Aa

Bất động sản 24h: F0 sẽ khuấy đảo thị trường bất động sản cuối năm?

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Năm, 07/10/2021 - 10:30

F0 sẽ khuấy đảo thị trường bất động sản cuối năm?; Hà Nội: Thị trường văn phòng cho thuê đối mặt với "khẩu vị" mới... là những thông tin bất động sản được quan tâm trong 24h qua.

F0 sẽ khuấy đảo thị trường bất động sản cuối năm?

Trước những tác động nghiêm trọng của đợt tái phát dịch lần thứ 4, thị trường suy giảm lực đầu tư, nhưng số lượng nhà đầu tư F0 được dự báo sẽ tiếp tục tăng, đẩy lực đầu tư tăng vào cuối năm nay.

Đợt tái phát dịch lần thứ 4 trên diện rộng đã gây ra hậu quả nặng nề cho xã hội với nửa triệu người lây nhiễm, hơn 10 nghìn người chết.

Kinh tế Việt Nam ở giai đoạn này đang bị chao đảo, nhiều ngành kinh tế bị đứt gãy sản xuất kinh doanh, trong đó bất động sản cũng không ngoại lệ.

Số lượng nhà đầu tư F0 được dự báo sẽ tiếp tục tăng. Ảnh minh hoạ
Số lượng nhà đầu tư F0 được dự báo sẽ tiếp tục tăng. Ảnh minh hoạ

Ông Nguyễn Chí Nghĩa, Phó Tổng giám đốc Đất Xanh Miền Bắc, cho biết tổng sản phẩm chào bán trên toàn thị trường Hà Nội đạt 5.886 sản phẩm, lượng giao dịch đạt 1.745 sản phẩm. Tỷ lệ hấp thụ trung bình đạt 29,6%.

Nguồn cung ở Hà Nội tiếp tục nằm ở mức thấp nhất so với cùng kỳ các năm trước, chủ yếu là sản phẩm chung cư, chiếm đến 87,3% tổng cung.

Căn hộ bình dân ngày càng khan hiếm. Cả quý III chỉ đạt 3,5 % tổng lượng cung và nằm ở xa khu trung tâm.

Tại TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ, nguồn cung đất nền giảm mạnh, chỉ tương đương với khoảng 4% so với quý trước.

Xem thông tin chi tiết tại đây

M&A có thể hồi phục trở lại mức 7 tỷ USD vào năm 2022, trong đó có sự góp mặt của BĐS

Các ngành dự kiến sẽ có hoạt động M&A tích cực nhất trong những năm tới bao gồm: Bất động sản; Sản xuất hàng tiêu dùng; Công nghiệp năng lượng, Bán lẻ, ICT và Hậu cần.

Báo cáo Chiến lược vừa công bố bởi Công ty TNHH MTV Chứng khoán Maybank Kim Eng (MBKE) cho hay, trong 20 năm qua, Việt Nam đã có hơn 4.000 thương vụ mua bán & sáp nhập (M&A) được thực hiện trong nước, với tổng giá trị 50 tỷ USD, đứng thứ 3 trong ASEAN. Có thể thấy, sau khi gia nhập WTO vào năm 2006, Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng của các hoạt động M&A. Giá trị đạt đỉnh vào năm 2017 là 10,2 tỷ USD, một nửa trong số đó được đóng góp từ Thai Bev mua lại Sabeco với giá trị đạt 5 tỷ USD.

Tổng giá trị các thương vụ M&A đạt 7,6 tỷ USD vào năm 2018 và 7,2 tỷ USD vào năm 2019, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 3 trong bản xếp hạng ASEAN (sau Singapore và Thái Lan). Hoạt động M&A đã bị gián đoạn vào năm 2020 bởi đại dịch Covid-19, với tổng giá trị giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn khoảng 3,5 tỷ USD.

Các nhà đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị giao dịch các thương vụ M&A tại Việt Nam với khoảng 90% giá trị các giao dịch M&A hàng năm giai đoan trước năm 2019 và 65% trong giai đoạn 2019 - 2020. Dẫn đầu là các nhà đầu tư từ Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc), Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hà Nội nới lỏng giãn cách, liệu sốt đất có quay trở lại?

Thị trường bất động sản được đánh giá đang sôi động trở lại kể từ thời điểm Hà Nội nới lỏng giãn cách. Điều này khiến nhiều chuyên gia lo ngại có thể hình thành đợt sốt đất mới.

