Aa

Bất động sản 24h: Chu kỳ đóng băng bất động sản có lặp lại vào năm 2023 - 2024?

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Hai, 13/03/2023 - 10:09

Chu kỳ đóng băng bất động sản có lặp lại vào năm 2023 - 2024?; Phát triển thị trường quyền sử dụng đất: Cần minh bạch, công khai... là những tin tức bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Chu kỳ đóng băng bất động sản có lặp lại vào năm 2023 - 2024?

Cứ 7 năm, thị trường bất động sản sẽ xảy ra sốt đất, đóng băng một lần. Ở thời điểm 2023 - 2024, liệu chu kỳ đóng băng bất động sản có lặp lại?

Kết quả nghiên cứu chu kỳ bất động sản Việt Nam trong vòng 28 năm qua (từ năm 1994 đến năm 2022) của Công ty Chứng khoán VNDirect ghi nhận, cứ 7 năm, thị trường sẽ xảy ra sốt đất, đóng băng một lần.

Nghiên cứu đơn vị này phân tích, giai đoạn 1994 - 1996, thị trường bất động sản xảy ra đợt sốt đất lần đầu tiên. Sau đợt sốt đất này, từ năm 1997 đến năm 1999 thị trường đóng băng lần thứ nhất. Đến năm 2000, tức 3 năm sau, thị trường mới xuất hiện đợt sốt đất lần thứ hai và cơn sốt này kéo dài âm ỉ sang các năm 2001 - 2002.

Sau lần tăng trưởng nóng, trường đóng băng trong thời gian dài, bắt đầu khủng hoảng từ năm 2003 và đà khủng hoảng kéo dài đến tận năm 2006. Khoảng cách của đợt đóng băng thị trường lần thứ nhất và lần thứ hai là 8 năm.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Doanh nghiệp bất động sản cần kiên cường và tỉnh táo để “hồi sinh”

Thị trường bất động sản đang phải đối mặt với cơn nguy khó chưa từng có, các doanh nghiệp cần vững tâm vượt ải để "hồi sinh" với tâm thế "điều gì không thể giết chết chúng ta sẽ làm ta mạnh mẽ hơn".

Nhìn lại những khó khăn, thách thức đang bủa vây thị trường địa ốc và các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay, tại Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân thường niên lần III và Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2022 - 2023 do Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) tổ chức, các chuyên gia đã phải cảm thán và cho rằng đây là “cơn nguy khó chưa từng có”.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, Chủ tịch HĐQT GP.Invest. (Ảnh: Reatimes)

“Chưa bao giờ, số lượng cấp phép dự án mới và giao dịch trên thị trường lại thấp đến vậy. Cũng chưa bao giờ, số lượng nhân sự ngành bất động sản, đặc biệt là lực lượng môi giới bị cắt giảm nhiều đến vậy. Càng về nửa cuối năm 2022, đầu năm 2023, doanh nghiệp bất động sản càng phải “nhóm lửa trong băng”, kiên trì và chủ động vượt qua khó khăn”, Nhà báo Phạm Nguyễn Toan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam cho hay.

Trong năm 2022, những “cơn bão” đã liên tục ập đến với ngành địa ốc. Phát biểu từ góc độ doanh nghiệp phát triển bất động sản, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, Chủ tịch HĐQT GP.Invest đã chỉ ra 3 nguồn cơn chính dẫn đến thực trạng các doanh nghiệp bất động sản sa sút nghiêm trọng như hiện nay:

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường bất động sản sẽ sớm vượt qua giai đoạn khắc nghiệt

Mặc dù thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn nhưng các chuyên gia dự báo với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ cùng các bộ, ban ngành, địa phương, những tín hiệu khởi sắc sẽ trở lại vào quý III năm nay.

Quý I/2023 đã đi qua được hơn 2/3 thời gian nhưng thị trường bất động sản vẫn đang phải gồng mình trước những khó khăn còn tồn đọng từ năm 2022. Theo các chuyên gia, năm vừa qua có thể xem là “cơn bĩ cực” khắc nghiệt nhất của ngành địa ốc kể từ sau khủng hoảng diễn ra trong giai đoạn 2011 - 2013.

Cụ thể, theo báo cáo tổng kết năm của Bộ Xây dựng, số doanh nghiệp địa ốc tuyên bố phá sản, giải thể tăng 38,7% so với năm 2021 - thời điểm tình hình dịch Covid-19 vẫn đang căng thẳng.

