TP.HCM tập trung đầu tư hạ tầng kết nối khu Nam
Thông tin trên Cafef, mới đây, UBND TP.HCM vừa ủy quyền cho UBND quận 8 thực hiện các thủ tục hành chính về thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi đất để thực hiện 4 dự án đầu tư trên địa bàn quận 8.
Đó là dự án xây dựng Trung tâm Y tế dự phòng phường 6; dự án đầu tư nâng cấp mở rộng đường Bình Đông; dự án xây dựng đường nối Chánh Hưng - rạch Sông Sáng; dự án đầu tư nâng cấp và mở rộng đường Bến Ba Đình.
Bên cạnh đó, UBND TP. Hồ Chí Minh cũng đã chấp thuận đầu tư hàng loạt dự án phát triển hạ tầng kết nối các khu vực như khu Nam, quận 4, quận 7, huyện Nhà Bè với trung tâm thành phố.
Xem thêm tại đây.
Địa ốc cuối năm, bỏ tiền vào đâu sinh lợi tốt nhất?
Thị trường địa ốc đã bước vào quý IV/2016, đây cũng là thời điểm kinh doanh sôi động nhờ dòng tiền cuối năm. Tuy nhiên, phân khúc nào sẽ tăng trưởng, bỏ tiền vào đâu để sinh lời tốt… vẫn là câu hỏi khó với nhiều khách hàng.
Phân khúc nhà giá rẻ và trung bình có thể khan hiếm, dẫn tới giá tăng, trong khi các phân khúc cao và đặc biệt cao cấp, giá chững lại. Bên cạnh đó, bất động sản du lịch sẽ chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ về nguồn cung và sẽ không dễ dàng tiêu thụ như thời gian qua. Phân khúc căn hộ trung cấp vẫn chiếm ưu thế và dẫn đầu thị trường với lượng giao dịch nhiều nhất.
Xem thêm tại đây.
Công ty môi giới BĐS mang băng rôn đi “đòi nợ” chủ đầu tư dự án
Ngày 18/10, một nhóm người được cho là nhân viên Công ty CP Địa ốc Kim Phát đã căng băng rôn tại trụ sở của Tập đoàn Đất Xanh, số 27 Đinh Bộ Lĩnh, phường 24, quận Bình Thạnh để đòi nợ. Nội dung trên các băng rôn ghi “Đề nghị Công ty Long Kim Phát là công ty thuộc tập đoàn Đất Xanh trả phí môi giới cho chúng tôi”.
Theo tìm hiểu, sự việc trên xuất phát từ những vướng mắc giữa Công ty Kim Phát và Công ty Long Kim Phát (thành viên Tập đoàn Đất Xanh) trong việc thỏa thuận bán đất nền nhà ở dự án Khu dân cư thị trấn Trảng Bom (Gold Hill), huyện Trảng Bom, Đồng Nai.
Công ty Kim Phát cho rằng, phía chủ đầu tư kéo dài sự chậm trễ trong việc thanh toán các khoản phí dịch vụ môi giới dự án và khoản tiền đặt cọc như đã thỏa thuận, gây khó khăn cho công ty nên biểu tình để đòi nợ.
Xem thêm tại đây.
Gió đảo chiều, vùng đất "bị lãng quên" trở mình, chiếm thế thượng phong
Trong bối cảnh hạ tầng Thủ đô ngày càng phát triển, rất nhiều khách hàng đã phải gác lại giấc mơ sở hữu một căn hộ chung cư giữa lòng thành phố để “di dời tham vọng” đó ra ngoại vi Hà Nội. Cũng vì thế mà các khu đất vốn tưởng đã bị lãng quên nay lại trở thành "miếng mồi" béo bở trong mắt chủ đầu tư và khách mua nhà.
Ở các cửa ngõ phía Tây hay phía Đông Hà Nội, lực hút của những không gian sống sắp thành hình (ở các dự án nhà ở thương mại) đang lên tới cực điểm. Nhất là sau khi hàng loạt đồ án hạ tầng được thực thi như: đường trên cao nối liền từ cầu Thanh Trì tới Mai Dịch; tuyến Metro Nhổn – Ga Hà Nội đang trong giai đoạn triển khai và hoàn thiện và các tuyến QL32; Đại lộ Thăng Long – Hòa Lạc; Lê Đức Thọ – Lê Quang Đạo…
Hay bên kia sông Hồng, hàng hoạt cây cầu được bắc qua đã thúc đẩy nhanh chóng bộ mặt phát triển đô thị, cũng như lượng lớn dự án mọc lên đáp ứng nhu cầu của người dân.
Xem thêm tại đây
"Nhờn" luật trong xây dựng, Kỳ 4: Vì đâu mất "bảo bối"?
Dù nhiều dự án thuộc diện xây dựng sai phép, sai thiết kế tuy nhiên vẫn được Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) cấp sổ đỏ cho các căn hộ. Việc làm này để đảm bảo quyền lợi cho khách mua nhà, tuy nhiên, chủ đầu tư sẽ lợi dụng vấn đề này để xây trái phép.
Không chỉ các công trình, dự án xây dựng quy mô lớn bất chấp pháp luật, “nhờn luật” để vi phạm, hàng loạt các công trình xây dựng của người dân tại Hà Nội cũng vi phạm trật tự xây dựng. Lỗi vi phạm nhiều nhất là xây vượt tầng. Điều đáng nói, tại một số quận huyện, khá nhiều nhà dân xây sai phép, vượt tầng nhưng chưa được xử lý, hoặc xử lý nhưng chưa đủ sức răn đe.
Xem thêm tại đây.