Aa

BĐS 24h: Doanh nghiệp địa ốc phía Nam ồ ạt đổ về Hà Nội, thách thức là gì?

Thứ Ba, 20/10/2020 - 10:20

Doanh nghiệp địa ốc phía Nam ồ ạt đổ về Hà Nội, thách thức là gì?; Nhà phố là điểm sáng của thị trường bất động sản TP.HCM... là một số tin tức nổi bật 24h qua.

Doanh nghiệp địa ốc phía Nam ồ ạt đổ về Hà Nội, thách thức là gì?

Việc các doanh nghiệp địa ốc tại thị trường phía Nam "kéo quân" ra Hà Nội thực tế đã xuất hiện từ nhiều năm trước. Từ những năm 2009, Refico từng gây chú ý với Watermark 19 tầng ở Hồ Tây hay Bitexco cũng rầm rộ với khu chung cư cao cấp The Manor ở Mỹ Đình, Tổng Công ty Kinh Bắc gắn với Toà nhà thương mại văn phòng Kinh Bắc Hà Nội... Sau này, MIK, Him Lam cũng lần lượt công bố sẽ đầu tư loạt dự án mới tại thị trường lớn thứ 2 cả nước. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp phía Nam lúc bấy giờ đã góp phần tạo ra nguồn cung lớn cho thị trường chung cư Hà Nội.

Bà Đỗ Thu Hằng, đại diện Savills Hà Nội, cho hay sở dĩ nhà đầu tư phía Nam đang có xu hướng Bắc tiến và chọn Hà Nội làm điểm đến là bởi pháp lý bất động sản ở Hà Nội có phần "sạch" hơn TP HCM. Ngoài ra, đại diện Savills cũng cho rằng những khó khăn về đất đai như việc khan hiếm quỹ đất, khó xin đất làm dự án ở TP HCM cũng làm cho các doanh nghiệp địa ốc phải tính toán đến việc dịch chuyển, mở rộng thị trường, và họ chọn Hà Nội không phải là điều quá khó hiểu.

Theo giám đốc Bộ phận nghiên cứu và tư vấn Savills Hà Nội, TP HCM là một thị trường lớn năng động hơn so với Hà Nội. "Trong con mắt của nhiều doanh nghiệp phía Nam, kinh nghiệm phát triển thị trường, điều kiện bàn giao, đầu tư hạ tầng, điều kiện tiện ích chưa thể bằng thị trường TP HCM. Họ kỳ vọng sẽ mang được triết lý kinh doanh ra Hà Nội, cạnh tranh trực diện với các chủ đầu tư Hà Nội", bà Hằng nói.

Xem chi tiết tại đây

Kỳ tích Trung Nam

Giữa tháng 3/2020, Trungnam Group được UBND tỉnh Ninh Thuận quyết định lựa chọn là nhà đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời công suất 450 MW tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam kết hợp với đầu tư Trạm biến áp 500kV Thuận Nam và các đường dây 500kV, 220kV đấu nối vào hệ thống điện quốc gia.

Dự án được Trungnam Group triển khai với tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng, có diện tích 557,09ha, trong đó có hơn 17km đường dây truyền tải 500kV, 220kV kéo dài từ xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận đến xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Việc triển khai dự án lớn như vậy đòi hỏi phải thực hiện trong thời gian dài, thường là từ 3 - 5 năm, tuy nhiên Trungnam Group khởi công dự án từ giữa tháng 5/2020 và đặt ra mục tiêu hoàn thành dự án trong tháng 9/2020, chạy đua tiến độ để kịp thời trở thành công trình điểm nhấn chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2021- 2025.

à rồi, hơn cả một kỳ tích, hơn 8.000 công nhân, kỹ sư đã bất chấp đặc thù điều kiện tự nhiên hiểm trở nhiều đồi núi, vượt khó khăn, tăng ca cả ngày lẫn đêm để thi công hoàn thành dự án trạm biến áp, đường dây 500kV và nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam 450MW với thời gian kỷ lục, chỉ trong vòng 6 tháng từ khi nhận quyết định đầu tư và đúng tròn 102 ngày đêm từ buổi lễ phát động chiến dịch đẩy nhanh tiến độ. Ngày 29/9, Trungnam Group thực hiện đóng điện Trạm biến áp và đường dây 220 - 500kV.

Xem chi tiết tại đây

Quý III/2020: Nhà phố là điểm sáng của thị trường bất động sản TP.HCM

Tại báo cáo thị trường bất động sản TP.HCM quý III/2020 vừa công bố, Savills ghi nhận tín hiệu khả quan của thị trường căn hộ với hơn 7.500 căn hộ mở bán mới, tăng 252% theo quý, nhưng giảm 50% theo năm. Chỉ một dự án hạng B mới gia nhập thị trường, còn lại là nguồn cung mới từ 17 dự án hiện hữu.

