ IV (2016 - 2022) để hướng đến mục tiêu cao hơn trong giai đoạn nhiệm kỳ mới (2022 - 2027), Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) đã tổ chức Đại hội lần thứ V nhiệm kỳ 2022 - 2027 gồm hai phiên diễn ra vào chiều ngày 8/6 và sáng ngày 9/6 tại 2 điểm cầu Hà Nội, TP.HCM với phương châm “Đổi mới - Trí tuệ - Phát triển”.

Đại hội có sự tham dự của khoảng 500 đại biểu gồm lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo các hội, hiệp hội, các tổ chức trong nước và quốc tế; chuyên gia các lĩnh vực luật, kinh tế, tài chính, ngân hàng; các doanh nghiệp hội viên và các cơ quan báo chí - truyền thông theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Đại hội đã nghe các báo cáo, tham luận trên nhiều lĩnh vực liên quan đến thị trường bất động sản như: Thực tiễn chuyển đổi số ngành xây dựng, bất động sản; Thực trạng, giải pháp phát triển nhà ở xã hội - nhà ở công nhân; Tổng quan thị trường bất động sản Việt Nam: Vai trò và định hướng phát triển...

Xem thông tin chi tiết tại đây

Đầu tư bất động sản ăn theo quy hoạch đường Vành đai 4: Mật ngọt hay trái đắng?

Khi mới có thông tin Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận về tuyến đường Vành đai 4 thì tình hình mua bán đất đai ở khu vực này đã sôi động và giá tăng lên rất nhiều lần.

Trong phiên thảo luận tại hội trường mới đây, đa số các đại biểu quốc hội tán thành việc thực hiện 2 dự án đường vành đai 3 TP.HCM và Vành đai 4 Hà Nội vì đây là tuyến đường có tính chất liên kết vùng quan trọng, tạo đà cho sự phát triển kinh tế của khu vực.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cho biết, thời gian qua khi dư luận mới chỉ nghe Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận về tuyến đường vành đai thì giá đất đai ở khu vực này đã sôi động lên và giá tăng lên rất nhiều lần. Đại biểu cho rằng nếu không có biện pháp khai thác thì nguồn lực này sẽ bị lãng phí. 

Theo đại biểu, cùng với việc phê duyệt chủ trương xây dựng tuyến đường, đại biểu đề nghị Chính phủ nên đề xuất với Quốc hội có một cơ chế đặc thù để khai thác nguồn lực này. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top