Văn phòng cho thuê kỳ vọng phục hồi trong trạng thái bình thường mới
Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã tác động và ảnh hưởng tới phân khúc bất động sản văn phòng cho thuê.
Trong trạng thái bình thường mới, nền kinh tế phục hồi và các doanh nghiệp hoạt động trở lại có trở thành lực đẩy giúp thị trường văn phòng cho thuê lấy đà bật lên trong thời gian tới.
Đây cũng chính là nội dung được quan tâm trong buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Nhận diện nhân tố mới trên thị trường văn phòng cho thuê".
Theo Báo cáo tổng quan thị trường quý II vừa qua của Savills Việt Nam, việc giãn cách xã hội đã làm hoạt động cho thuê văn phòng tại nhiều đô thị lớn chậm lại khi các khách thuê chưa thể dịch chuyển hay mở rộng. Tại Hà Nội, hầu hết các tòa nhà văn phòng vẫn giữ công suất ổn định với công suất thuê đạt 85%, giảm 5 điểm phần trăm theo quý và 5 điểm phần trăm theo năm.
Trong số này, văn phòng hạng C vẫn đạt công suất cao nhất là 95%. Trong mùa dịch, nhiều chủ tòa nhà đã có các chính sách ưu đãi giá thuê ngắn hạn để hỗ trợ khách thuê. Giá chào thuê trung bình thị trường đạt 20,8 USD/m2/tháng, giảm 2% theo quý và 2% theo năm.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản du lịch ở Việt Nam: Thực trạng và kiến nghị
Bất động sản du lịch là thuật ngữ mới xuất hiện ở nước ta trong thời gian gần đây cùng với sự ra đời của một số sản phẩm bất động sản mới phục vụ trực tiếp cho hoạt động du lịch.
Sự phát triển của bất động sản du lịch đặt ra nhiều vấn đề mới về chính sách, pháp luật cần được nghiên cứu, hoàn thiện nhằm thúc đẩy phân khúc bất động sản này phát triển mạnh mẽ, minh bạch và bền vững.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Phát triển không gian đô thị khu vực ven sông tại Nha Trang
TP. Nha Trang có hệ thống sông ngòi phong phú, trong đó các con sông như: Sông Cái, sông Kim Bồng, sông Quán Trường… chảy trong lòng thành phố rồi đổ ra biển, rất thuận lợi để phát triển du lịch và các khu đô thị ven sông.
Tuy nhiên hiện nay, nhìn chung khu vực ven sông ở Nha Trang còn khá tĩnh lặng. Nhiều khu dân cư dù nằm ngay cạnh trung tâm TP. Nha Trang nhưng vẫn có phần tách biệt, do chất lượng đô thị khá thấp, đường sá nhỏ hẹp.
Điểm sáng có thể nhận thấy là dọc sông Quán Trường, trước kia là vùng đầm lầy, nhưng từ khi dự án đường Vành đai 2 có chiều dài toàn tuyến hơn 11km, rộng từ 39 - 43m kết nối trục Bắc - Nam của TP. Nha Trang được đưa vào khai thác đầu năm 2021, đã góp phần làm thay đổi diện mạo cho khu vực này.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhà đầu tư đang đổ tiền vào phân khúc nhà phố, biệt thự vùng lân cận Sài Gòn
Theo bà Võ Thị Khánh Trang - Phó giám đốc Bộ phận Nghiên cứu, Savills Việt Nam, nguồn cung nhà phố, biệt thự trong quý III/2021 vẫn khá hạn chế, nhưng kỳ vọng trong quý IV các dự án sẽ bắt đầu mở bán với các chiến lược về marketing cũng như quảng bá sản phẩm theo xu hướng chuyển đổi số nhiều hơn để tiếp cận khách hàng tốt hơn.
Từ nửa cuối năm 2021 đến 2023, nguồn cung nhà ở liền thổ vẫn tập trung chủ yếu tại khu Đông của TP.HCM. Cụ thể, nguồn cung mới đối với phân khúc nhà liền thổ tại khu Đông chiếm 32% trên tổng nguồn cung mới.
Bà Trang cho rằng, việc các doanh nghiệp phát triển đổ dồn về phía Đông thành phố là kết quả kế thừa của sự phát triển hạ tầng trong thời gian vừa qua, cũng như mức độ đô thị hóa ở khu vực này đang phát triển rất nhanh.
Tuy nhiên, nhìn chung nguồn cung bất động sản liền thổ tại khu Đông TP.HCM đã khan hiếm rõ nét trong 2 năm gần đây. Báo cáo quý III/2021 của DKRA Vietnam chỉ ra, nguồn cung và lượng tiêu thụ nhà phố, biệt thự tại TP.HCM trong quý sụt giảm mạnh so với quý trước, ghi nhận mức thấp nhất trong 5 năm qua.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường bất động sản có nhiều triển vọng nhưng khó bật tăng như lò xo
Dịch Covid-19 kéo dài 2 năm qua đã tác động rất lớn tới nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đợt dịch thứ 4 đã gây ra những tác động đặc biệt trong quý III/2021. Lần đầu tiên Việt Nam chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế âm 6,17% trong quý. Đóng băng của nền kinh tế, sụt giảm tăng trưởng kinh tế diễn ra ở tất cả ngành nghề và bất động sản cũng không phải là một ngoại lệ.
Chúng ta đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh từ nguồn cung, cầu đối với thị trường bất động sản. Ở đây có 2 nhóm vấn đề. Thị trường bất động sản trước khi diễn ra đợt dịch thứ 4 chứng kiến bức tranh không hoàn toàn lạc quan. Thị trường bất động sản phía Nam có 1 bức tranh về dự án nhà ở, chung cư, sự hạn chế nguồn cung, khi một loạt dự án gần như đứng lại không được triển khai, đặc biệt là các dự án mới, hạn chế nguồn cung rất nhiều.
Nguyên nhân không phải do kinh tế mà nằm nhiều về quản lý hoạt động bất động sản, đặc biệt là liên quan đến đất đai, nhất là ở khu vực thị trường phía Nam. Phía Bắc thị trường cũng chịu ảnh hưởng như vậy nhưng không đến mức như phía Nam.