Ngoài câu chuyện ách tắc dòng tiền do cạn room tín dụng, lãi vay tăng cao, trong khi thị trường trái phiếu lao dốc, doanh nghiệp địa ốc còn phải đối mặt với tình trạng tỷ giá ngoại tệ, giá xăng, dầu, vật liệu xây dựng... đều đồng loạt leo thang, khiến chi phí sản xuất cũng bị đội lên theo. Nhiều “ông lớn” đầu ngành cũng rơi vào cảnh khốn đốn và phải chấp nhận chịu đau để tồn tại. Một số phương án thay đổi được đưa ra trong tình thế bắt buộc như thu hẹp quy mô, cắt giảm nhân sự, tạm dừng triển khai dự án,... vì doanh nghiệp đã cạn vốn.

Theo thông tin nghiên cứu thị trường của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), thị trường ngưng trệ, trầm lắng, yếu giao dịch không phải do thực chất thị trường xấu mà do có quá nhiều điểm đã tạo ra sự cưỡng bức, buộc thị trường phải rơi vào trạng thái khó khăn. VARS đánh giá thị trường bất động sản bị bắt phải “giảm ăn, giảm oxy để thở và giảm bơm máu” nên rất dễ rơi vào trạng thái “đột quỵ”.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nghị định 08 chưa đủ mạnh để khơi thông thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Nghị định 08 sẽ tạo ra hành lang pháp lý cần thiết để xử lý một vài điểm nghẽn hiện nay trên thị trường trái phiếu. Tuy nhiên, để phục hồi thị trường trong lúc niềm tin sụt giảm thì cần thêm nhiều giải pháp khác.

Trong năm 2023, VNDirect ước tính giá trị đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đạt khoảng 252 nghìn tỷ đồng (tăng 64% so với năm 2022). Trong đó, quý I/2023 sẽ có khoảng 31 nghìn tỷ đồng (giảm 41% so với cùng kỳ) trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn, tuy nhiên áp lực đáo hạn sẽ tăng mạnh trong quý II và quý III/2023 với giá trị lần lượt khoảng 76,5 nghìn tỷ đồng (tăng 120% so với cùng kỳ) và 83 nghìn tỷ đồng (tăng 39% so với cùng kỳ).

Sau giai đoạn thách thức này, lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn sẽ giảm về mức 61 nghìn tỷ đồng (tăng 14% so với cùng kỳ) trong quý IV/2023.

Xét theo ngành nghề, nhóm doanh nghiệp Bất động sản chiếm tỷ trọng lớn nhất với 43% tổng giá trị đáo hạn trái phiếu riêng lẻ trong năm 2023, tương đương 107,7 nghìn tỷ đồng (tăng 76,2% so với cùng kỳ). Theo sau là nhóm tài chính ngân hàng với 31% tỷ trọng giá trị đáo hạn, tương đương 77,6 nghìn tỷ đồng (tăng 24% so với cùng kỳ).

Các ngành khác chiếm khoảng 26% tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn trong 2023, với khoản 66,5 nghìn tỷ đồng (tăng 126% so với cùng kỳ).

Xem thông tin chi tiết tại đây

Phát triển thị trường quyền sử dụng đất: Cần minh bạch, công khai

Nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng đất đai đang cần được xem xét, sửa đổi trong quy định của Luật đất đai lần này để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập quốc tế.

Sau gần 40 năm đổi mới, nước ta đã hình thành thị trường quyền sử dụng đất (đất nông nghiệp, đất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đất ở đô thị và nông thôn). Thị trường nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở đô thị; thị trường đầu tư xây dựng nhà ở, chung cư, văn phòng, khách sạn, khu du lịch, nghỉ dưỡng, sân gôn… phát triển mạnh.

Tuy nhiên, nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng đất đai đang cần được xem xét, sửa đổi trong quy định của Luật đất đai lần này để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập quốc tế.

Luật Đất đai năm 2013 đã có nhiều đổi mới nhằm tạo điều kiện thúc đẩy và hỗ trợ thị trường bất động sản phát triển như: Đã hoàn thiện thể chế cho thị trường sơ cấp giữa Nhà nước và các bên có liên quan thông qua quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy định điều kiện giao đất, cho thuê đất để lựa chọn nhà đầu tư; việc giao đất theo hình thức đấu giá; quy định xác định giá đất cụ thể khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được đẩy mạnh đã tạo điều kiện cho đất đai tham gia vào thị trường.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top