Aa

Bất động sản 24h: “Đòn bẩy” giúp thị trường bất động sản “vực dậy” trong năm nay

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Tư, 22/03/2023 - 10:00

“Đòn bẩy” giúp thị trường bất động sản “vực dậy” trong năm nay; Đề nghị tiếp tục quy định "đánh thuế cao với người có nhiều nhà, đất"... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

“Đòn bẩy” giúp thị trường bất động sản “vực dậy” trong năm nay

Những tín hiệu tốt cho thị trường bất động sản đã dần xuất hiện. Nhiều dự báo cho rằng thị trường bất động sản có thể “đảo chiều” vào cuối năm nay.

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội và nhà ở công nhân; Nghị định 08 quy định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp; Nghị quyết số 33 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản đều là những “tâm điểm chính sách” được ban hành liên tiếp trong thời gian gần đây. Thị trường bất động sản đang trông đợi vào sự lan tỏa tích cực từ những chính sách này.

Theo TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), việc quy định cụ thể nguyên tắc hoán nợ trái phiếu bằng bất động sản tại Nghị định sẽ là cơ sở pháp lý thúc đẩy việc xử lý nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp, giúp các trái chủ có thêm lựa chọn nếu được nhà đầu tư chấp thuận.

Ông Đính cho rằng, quy định sẽ giúp gỡ nghẽn cho doanh nghiệp ở thời điểm hiện nay và mở ra cơ hội có thêm các phương án xử lý câu chuyện trái phiếu. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết vẫn là cần có sự thương thảo giữa doanh nghiệp và trái chủ.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bất cập cơ chế tài chính và huy động vốn trong Luật Kinh doanh bất động sản

Hiện đang thiếu quy định về bảo lãnh trong bán, cho thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai và quy định chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua công trình xây dựng hình thành trong tương lai.

Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) lần thứ 5 đang được Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức xây dựng và lấy ý kiến, trình Chính phủ trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV (tháng 5 năm 2023). Qua nhiều lần thảo luận, lấy ý kiến góp ý cho thấy cần thiết phải khắc phục triệt để những bất cập, hạn chế của Luật Kinh doanh Bất động sản 2014, tạo sự thuận lợi trong công tác quản lý Nhà nước, cũng như sự phát triển của thị trường bất động sản.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 hiện hành đã có quy định khá đầy đủ, cụ thể về đối tượng, điều kiện, phạm vi kinh doanh bất động sản, các loại hình bất động sản, các hình thức kinh doanh bất động sản, các loại hợp đồng kinh doanh bất động sản, quyền và trách nhiệm các bên trong giao dịch kinh doanh bất động sản (bao gồm kinh doanh nhà, công trình xây dựng có sẵn, kinh doanh nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai, kinh doanh quyền sử dụng đất và chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản); về các tổ chức, quản lý hoạt động của các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ bất động sản (dịch vụ sàn giao dịch bất động sản, dịch vụ môi giới bất động sản, dịch vụ tư vấn bất động sản, dịch vụ quản lý bất động sản…). Quá trình triển khai thực hiện luật này đạt được nhiều kết quả trong thực tiễn, cũng như đã nảy sinh những tồn tại, bất cập, mà nếu nhìn từ góc độ cơ chế tài chính, huy động vốn trong kinh doanh bất động sản thấy nổi lên một số điểm.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bất động sản trước cơ hội chuyển đổi chiến lược phát triển

Các chuyên gia dự báo thị trường Châu Á - Thái Bình Dương sẽ bắt đầu ổn định từ nửa sau năm 2023 và Việt Nam cần nắm bắt ngay thời điểm giảm tốc này để chuyển đổi chiến lược phát triển.

Năm 2022, thị trường bất động sản Việt Nam hứng chịu hai cú sốc liên tiếp: Tắc nghẽn dòng tiền và thử thách niềm tin. Mặc dù một cuộc khủng hoảng toàn diện khó có thể xảy ra, năm 2023 được dự báo sẽ còn nhiều trở ngại trong bối cảnh bất ổn kinh tế toàn cầu kéo dài và biến động trong nước chưa thể giải quyết ngày một ngày hai. “Khi một cánh cửa đóng lại, một cánh cửa khác sẽ mở ra”, vậy hướng đi nào cho bất động sản Việt Nam trong giai đoạn sắp tới?

