Aa

Bất động sản 24h: Đất nền vọt giá tăng chóng mặt, BĐS cuối năm nóng hầm hập

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Bảy, 18/12/2021 - 10:30

Đất nền vọt giá tăng chóng mặt, bất động sản cuối năm nóng hầm hập; Những động lực “tiếp sức” cho thị trường bất động sản năm 2022... là những thông tin bất động sản được quan tâm trong 24h qua.

Đất nền vọt giá tăng chóng mặt, bất động sản cuối năm nóng hầm hập

Phân khúc đất nền đang chứng kiến sự gia tăng chóng mặt về giá. Ghi nhận trong phạm vi cách Hà Nội 100km, có nơi tăng 57% thậm chí tăng 106%.

Theo báo cáo mới đây của một đơn vị về bất động sản, thị trường đất nền tiếp tục là kênh đầu tư nhận được nhiều sự quan tâm.

Đơn vị này cho hay, thông tin quy hoạch nhiều nơi gây ra hiện tượng sốt đất trong tháng 3/2021 và thông tin quy hoạch tiếp tục khiến mức độ quan tâm đất nền tăng trong các tháng cuối năm. Sau thời gian giãn cách, thị trường đất nền đang chứng kiến đà phục hồi.

Ô B12 diện tích 44,5m2 mặt phố Dương Khuê (Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội) có mức giá khởi điểm là 182,3 triệu đồng/m2 trúng đấu giá lên tới 364,3 triệu đồng/m2, gần gấp 2 lần so với giá khởi điểm (Ảnh: Báo Vietnamnet).

Cụ thể, tháng 11/2021, lượng tìm kiếm từ khóa quy hoạch bằng 80% so với đỉnh sốt đất của thị trường thời điểm đầu năm là tháng 3/2021.

So với năm 2020, mức độ quan tâm tới phân khúc đất nền tăng mạnh trên diện rộng như Hà Nội tăng 19%, Thái Nguyên tăng 123%,  Lào Cai tăng 94%, Hòa Bình tăng 53%, Hưng Yên tăng 45%, Bắc Ninh tăng 41%, Quảng Ninh tăng 40%...

Không chỉ ghi nhận về mức độ quan tâm mà phân khúc này còn chứng kiến sự gia tăng chóng mặt về giá. Trong phạm vi cách Hà Nội 50km, giá rao bán đất nền miền Bắc đều ghi nhận tăng mạnh như Bắc Ninh tăng 61%, Hưng Yên tăng 22%. Trong phạm vi cách Hà Nội 100km, giá rao bán đất Hòa Bình tăng 106%, Thái Nguyên 57%.

Xem thông tin chi tiết tại đây

6 quy định mới của luật tác động tới thị trường bất động sản 2022

6 quy định mới trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản được thi hành từ năm 2022 sẽ tác động mạnh tới thị trường.

Tại Hội nghị VRES 2021 ngày thứ ba với chủ đề: “Vắc-xin pháp lý - Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng” diễn ra ngày 15/12/2021, các chuyên gia đã đưa ra nhiều phân tích về pháp lý của thị trường bất động sản.

Luật sư Phạm Thanh Sơn, Chủ tịch Văn phòng Luật sư Nam Hà Nội cho biết, những quy định mới về luật trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản bao gồm 6 điểm đáng chú ý.

Thứ nhất là sửa đổi điều kiện kinh doanh bất động sản, trong đó bỏ điều kiện về vốn pháp định. Trước đó, khoản 1 Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này...

Xem thông tin chi tiết tại đây

Đấu giá đất Thủ Thiêm: Được và mất!

Đấu giá đất công khai, minh bạch như ở Thủ Thiêm lần này chứng tỏ lợi ích không thể chối cãi khi giao hoặc chuyển quyền sử dụng đất công. Cuộc đấu giá diễn ra công khai với hàng chục lần nâng giá đấu quyết liệt cho thấy hơi thở của thị trường đang thổi vào một lĩnh vực nhiều năm nay vẫn còn tranh tối tranh sáng giữa cơ chế xin - cho với cơ chế thị trường đích thực.

Tháng cuối cùng năm 2021 được đánh dấu bởi một cơn địa chấn trên thị trường bất động sản Việt Nam khi một mảnh đất hơn 1ha ở Thủ Thiêm (TP.HCM) đã được đấu giá lên tới trên 1 tỷ USD hay hơn 2,4 tỷ đồng cho mỗi mét vuông - xác lập cả hai kỷ lục về tổng mức trúng đấu giá cũng như đơn giá trúng.

Kết quả đấu giá đất Thủ Thiêm lần này tạo ra nhiều dư luận đánh giá khác nhau, thậm chí trái chiều. Một số cho rằng Nhà nước được lợi lớn khi chỉ riêng khoản tiền thu được từ đấu giá một mảnh đất đã bằng 6,6% dự toán tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn TP.HCM hay hơn 1/3 tổng dự toán thu ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp.

Thêm vào đó, sức hấp dẫn của bất động sản Thủ Thiêm đã được khẳng định khi cả 4 mảnh đất được đưa ra đấu giá đều có người mua với mức trúng đấu giá cao gấp 6 - 8 lần giá khởi điểm.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Muốn ngăn chặn “bom trái phiếu“ bất động sản, phải có bảo lãnh thanh toán

Nhiều chuyên gia cho rằng, bên cạnh sự cẩn trọng từ nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) thì cần phải có quy định bắt buộc bảo lãnh thanh toán để ngăn chặn nguy cơ đổ vỡ tài chính trên diện rộng.

Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ không cần thiết phải có xếp hạng tín nhiệm. Chính vì vậy, thời gian qua, trái phiếu “3 không” (không tài sản đảm bảo, không xếp hạng tín nhiệm, không bảo lãnh thanh toán) xuất hiện tràn lan trên thị trường, tiềm ẩn rủi ro lớn cho nhà đầu tư.

Thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, trong tháng 11/2021, 94,5% lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành là trái phiếu riêng lẻ. Đáng lưu ý, có tới một nửa trái phiếu doanh nghiệp phát hành phát hành không có tài sản đảm bảo. Một nửa còn lại chủ yếu được đảm bảo bằng cổ phiếu của chính doanh nghiệp phát hành hoặc các dự án hình thành trong tương lai, vốn có tính biến động rất cao và giá trị khó định giá chính xác.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Những động lực “tiếp sức” cho thị trường bất động sản năm 2022

Môi trường pháp lý của bất động sản đã có những tín hiệu tích cực. Trong năm 2022, Quốc hội sẽ cho ý kiến về sửa đổi Luật Đất đai và tiếp theo đó là một số luật khác như Luật Bất động sản.

Chia sẻ trên báo chí mới đây, bà Dương Thuỳ Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam cho rằng, thị trường bất động sản hiện nay đã có nhiều tín hiệu tích cực, tạo tiền đề cho bất động sản năm 2022.

Cụ thể, trong 11 tháng qua, các doanh nghiệp bất động sản đã tự thích ứng linh hoạt với xu thế "bình thường mới" thông qua chuyển đổi số, thay đổi chiến thuật kinh doanh với các kênh bán hàng online để đáp ứng nhu cầu người mua nhà.

Trong khi thị trường đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, các doanh nghiệp vẫn không dừng lại, mà vẫn vận động ngầm để khi thị trường mở cửa trở lại, họ sẽ tung "hàng" ra và nhanh chóng được khách hàng đón nhận.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top