Hà Nội siết chặt quản lý, sử dụng nhà ở xã hội
Qua kiểm tra, giám sát của Sở Xây dựng Hà Nội và UBND các quận huyện đã phát hiện nhiều chủ đầu tư và người dân vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng nhà ở xã hội.
Cụ thể, nhiều trường hợp được mua nhà ở xã hội chưa đúng quy định; việc lập dự toán theo phương án tính giá bán của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chưa đúng.
Đặc biệt, không ít chủ đầu tư và khách hàng tự thay đổi thiết kế công trình, căn hộ và sử dụng không đúng mục đích như: cải tạo đập thông 2 căn hộ, cho ở nhờ, cho thuê lại hoặc không sử dụng.
Ngoài ra, cơ quan quản lý Nhà nước cũng chỉ ra nhiều sai phạm khác từ chủ đầu tư do chưa thực hiện tốt việc giám sát đối tượng sau khi mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.
Để ngăn chặn tình trạng vi phạm này, mới đây, UBND TP. Hà Nội đã ký ban hành Quyết định số 5488/QĐ-UBND về chuyên đề "Giải pháp đẩy mạnh quản lý, sử dụng nhà ở xã hội trên địa bàn Thủ đô, giai đoạn 2021 - 2025".
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hà Nội mạnh tay quyết thu hồi dự án chây ỳ "ôm đất" bỏ hoang
UBND TP Hà Nội yêu cầu cơ bản đến hết quý IV/2022, tập trung xử lý nghiêm các dự án chây ì, không chấp hành quyết định xử lý, tiếp tục vi phạm.
Đây là một trong những nội dung được nêu trong Kế hoạch số 160 của UBND TP. Hà Nội về thực hiện các biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Kế hoạch nêu rõ, cùng với triển khai thực hiện các văn bản của thành phố về nội dung trên, các cấp, các ngành của thành phố cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo; nâng cao công tác giám sát, đánh giá đầu tư; tập trung xử lý, giải quyết dứt điểm tình trạng các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn thành phố; kiên quyết thu hồi dự án kém hiệu quả sử dụng đất nhằm tạo môi trường đầu tư, khơi thông nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hội viên tin tưởng tuyệt đối và đặt kỳ vọng lớn vào Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhiệm kỳ V
Trên cơ sở những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ IV (2016 - 2022), Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) tổ chức Đại hội nhiệm kỳ V (2022 - 2027) phương châm “Đổi mới - Trí tuệ - Phát triển”, trên tinh thần đánh giá toàn diện, sâu sắc những thành quả đạt được trong nhiệm kỳ qua cùng những vấn đề cần khắc phục để hướng đến mục tiêu cao hơn trong giai đoạn tới.
Đại hội bao gồm hai phiên diễn ra vào chiều ngày 8/6 và sáng ngày 9/6 tại Hà Nội và TP.HCM, với sự tham dự của khoảng 500 đại biểu gồm lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo các hội, hiệp hội, các tổ chức trong nước và quốc tế; chuyên gia các lĩnh vực luật, kinh tế, tài chính, ngân hàng; các doanh nghiệp hội viên và các cơ quan báo chí - truyền thông theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Đại hội cũng đã nghe các báo cáo tham luận trên các lĩnh vực liên quan đến thị trường bất động sản như: Thực tiễn chuyển đổi số ngành xây dựng, bất động sản; Kinh nghiệm và giải pháp phát triển nhà ở xã hội và cải tạo chung cư cũ xuống cấp; Tổng quan thị trường bất động sản Việt Nam: Vai trò, và định hướng phát triển; về bất động sản công nghiệp; Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của môi giới bất động sản...
Xem thông tin chi tiết tại dây
Chỉ nghe tin Quốc hội thảo luận dự án đường vành đai, thị trường đã sôi lên
“Việc thực hiện 2 dự án Vành đai 3 TP.HCM và Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội vào giai đoạn này đã muộn hơn dự kiến, định là giai đoạn 5 năm trước, nên không có lý do gì trì hoãn. Hai dự án này sẽ mở ra không gian phát triển cho các trung tâm kinh tế cả nước”, đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh ngay khi bắt đầu phần phát biểu ý kiến tại Hội trường.
Hôm qua (10/6), Quốc hội thảo luận về Chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội; Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM và các dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1), Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1), Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1).
Theo ông Cường, các tuyến đường này đã được đưa vào kế hoạch đầu tư xây dựng từ giai đoạn 2011 - 2020, nhưng vì khó khăn về nguồn lực chưa được thực hiện, nên đến thời điểm này, khi các nguồn lực và điều kiện đã cho phép, thì việc quyết định đầu tư xây dựng là kịp thời và phù hợp.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhà đầu tư “săn lùng” dự án an toàn, tiềm năng sinh lời bền vững
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt tín dụng bất động sản nhằm hạn chế các hoạt động đầu cơ, giúp thị trường trở nên minh bạch, tránh xảy ra bong bóng. Đây là việc cần thiết để lành mạnh hóa thị trường, giảm thiểu các rủi ro cho nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh thị trường địa ốc tăng "nóng" thời gian qua khi đa số nhà đầu tư đều sử dụng đòn bẩy tài chính.
Tuy nhiên, bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn, giúp đảm bảo đồng vốn trong trường hợp lạm phát, trượt giá và ít rủi ro hơn. Trong đó, các dự án nhà ở được đánh giá là an toàn khi sở hữu pháp lý vững chắc, đi kèm thanh khoản và lợi nhuận đang được các nhà đầu tư săn đón.