Aa

Bất động sản 24h: Góc nhìn thú vị của chuyên gia về thị trường BĐS năm 2022

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Năm, 04/11/2021 - 10:30

Góc nhìn thú vị của chuyên gia về thị trường bất động sản năm 2022; Đề xuất mọi thanh toán giao dịch bất động sản phải qua ngân hàng... là những thông tin bất động sản được quan tâm trong 24h qua.

Góc nhìn thú vị của chuyên gia về thị trường bất động sản năm 2022

Đối với các nhà đầu tư cá nhân, bất động sản nhà ở tại các khu vực vùng ven TP.HCM và Hà Nội là phân khúc đáng được cân nhắc trong năm 2022.

Dự báo về thị trường bất động sản năm 2022, ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam đã có những chia sẻ thú vị.

Theo vị chuyên gia này, đối với thị trường TP.HCM, nguồn cung bất động sản nhà ở có thể sẽ được cải thiện khá đáng kể.

thị trường bất động sản

Tuy nhiên, do quỹ đất nội thành khan hiếm, các dự án mới ở phân khúc trung cấp sẽ tập trung chủ yếu ở khu vực phía Đông và các quận ngoại thành. Quỹ đất trung tâm sẽ được ưu tiên phát triển các dự án nhà ở hạng sang và cao cấp. Giá nhà ở dự kiến sẽ duy trì đà tăng trung bình từ 3 - 7% trong năm 2022 ở các phân khúc. Đối với người mua nhà, các tiêu chí lựa chọn bất động sản cũng sẽ thay đổi nhiều sau những gì họ đã trải qua trong đại dịch. Theo đó, các sản phẩm với tiện ích cao cấp, không gian sống thoáng đãng và có kết nối với thiên nhiên sẽ được ưa chuộng.

Trong khi đó, tại Hà Nội, nguồn cung mới dồi dào sẽ đến từ các dự án khu đô thị lớn từ khu vực ngoại thành nhờ quỹ đất lớn. Điểm mạnh của thị trường nhà ở Hà Nội là hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển mạnh, tăng sự kết giữa vùng trung tâm và các khu vực lân cận. Nhờ đó, các chủ đầu tư đã tự tin hơn trong việc phát triển các dự án quy mô lớn ngoài trung tâm với tiện ích đa dạng và không gian xanh rộng lớn. Giá bất động sản tại Hà Nội thực tế không biến động mạnh như TP.HCM song giá vẫn tăng đều qua hàng năm ở mức 1 - 3%.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thực trạng chính sách, pháp luật kinh doanh bất động sản du lịch ở Việt Nam

Sau một thời gian hình thành và phát triển cùng với sự xuất hiện của đại dịch Covid-19, thị trường bất động sản du lịch cũng đã bộc lộ những bất cập về cơ chế vận hành thị trường, hệ thống pháp luật...

Thị trường bất động sản nói chung và thị trường bất động sản du lịch nói riêng là một trong những thị trường có vị trí và vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, có quan hệ trực tiếp với các thị trường tài chính tiền tệ, thị trường xây dựng, thị trường vật liệu xây dựng, thị trường lao động... 

Phát triển và quản lý có hiệu quả thị trường này sẽ góp phần quan trọng vào quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư cho phát triển, đóng góp thiết thực vào quá trình phát triển đô thị và nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. 

Theo báo cáo của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch từ năm 2011, tổng thu từ khách du lịch đạt 130.000 tỷ đồng, đóng góp 3,1% vào GDP. Đến năm 2019, tổng thu từ khách du lịch đã tăng lên 726.000 tỷ đồng (tăng hơn 5,5 lần so với năm 2011), mức tăng trưởng bình quân cho cả giai đoạn 2011 - 2019 đạt 24%/năm, đóng góp của ngành du lịch vào GDP đạt gần 10%. 