Đáng chú ý là sản phẩm biệt thự, nhà phố tiếp tục được ưa chuộng với tỷ lệ hấp thụ tốt, bất chấp sự cản trở của dịch bệnh. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng hình thành trong 3 năm góp phần tăng thêm giá trị cho các khu đô thị mới. Thị trường còn được thúc đẩy bởi tăng trưởng thu nhập và sự chuyển dịch nhu cầu nhà ở.

Cụ thể, nguồn cung sơ cấp trong quý III tại TP.HCM đạt gần 1.980 căn, mức cao nhất từ năm 2018, tăng 125% theo quý và 135% theo năm. Trong đó, Vinhomes Grand Park cung cấp 1.600 căn, chiếm 77% nguồn cung mới. Các quận khu Đông chiếm đến 90% nguồn cung sơ cấp biệt thự/ nhà phố. Trong khi đó, Củ Chi và Bình Chánh cung cấp 72% tổng số lượng đất nền sơ cấp.

Xem chi tiết tại đây

Đô thị biển: Vẻ đẹp của kinh tế biển

Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2018 của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu 2030 và tầm nhìn 2045, Việt Nam phải trở thành quốc gia biển mạnh, trong đó các ngành kinh tế thuần biển đóng góp khoảng 10% GDP cả nước; kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển chiếm 65 - 70% GDP cả nước, thu nhập bình quân cao hơn 1,2 lần cả nước.

Có thể thấy, chiến lược tăng tốc đô thị hóa, đặc biệt là các đô thị ven biển của Việt Nam trong thời gian tới sẽ được thúc đẩy nhanh chóng bởi rất nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống cao tốc, sân bay, khu du lịch quốc gia…

Phan Thiết - Bình Thuận nằm ở vùng lõi của cụm ngành du lịch phát triển bậc nhất Việt Nam cùng với TP.HCM, Đà Lạt, Nha Trang và Vũng Tàu. Trên phương diện lịch sử, Phan Thiết là địa danh có chiều sâu văn hoá mang đậm nét Champa độc đáo. Khác với các tỉnh phía Bắc, thời tiết ở Phan Thiết - Bình Thuận có nắng trên 300 ngày/năm, ấm áp, khô ráo, khí hậu ôn hòa, ít gió bão. Tài nguyên tự nhiên của Phan Thiết - Bình Thuận với biển xanh, cát trắng, nắng vàng chan hòa quanh năm, hội tụ đủ điều kiện tự nhiên nổi trội (như biển, đảo, núi, hồ, suối…) cùng với các tài nguyên văn hóa, lịch sử đặc sắc mang đậm nét lịch sử bản địa để trở thành điểm đến du lịch, đầu tư và trải nghiệm hàng đầu của du khách và nhà đầu tư.

Xem chi tiết tại đây

Khóa tín dụng, mở trái phiếu: Lợi bất cập hại

Những năm qua, bất động sản luôn là lĩnh vực hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư, khiến cho tín dụng vào bất động sản tăng mạnh. Điều này đã gây ra mất cân bằng về vốn đối với các ngành nghề, nặng nề hơn, nó còn ảnh hưởng tới việc tăng trưởng kinh tế so với mục tiêu mà Chính phủ đề ra.

để hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả nguồn vốn vay, nhất là trong lĩnh vực bất động sản, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 22/2019/TT-NHNN, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, theo hướng tiếp tục siết lại hoạt động cho vay bất động sản khi giảm dần tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, đồng thời tăng hệ số rủi ro đối với khoản vay kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%.

Mặc dù, Chính phủ cùng với Ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách siết chặt nguồn vốn tín dụng bất động sản và coi đây là động thái cân bằng thị trường, nền kinh tế, nhưng lại vô tình buộc các doanh nghiệp và ngân hàng phải tìm nguồn vốn khác, trong đó có phát hành trái phiếu, nhưng theo các chuyên gia kinh tế đây lại là một cánh cửa mà sau nó tiềm ẩn không ít rủi ro...

Bởi trên thực tế, Thông tư 22 có lợi cho nền kinh tế, nhưng đối với các ngân hàng lại là thông tin xấu. Bất động sản luôn là “mảnh đất màu mỡ” và là khẩu vị ưa thích của các ngân hàng, để thu lợi cho mình, ngân hàng đã luôn tận dụng mọi cơ hội để “đầu tư” vào lĩnh vực này. “Mảnh đất màu mỡ” này càng được chứng minh bằng việc doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng là những đơn vị phát hành trái phiếu lớn nhất. Đồng thời, ngân hàng cũng là đơn vị mua trái phiếu doanh nghiệp bất động sản lớn nhất hiện nay.

Xem chi tiết tại đây 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top