Đón sóng đầu tư bất động sản cuối năm, “rót tiền” vào đâu?
Có nhiều lo ngại đặt ra, nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng vì dịch bệnh, khả năng lạm phát sau dịch sẽ tăng cao do đó các nhà đầu tư đang cẩn trọng trong việc sử dụng nguồn vốn, tìm nguồn đầu tư phù hợp.
Theo đó, nhà đầu tư sẽ chú trọng vào việc đầu tư ít biến động, có nhiều lựa chọn phù hợp để đảm bảo an toàn và thu được lợi nhuận để phục hồi kinh tế sau dịch.
Tại Việt Nam, lạm phát bình quân 5 tháng đầu năm thấp nhất 6 năm, CPI tháng 5/2021 chỉ tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2020, vẫn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, với nền kinh tế mở và chịu tác động nhiều từ giá hàng hóa thế giới như Việt Nam thì áp lực lạm phát giai đoạn tới vẫn hiện hữu. Việc chuẩn bị trước kịch bản xây dựng danh mục khi lạm phát tăng cao sẽ giúp nhà đầu tư chủ động ứng phó với các diễn biến bất thường của nền kinh tế.
Theo các chuyên gia, nhu cầu đầu tư tại Việt Nam còn rất lớn, trong đó 2 kênh được luôn được yêu thích nhất là chứng khoán và bất động sản. Để đặt lên bàn cân thì mỗi kênh đầu tư có một lợi thế riêng. Tuy nhiên, cũng có nhiều phân tích được đưa ra.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Rào cản Luật Đất đai: Hạn chế sự phát triển của bất động sản nghỉ dưỡng
Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 với diễn biễn phức tạp và kéo dài trên nhiều tỉnh, thành phố khiến ngành du lịch đang mùa cao điểm đón khách cũng tê liệt, đóng băng. Tuy nhiên, các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng vẫn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư thứ cấp, đặc biệt với những đối tượng có tiềm lực tài chính mạnh, không vội vàng sinh lời, chú trọng đến đầu tư dài hạn. Bởi một khi dịch bệnh ổn định, nền kinh tế được phép vận hành bình thường, ngành du lịch khôi phục, bất động sản nghỉ dưỡng vẫn được đánh giá là kênh đầu tư an toàn, khả năng tăng giá tốt, khai thác lợi nhuận dài hạn.
Việc khuyến khích sự phát triển của bất động sản nghỉ dưỡng cũng có nhiều lợi ích khác nhau cho ngành du lịch. Điều này không chỉ giúp kích thích việc xây dựng các cơ sở lưu trú mà còn gia tăng sản phẩm lưu trú cao cấp, đặc biệt trong phân khúc 4 - 5 sao, điều mà du lịch Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành đang yếu và thiếu.
Ngoài ra, với đặc thù là sản phẩm phục vụ trực tiếp cho du lịch, các chủ đầu tư sẽ tăng cường thêm các tiện ích, dịch vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp gây ấn tượng tốt đối với khách du lịch không chỉ trong nước mà còn nước ngoài.
Cũng giống như những dự án bất động sản khác, những dự án bất động sản nghỉ dưỡng sẽ có những nhóm vấn đề pháp lý như: Những vấn đề pháp lý liên quan đến đất, những vấn đề pháp lý liên quan đến công trình trên đất, những vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp chủ đầu tư. Hiện nay, rào cản pháp lý chính của dự án bất động sản nghỉ dưỡng là thiếu quy định về chế độ sử dụng đất và những vấn đề pháp lý với công trình trên đất của dự án bất động sản nghỉ dưỡng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường bất động sản Bắc Trung Bộ ăn theo các "ông lớn"
Báo cáo thị trường bất động sản quý III/2021 của VARS cho thấy xu hướng đầu tư vùng ven và “đón sóng” đổ bộ của các tập đoàn lớn khiến thị trường địa ốc Bắc Trung Bộ đang ấm lên.
Mặc dù bị ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đều có những thời điểm phải áp dụng chỉ thị 16, giãn cách toàn xã hội. Song, ghi nhận của Hội môi giới bất động sản (VARS) cho thấy, các dự án đất nền, nhà liên kề, nghỉ dưỡng tại thị trường Bắc Trung bộ của các chủ đầu tư uy tín vẫn nhận được sự quan tâm tích cực của người mua, giá biến động tăng khoảng 5% so với quý trước đó.
Ông Trần Hữu Giáp - Tổng Giám đốc CTCP Bất động sản Gia Địa, đại diện tổ công tác nghiên cứu thị trường khu vực Bắc Trung Bộ của VARS cho biết, trong ba tháng vừa qua, tại các thị trường Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh có 18 được dự án bán ra. Trong đó, gồm 8 dự án mới và 10 dự án cũ, cung cấp khoảng 2.235 sản phẩm với nhiều loại hình nổi bật như là liền kề, nghỉ dưỡng và đất nền công nghiệp.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Dù giao dịch giảm mạnh do Covid-19 nhưng giá đất nền nhiều khu vực Hà Nội vẫn ở mức cao
Theo thống kê từ Hội môi giới bất động sản Việt Nam, nguồn cung các sản phẩm tại Hà Nội đang ở mức thấp, tuy nhiên thị trường vẫn ghi nhận giá cao tại nhiều khu vực đất nền.
Cụ thể, nguồn cung ở Hà Nội tiếp tục nằm ở mức thấp nhất so với cùng kỳ các kỳ trước trong đó chủ yếu là sản phẩm chung cư, chiếm đến 87,3% tổng cung. Sản phẩm căn hộ bình dân ngày càng khan hiếm tại thị trường Hà Nội Quý 3 chỉ đạt có 3,5 % tổng lượng cung và nằm ở xa khu trung tâm. Nguồn cung Quý 3 chủ yếu nằm ở Hoàng Mai, Từ Liêm, Thanh Xuân, Cầu Giấy.
Mặc dù giãn cách theo chỉ thị 16 Chính phủ. Nhưng vẫn ghi nhận số lượng giao dịch ấn tượng và đưa tỷ lệ hấp thụ đạt gần 30%. Thành tích này có được là nhờ sự nỗ lực của lực lượng môi giới bất động sản, các sàn giao dịch bất động sản ở Hà Nội.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Định hình thương hiệu du lịch nghỉ dưỡng và trải nghiệm vịnh - đảo Khánh Hòa
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Quyết định số 3174/QĐ-UBND, phê duyệt Đề án Phát triển sản phẩm du lịch Khánh Hòa. Mục tiêu là phát triển hệ thống sản phẩm du lịch Khánh Hòa đặc sắc, đa dạng, đồng bộ, chất lượng; thu hút thêm nhiều thị trường khách và thu hút đầu tư vào du lịch; đảm bảo tính bền vững và tính cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.
Đồng thời, định hướng phát triển du lịch Khánh Hòa theo hướng đẳng cấp quốc tế; thu hút các nhà đầu tư chiến lược có năng lực, kinh nghiệm đầu tư phát triển du lịch tại 3 vùng kinh tế trọng điểm (Khu Kinh tế Vân Phong, TP. Nha Trang, khu vực vịnh Cam Ranh) và các khu vực có tiềm năng; phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, bảo tồn hệ sinh thái biển; xây dựng các tổ hợp du lịch đẳng cấp, khác biệt, tạo kết nối tuyến du lịch đến các khu điểm du lịch trong tỉnh, vùng, cả nước và quốc tế.
Xem thông tin chi tiết tại đây