Có thể thấy thị trường bất động sản du lịch Việt Nam đã từng bước hình thành và phát triển với tốc độ nhanh, đã đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế đất nước.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường bất động sản ngoại thành Hà Nội lao dốc sau đề xuất lập 87 trạm thu phí

Sau khi xuất hiện đề xuất xây 87 trạm thu phí ô tô vào nội đô, thị trường bất động sản Hà Nội biến động mạnh, giá nhà ngoại thành lao dốc, đồng thời bài toán giãn về vùng ven đứng trước nguy cỡ "vỡ trận".

thị trường bất động sản

Nhằm giảm ùn tắc giao thông, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã xây dựng đề án lập 87 trạm thu phí vào nội đô tại 68 vị trí và thu phí phương tiện cơ giới đường bộ vào khu vực nội đô khoảng thời gian từ 5h - 21h hàng ngày. Mức phí dự kiến 50.000 - 100.000 đồng/lượt. Trong khi dư luận vẫn đang tranh luận về tính khả thi và hiệu quả của đề xuất này thì một trong những lĩnh vực đã ngay lập tức chịu tác động là thị trường bất động sản. Giá nhà khu vực ngoại thành lao dốc, nhiều khách hàng trở nên "dè chừng", ngần ngại xuống tiền. Và sâu xa hơn, câu chuyện quy hoạch, giãn dân ra vùng ven, đô thị vệ tinh vốn đã khó, nay càng bế tắc.

Sau khi có thông tin đề án về xây dựng 87 trạm thu phí ô tô, Reatimes đã thực hiện khảo sát từ nhiều nhà đầu tư và môi giới. Phần lớn những người này bày tỏ sự lo ngại trước phương án thu phí ô tô vào nội đô khi mục tiêu cốt lõi là giảm tắc đường chưa được kiểm chứng thì giá bất động sản cả khu vực nội đô và ngoại thành đã biến động. Trong đó, nhiều khả năng, giá đất nội thành được đà tăng cao, bởi tâm lý ai cũng muốn tránh việc bị thu phí khi di chuyển và đi lại, sinh hoạt được thuận tiện hơn. Mặt khác, giá bất động sản tại một số khu vực ngoại thành như: Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh... sẽ sụt giảm nghiêm trọng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Lâm Đồng xây dựng lại quy định về bảo tồn quỹ biệt thự

UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Xây dựng khẩn trương xây dựng lại quy định về bảo tồn, quản lý, sử dụng quỹ biệt thự thuộc sở hữu nhà nước ở TP. Đà Lạt; báo cáo, đề xuất UBND tỉnh trước ngày 30/11/2021.

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản gửi các sở, ngành liên quan và UBND TP. Đà Lạt về công tác quản lý, sử dụng quỹ biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước và đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở thương mại trên địa bàn TP. Đà Lạt.

Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Xây dựng tỉnh chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND TP. Đà Lạt rà soát, tập hợp hồ sơ, tài liệu kiến trúc, quy mô, diện tích xây dựng của các ngôi biệt thự để tổ chức phân loại, đánh giá cụ thể về giá trị kiến trúc, chất lượng công trình của từng biệt thự. Trên cơ sở đó, xây dựng lại quy định về bảo tồn, quản lý, sử dụng quỹ biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật, với nguyên tắc “bảo tồn để phát triển, phát triển để bảo tồn”, khai thác phù hợp và có hiệu quả quỹ đất hiện có. UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện và báo cáo, đề xuất tỉnh trước ngày 30/11/2021.  

Xem thông tin chi tiết tại đây

Đề xuất mọi thanh toán giao dịch bất động sản phải qua ngân hàng

Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng góp ý Đề cương Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Theo đó, lãnh đạo HoREA đề nghị ban soạn thảo bổ sung quy định thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng vào dự thảo đề cương.

Đề xuất này theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA - để thực hiện Luật Phòng chống rửa tiền 2012 và Nghị định 116 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng chống rửa tiền.

Ngoài ra, ông Châu cũng cho biết, HoREA đề nghị bỏ Điều 14 "Dự thảo Đề cương", không bổ sung quy định chủ đầu tư dự án bất động sản phải thực hiện bán chuyển nhượng, cho thuê mua, cho thuê bất động sản thông qua sàn giao dịch bất động sản.

Theo đó, chỉ quy định khuyến khích các bên có nhu cầu thực hiện giao dịch thông qua sàn giao dịch bất động sản; đi đôi với điều chỉnh nội dung Điều 91 "Dự thảo Đề cương" để đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top