Theo Colliers Việt Nam, ba yếu tố lạm phát, lãi suất và suy thoái kinh tế thế giới tiếp tục cản trở đà hồi phục của các thị trường bất động sản trọng điểm tại Châu Á - Thái Bình Dương đến ít nhất nửa đầu năm 2023. Các nhà đầu tư chuyển sang chiến lược phòng thủ, dẫn đến làn sóng tháo chạy khỏi các tài sản rủi ro cao. Việt Nam cũng không thể tránh được quỹ đạo chung. Giao dịch trầm lắng kéo dài từ giữa năm ngoái đến nay chưa có dấu hiệu dừng lại. Tuy vậy, từng phân khúc ghi nhận tác động khác nhau, khắc họa khuynh hướng khi thị trường đối diện với biến động.  

Xem thông tin chi tiết tại đây

Từ công viên đến vỉa hè: Triết lý “lấy con người làm trung tâm“ cần được hiện hữu trong từng tầng kiến trúc đô thị

Tháng 3/2023, Ban Chỉ đạo 197 TP. Hà Nội yêu cầu các đơn vị ra quân tổng kiểm tra, xử lý hành vi lấn chiếm lòng đường, hè phố để kinh doanh, buôn bán, trông giữ phương tiện sai quy định. Với mục tiêu "giành lại vỉa hè cho người đi bộ", lực lượng chức năng thành phố đang thể hiện quyết tâm đưa vỉa hè, không gian công cộng trở về đúng vai trò vốn có của nó.

Vấn đề đặt ra là trước đây, khi người buôn bán lấn chiếm vỉa hè, người đi bộ bị "gạt" xuống lòng đường. Giờ đây, vỉa hè được trả lại cho người đi bộ, những người vốn quen làm ăn, buôn bán trên vỉa hè sẽ đi đâu? 

Theo ông Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, có sự mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế, nhất là kinh tế đêm với đảm bảo trật tự đô thị. Các cơ quan chức năng cần tham mưu báo cáo thành phố chính sách làm sao vừa đảm bảo mỹ quan, trật tự đô thị, nhưng cũng đảm bảo quyền kinh doanh, mưu sinh của người dân. 

Như vậy, vỉa hè sẽ cần được quản lý một cách thực sự hài hòa, sao cho vẫn giữ được vai trò, chức năng truyền thống là không gian dành cho người đi bộ, đồng thời cũng là nơi người dân có thể kinh doanh, buôn bán trong một phạm vi phù hợp; để mọi đối tượng đều có thể sử dụng và hưởng lợi từ không gian công cộng - thể hiện tinh thần "lấy con người làm trung tâm". 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Đề nghị tiếp tục quy định "đánh thuế cao với người có nhiều nhà, đất"

Trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), thuế sử dụng đất chưa được quy định cụ thể, không có điểm mới, chưa đáp ứng yêu cầu quy định mức thuế cao hơn với người sử dụng nhiều diện tích, nhiều nhà ở.
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam vừa có báo cáo tổng kết kết quả lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Cơ quan này đã nhận được hơn 8,3 triệu ý kiến của các tổ chức, cá nhân góp ý cụ thể vào từng quy định trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Song bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng việc sửa đổi Luật lần này cần thêm thời gian, việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân tuy cần thiết nhưng còn gấp gáp, không tránh khỏi tình trạng hình thức còn diễn ra ở nhiều địa phương, đơn vị.

Nhóm ý kiến này đề nghị lùi thời hạn thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) vào kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV để có thêm thời gian tiếp thu, hoàn thiện.

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cũng nhận thấy vẫn còn một số nội dung chưa thật sự phù hợp hoặc thể chế chưa đầy đủ Nghị quyết số 18.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top