Aa

Bất động sản 24h: Chạy theo quy hoạch, nhiều nhà đầu tư BĐS “sập bẫy“ những cơn sốt đất ảo

Thứ Tư, 03/11/2021 - 10:30

Chạy theo quy hoạch, nhiều nhà đầu tư BĐS "sập bẫy" những cơn sốt đất ảo, đấu giá đất trên trời rồi bỏ cọc... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Chạy theo quy hoạch, nhiều nhà đầu tư BĐS "sập bẫy" những cơn sốt đất ảo
Chạy theo những cơn sốt đất ảo khi các thông tin quy hoạch vẫn chưa rõ ràng, không ít nhà đầu tư đã rơi vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan”, thậm chí phải “cắt lỗ” nặng.
Từ đầu năm 2021, cả nước liên tục đón những thông tin quy hoạch, điển hình như: Quy hoạch lên thành phố, quy hoạch phân khu đô thị ven sông Hồng, quy hoạch sân bay,... Lợi dụng điều đó giới đầu tư, môi giới bất động sản lại có dịp tạo sốt đất ảo.

Sốt đất ảo
Chạy theo những cơn sốt đất ảo khi các thông tin quy hoạch vẫn chưa rõ ràng, không ít nhà đầu tư đã rơi vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan”, thậm chí phải “cắt lỗ” nặng


Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, về bản chất thông tin quy hoạch các thành phố vệ tinh hay quy hoạch mở rộng đô thị của Hà Nội không mới vì đã được thể hiện trong Đồ án quy hoạch Thủ đô đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt để tạo ra những trung tâm tài chính, trung tâm công nghệ, thành phố thông minh ở phía bên kia sông Hồng; Nhằm hút các hoạt động từ lõi trung tâm đô thị lịch sử hiện nay như Hoàn Kiếm, Ba Đình,… để giảm tải áp lực hạ tầng cho nội đô.
Đồng thời tạo ra những tính năng mới để trẻ hóa đô thị theo hướng chuyên nghiệp hơn bởi chỉ những vùng ven đô mới còn dư địa về đất đai để phát triển còn trong nội đô hiện đã quá tải.
Do đó, những thông tin gần đây thực ra chỉ là hoạt động nhắc lại kế hoạch của chính quyền UBND và HĐND TP. Hà Nội để tập trung đẩy nhanh tiến độ. Trước đó, khi có thông tin quy hoạch thì thị trường bất động sản các vùng như Thạch Thất, Mê Linh đã “sốt nóng” và tăng giá rất mạnh nhưng sau đó lại “vụt tắt”, rớt giá và thậm chí “âm” giá.

Xem thông tin chi tiết tại đây
Đấu giá đất “trên trời” rồi bỏ cọc
Tại phiên đấu giá 25 lô đất thuộc khu X4 phường Mai Dịch (quận Cầu Giấy, Hà Nội), mức giá trúng cao nhất gần 400 triệu đồng/m2, cao gấp đôi so với giá thị trường. Trước đó, phiên đấu giá này cũng từng khiến nhiều người bất ngờ vì có giá khởi điểm gần 200 triệu đồng/m2.
Mặc dù mức giá khởi điểm được cho là đã cao nhưng những người có mặt trong phiên đấu giá lại phải bất ngờ thêm lần nữa vì nhiều lô đất có mức giá trúng cao hơn giá khởi điểm từ 2 - 2,5 lần.
Cụ thể, 25 lô đất được đem ra đấu giá có diện tích từ 38,1 - 84,8 m2; mức giá khởi điểm từ 104,7 - 182,3 triệu đồng/m2. Tổng giá khởi điểm của mỗi lô đất từ 4,1 - 9,2 tỷ đồng. Số tiền cọc trước tham gia đấu giá là 800 triệu đồng/lô đất. Trong đó, mật độ xây dựng trên khu đất là 100%, cao tối đa 4 tầng.
Sau khi kết quả đấu giá được công bố, một số nhà đầu tư tham gia nhưng không đấu trúng thừa nhận trong phiên đấu giá dường như ai cũng “say đòn” nên xuống giá rất “bạo tay”, khi kết thúc mới giật mình không ngờ số tiền lại cao đến thế.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường địa ốc phía Nam: Những “điểm nóng” sau giãn cách
Liên tục nhiều ngày qua, đặc biệt vào dịp cuối tuần, dòng người không ngừng đổ về Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận, Phan Thiết… là những địa phương đã cho phép lưu thông giữa các khu vực. Theo ghi nhận của phóng viên, trong số người dân đổ về Bà Rịa - Vũng Tàu hay Phan Thiết có một lượng không nhỏ là dân đầu tư đi tìm hiểu thị trường và “săn đất”, khiến cho nhiều phòng công chứng, đặc biệt là ở Bà Rịa - Vũng Tàu luôn trong tình trạng quá tải và trở thành “điểm nóng” nhất trên thị trường địa ốc phía Nam sau giãn cách.
Sự nóng lên của thị trường bất động sản Bà Rịa - Vũng Tàu còn xuất phát từ việc dựa hơi “ông lớn”. Sau khi mua lại suối nước nóng Bình Châu, Tập đoàn Novaland đã giới thiệu ra thị trường dự án Bình Châu Onsen (huyện Xuyên Mộc) quy mô 309 ha, trong đó 280 ha là rừng cây xanh, 11 ha suối khoáng nóng tự nhiên, 5 ha công viên chủ đề và 4 ha công viên nước. Theo thông tin giới thiệu từ các nhân viên bán hàng, đợt này Novaland đưa ra hơn 500 sản phẩm nhà phố và shophouse với mức giá gần 10 tỷ đồng cho nhà phố (diện tích 6x20 m) và gần 16 tỷ đồng cho shophouse (diện tích 6x22 m).

bds phía nam
Nhiều phòng công chứng tại Bà Rịa - Vũng Tàu trong tình trạng quá tải. Ảnh: Lê Toàn.

