Aa

Bất động sản 24h: Gỡ vướng pháp lý dự án, chủ yếu ở khâu thực thi

Thứ Bảy, 20/05/2023 - 10:39

Gỡ vướng pháp lý dự án, chủ yếu ở khâu thực thi; Vì sao lại có chuyện nhà đất giảm giá 30 - 40%, người mua vẫn thấy bị hớ?... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Vì sao lại có chuyện nhà đất giảm giá 30 - 40%, người mua vẫn thấy bị hớ?

Theo một môi giới lâu năm trong nghề (giấu tên), các nhà đầu tư đang cắt lỗ dưới giá vốn khoảng 20 - 40% là phổ biến, số ít bán lỗ 50%. Tuy nhiên, mức lỗ 20 - 40% nếu thực lỗ thì khoảng 10%.

Khi hỏi vì sao, môi giới này phân tích: Trước đây, khi thị trường nóng, các lô đất/căn nhà đều đẩy giá lên cao. Hiện tại do kẹt dòng tiền nhà đầu tư rao bán dưới giá vốn đến 30%, tuy nhiên mức lỗ này chưa tính phần kê giá trước đó. Như vậy, nhà đầu tư chỉ bán dưới giá vốn khoảng trên dưới 10%.

Các nhà đầu tư đang cắt lỗ dưới giá vốn khoảng 20 - 40% là phổ biến, số ít bán lỗ 50%. Tuy nhiên, mức lỗ 20 - 40% nếu thực lỗ thì khoảng 10%.
(Ảnh minh họa: Nhịp sống thị trường)

Vì thế, mới có trường hợp, người mua vào trả giá bên bán đến 50 - 70% giá trị mảnh đất, căn nhà.

“Kê cao bán xuống thấp, tính ra nhà đầu tư lỗ ít chứ không nhiều. Tuy nhiên, gần đây thị trường cũng xuất hiện các trường hợp bên bán ngộp tài chính nên bán lỗ thực đến 30 - 40%”, môi giới này cho hay.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Chuyên gia đề xuất nhiều giải pháp hạn chế tình trạng nợ xấu gia tăng

Sau 5 năm thi hành Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD), việc xử lý nợ xấu ở nước ta đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. 

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, lũy kế từ tháng 8/2017 đến cuối tháng 1/2023, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 416 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42; trung bình khoảng 6,3 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn nhiều so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình từ năm 2012 - 2017 trước khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực (khoảng 3,5 nghìn tỷ đồng/tháng).

Xu hướng nợ xấu gia tăng. (Ảnh minh họa: Diễn đàn doanh nghiệp)
Xu hướng nợ xấu gia tăng. (Ảnh minh họa: Diễn đàn doanh nghiệp)

Cùng với đó, hoạt động xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản (VAMC) cũng đạt kết quả tích cực. Lũy kế từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực đến cuối tháng 12/2022, VAMC đã xử lý ước đạt 276,5 nghìn tỷ đồng dư nợ gốc, gấp 4,9 lần so với tổng dư nợ gốc xử lý giai đoạn 2013 - 2016.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Doanh nhân tử tế và câu chuyện văn hóa kinh doanh

Hành trình gây dựng cơ đồ và thực hiện những khát vọng lớn của doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam luôn gắn với các giá trị văn hóa, giá trị con người nơi mình sinh ra. Nêu cao tinh thần dân tộc, sống và kinh doanh có văn hóa là sống có trách nhiệm và tạo ra những giá trị nhân văn cho cộng đồng, xã hội; là sống không chỉ làm giàu cho mình mà còn gắn với hạnh phúc của người lao động, cao hơn là gắn với sự cường thịnh của quốc gia, dân tộc để Việt Nam có thể bước ra thế giới với niềm tự hào và kiêu hãnh. 

Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes.vn) đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Gỡ vướng pháp lý dự án, chủ yếu ở khâu thực thi

Dữ liệu của Bộ Xây dựng cho thấy, trong quý I/2023, chỉ có 14 dự án nhà ở thương mại hoàn thành, bằng phân nửa so với quý trước đó. Trong đó, miền Bắc có 9 dự án, miền Trung 3 dự án, còn miền Nam vỏn vẹn 2 dự án với 93 căn hộ (số lượng căn hộ hoàn thành chỉ bằng 1,6% so với miền Bắc).

Điều tương tự diễn ra tại các dự án đang xây dựng, khi miền Bắc có 391 dự án thì miền Nam chỉ có 106, trong khi miền Trung vượt lên với 157 dự án. Èo uột nhất là dự án được cấp mới khi cả nước có 17 dự án với 7.187 căn hộ, nhưng miền Nam chỉ có 3 dự án, miền Trung 5 dự án, còn miền Bắc áp đảo với 9 dự án.

Ảnh: Tin nhanh chứng khoán

Số lượng dự án căn hộ được cấp phép mới trượt dốc trong 3 năm qua và ở mức thấp nhất trong quý I/2023 là điều đã được dự báo trước, khi vướng mắc pháp lý trở thành vấn đề cấp thiết cần phải sớm xử lý trong bối cảnh thị trường địa ốc trầm lắng kéo dài, nền kinh tế đứng trước nguy cơ suy thoái.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Đẩy mạnh phối hợp để triển khai hiệu quả Đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội

Báo cáo tại Hội nghị triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”, Bộ Xây dựng cho biết, tính đến ngày 18/5/2023, trong giai đoạn 2021 - 2025, cả nước đã hoàn thành hoàn thành 41 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị, quy mô xây dựng khoảng 19.516 căn; đang tiếp tục triển khai 294 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 288.499 căn. 

Trong đó, chương trình phát triển nhà ở xã hội dành cho công nhân khu công nghiệp đã hoàn thành đầu tư xây dựng 7 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 5.314 căn hộ; đang tiếp tục triển khai 93 dự án với quy mô xây dựng khoảng 127.272 căn hộ.

Chương trình phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị hoàn thành việc đầu tư xây dựng 34 dự án, quy mô xây dựng khoảng 14.202 căn hộ. Đang tiếp tục triển khai 201 dự án, quy mô xây dựng khoảng 161.227 căn hộ.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top