Gần 2 năm qua, diễn biến thị trường bất động sản phụ thuộc vào mức độ kiểm soát dịch bệnh. Thực tế, kết thúc mỗi đợt bùng phát dịch, thị trường bất động sản luôn có sự phục hồi rất nhanh chóng. Đơn cử như cuối năm 2020, đầu năm 2021 khi đợt dịch lần thứ 3 được kiểm soát, thị trường chứng kiến những cơn sốt đất rình rang diễn ra trên diện rộng ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Chỉ khi có sự vào cuộc của các bộ, ngành, cơn sốt đất mới dần hạ nhiệt.

sốt đất

Ngay sau đó, thị trường lại đối mặt với làn sóng Covid-19 lần thứ 4 nên có sự chững lại nhất định, tuy nhiên nhu cầu đầu tư bất động sản vẫn lớn, đặc biệt là khi các nhà đầu tư F0 đang không ngừng gia nhập thị trường. Do đó giai đoạn này, thị trường được ví như chiếc lò xo, càng bị nén thì sức bật sẽ càng mạnh.

Chính vì thế, khi Hà Nội nới lỏng giãn cách, các hoạt động kinh doanh quay trở lại, nhiều chuyên gia nhận định thời gian tới, hiện tượng sốt đất rất có thể tiếp tục diễn ra trên thị trường.

Xem thông tin chi tiết tại đây

HoREA “chỉ điểm“ giúp TP.HCM thu hàng chục ngàn tỷ từ các đại gia địa ốc

Theo HoREA, chỉ riêng tiền sử dụng đất một dự án ở quận 7 đã lên đến 1.500 tỷ đồng. Nếu đẩy nhanh công tác tính tiền sử dụng đất của vài chục dự án thì sẽ có thêm nguồn thu rất lớn.

Ngày 5/10, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có văn bản gửi UBND TP.HCM đề xuất các giải pháp giúp tăng thu ngân sách Nhà nước, vừa hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân.

Theo đó, HoREA cho biết, hiện nay, nhiều chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đã xây dựng xong hạ tầng và phần móng của nhà chung cư đủ các điều kiện được huy động vốn, bán nhà ở hình thành trong tương lai cho khách hàng. Vì vậy, các chủ đầu tư rất mong mỏi được Sở Tài nguyên - Môi trường và Sở Tài chính trình UBND TP phê duyệt tiền sử dụng đất. Việc này nhằm sớm hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước để được huy động vốn.

HoREA lấy ví dụ cụ thể tại dự án khu nhà ở cao tầng của Công ty P. tại phường Phú Thuận, quận 7 đã nhận đặt cọc giữ chỗ của khách hàng, nhưng chưa thể ký kết hợp đồng mua bán nhà. Nguyên nhân là do đến nay, Sở Tài nguyên - Môi trường và Sở Tài chính vẫn chưa trình Hội đồng thẩm định giá đất thành phố để trình UBND TP phê duyệt tiền sử dụng đất dự án. Dự kiến số tiền sử dụng đất của riêng dự án này lên đến khoảng 1.500 tỷ đồng. HoREA cho rằng, nếu đẩy nhanh công tác tính tiền sử dụng đất của vài chục dự án thì sẽ có thêm nguồn thu rất lớn cho ngân sách thành phố.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hà Nội: Thị trường văn phòng cho thuê đối mặt với "khẩu vị" mới

Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tới các khách thuê về mặt tài chính, vì vậy họ sẽ tập trung hơn vào cắt giảm chi phí bằng việc chọn các không gian làm việc hiệu quả, tiết kiệm.

Theo báo cáo quý III của CBRE, giãn cách xã hội đã làm gián đoạn quá trình phục hồi của thị trường văn phòng Hà Nội vốn đã chịu ảnh hưởng của dịch bệnh từ năm 2020. Tuy nhiên, thị trường vẫn ghi nhận tỷ lệ hấp thụ dương trong quý III/2021 với hơn 6.000m2.

Với việc duy trì được tỷ lệ hấp thụ dương trong quý III/2021, tỷ lệ trống trung bình của các dự án văn phòng hiện hữu vẫn được duy trì ngang với quý trước.

Nếu không bao gồm dự án mới, tỷ lệ trống hạng A đạt 18,4%, giảm 0,5 điểm phần trăm theo quý và 5,9 điểm phần trăm theo năm, tỷ lệ trống của văn phòng Hạng B đạt 11,5%, giảm nhẹ 0,2 điểm phần trăm theo quý và 0,1 điểm phần trăm theo năm.

CBRE cho biết, với việc hạn chế đi lại và hạn chế giao dịch trong phần lớn thời gian của quý III/2021, giá chào thuê của các dự án văn phòng hiện hữu tại Hà Nội vẫn giữ nguyên so với quý trước.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top