Đồng Nai cũng là thị trường đang được quan tâm, nhưng khác Bà Rịa - Vũng Tàu với điểm nóng là đất vườn, giới đầu tư tập trung vào đất dự án do các doanh nghiệp lớn đầu tư tại địa phương này. Cuối tuần trước, mặc dù việc đi lại vẫn chưa thực sự thông suốt, tại trung tâm giao dịch bất động sản của Novaland đặt trong khuôn viên dự án Aqua City ở Biên Hòa vẫn đông nghẹt khách hàng. Trong đợt chào bán này, Novaland tung ra thị trường sản phẩm nhà phố phân khu Sunharbor có giá bán hàng chục tỷ đồng/sản phẩm, song vẫn rất hút khách.

Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhiều gam màu tối trong bức tranh phát triển nhà ở giá rẻ cho công nhân, người có thu nhập thấp 
Đợt dịch Covid-19 vừa qua tại TP.HCM cho thấy, phần lớn các ca F0 cộng đồng được phát hiện ở những khu vực dân cư tự phát, hẻm nhỏ, nhiều ngóc ngách, khu đông dân cư, nhà trọ. Điển hình như Bình Tân – quận có lượng công nhân, người dân từ các tỉnh đến lưu trú đông bậc nhất TP.HCM, đến nay, địa phương này là quận duy nhất vẫn chưa được công nhận kiểm soát dịch Covid-19. Bình Tân hiện có 2 khu công nghiệp do Ban quản lý các khu công nghiệp thành phố quản lý là khu công nghiệp Tân Tạo và khu công nghiệp Vĩnh Lộc. Trong đó, chỉ riêng Công ty TNHH PouYuen Việt Nam đã có đến hơn 70.000 lao động, có thời điểm lên đến 100.000 người, là doanh nghiệp có đông lao động nhất tại TP.HCM.
Nhiều công nhân, người lao động dù đã cố gắng chăm chỉ làm ăn, tiết kiệm hết sức có thể nhưng với khả năng tài chính còn hạn chế, mức phí sinh hoạt đắt đỏ tại đô thị khiến hầu hết không đủ khả năng để sở hữu một căn nhà nhỏ tại TP.HCM. Nỗi đau đáu về một nơi ăn chốn ở ổn định vẫn luôn hằn sâu, đi cả vào trong cả giấc ngủ của những người công nhân, lao động có thu nhập thấp tại TP.HCM và các tỉnh thành lân cận.

nhà ở công nhân
Công nhân, người lao động phải sống trong những khu trọ chật chội, ẩm thấp.


Thậm chí, nhiều gia đình dù trải qua nửa đời người, cống hiến nơi đất khách vẫn không có đồng nào dư dả, không có lấy chỗ ở, và phải chấp nhận sống cảnh thuê trọ cho đến cuối đời. Điều này lý giải tại sao ngày càng nhiều gia đình muốn trở về quê, không muốn còn muốn gắn bó với nơi thành thị “đất chật người đông”. Và khi biến cố xảy đến thì ngay cả một chỗ “chui ra chui vào” cũng không còn.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng Việt Nam: Vì sao chưa bứt phá?
Bên cạnh những khó khăn bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng vẫn đang gặp rắc rối về giấy chứng nhận sử dụng đất và thời gian sở hữu. Mặc dù các cơ quan chức năng đã rất nỗ lực nhưng đến nay vấn đề này vẫn chưa được giải quyết một cách thấu đáo, nhất là sau sự “đứt gánh giữa đường” tại dự án Cocobay Đà Nẵng. 
Giới chuyên gia nhiều lần nhấn mạnh, việc pháp luật quy định thời gian sở hữu trong vòng 50 năm, vô tình đã khiến tâm lý nhà đầu tư không mấy mặn mà, vì họ muốn hưởng chính sách ưu đãi để đầu tư giống như đất ở. Cụ thể là, tại Điều 153 của Luật Đất đai, thời hạn sử dụng đất được quy định tại khoản 3 Điều 126 của Luật Đất đai, theo đó thời hạn cho thuê đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin thuê đất nhưng không quá 50 năm, đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn cho thuê đất không quá 70 năm; khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất.
Đặc biệt với sản phẩm condotel, vướng mắc ở chuyện chưa có căn cứ pháp luật để xác định phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung, quyền sử dụng đất chung, để cấp sổ hồng cho chủ sở hữu căn hộ du lịch; chưa có căn cứ pháp luật để xác định trách nhiệm bảo trì, kinh phí bảo trì, quản lý sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của chủ sở hữu căn hộ du lịch; chưa có quy định về cơ chế quản lý vận hành tòa nhà khi đưa dự án căn hộ du lịch vào khai thác kinh doanh.
Xem thông tin chi tiết tại đây 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top