BĐS Khu Công nghiệp thu hút gần 7.000 dự án đầu tư nước ngoài
Báo cáo mới nhất của Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 11/2016, cả nước có 324 Khu công nghiệp (KCN) được thành lập gồm 44 KCN đầu tư nước ngoài và 280 KCN đầu tư trong nước. Tổng diện tích đất tự nhiên là 91,8 nghìn ha.
Về thu hút vốn đầu tư, lũy kế đến hết tháng 11, các KCN đã thu hút được 6.947 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng mức đầu tư đăng ký đạt 110,2 tỷ USD, vốn đầu tư thực hiện đạt 66,8 tỷ USD (bằng 60,7% tổng mức đầu tư đăng ký).
Ngoài ra, các KCN đã thu hút được 6.464 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 705,6 nghìn tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 353 nghìn tỷ đồng (bằng 50% tổng vốn đầu tư đăng ký).
Hành lang pháp lý cho thị trường BĐS vừa thừa, vừa thiếu!
Đó là nhận định của LS. Nguyễn Phú Thắng, Công ty Luật Intercode, Đoàn Luật sư Hà Nội. Trao đổi với phóng viên Reatimes, LS. Thắng cho rằng, hiện nay có khoảng 400 văn bản ở tầm quy phạm pháp luật đang trực tiếp điều chỉnh lĩnh vực BĐS nhưng lại có sự xung đột hoặc không tương thích giữa các văn bản này.
Còn theo LS. Thắng, tính minh bạch thị trường chưa cao thì do chính các quy định được xây dựng nhanh chóng, thiếu phản biện gây ra. Chẳng hạn: Trong vô số văn bản hướng dẫn nhưng không có một văn bản nào "chạm" và làm rõ được căn cứ giao, cho thuê, chuyển đổi đất quy định tại Điều 52 của Luật Đất đai.
"Với cách quy định chung chung, tùy nghi có thể hiểu theo hai hay nhiều cách khác nhau như Điều 52 của Luật thì hiện tượng "thị trường ngầm", "xin - cho", “lợi ích nhóm” thông qua chạy “cửa sau”, sẽ còn tiếp tục phổ biến và tỏ ra khá hiệu quả.
Điều đáng nói là, tiêu cực bất thường này đã trở thành quá đỗi bình thường. không những trong tư duy của doanh nghiệp, quan chức mà thậm chí của cả đông đảo người dân". - LS. Thắng cho biết.
10 dự báo táo bạo về BĐS 5 năm tới
Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) vừa đưa ra những dự báo về thị trường BĐS 2017 và giai đoạn 5 năm tới.
Thứ nhất, thị trường BĐS vẫn còn nằm trong chu kỳ tăng trưởng, nhưng có thể sẽ tiếp tục xu thế chững lại so với năm 2016. Dự báo thị trường đến năm 2020 sẽ có sự điều chỉnh lớn để giải quyết sự lệch pha cung - cầu, hiện đang có xu thế lệch về phía phân khúc BĐS cao cấp (bao gồm cả BĐS du lịch nghỉ dưỡng).
Thứ 2, sẽ có sự chuyển hướng mạnh sang phân khúc thị trường BĐS có giá vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu thật của đa số người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp đô thị. Điển hình là Vingroup vừa công bố kế hoạch phát triển 200.000 - 300.000 căn nhà có giá từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng/căn trong 5 năm tới; Him Lam Land cũng công bố phát triển hàng ngàn căn hộ cao cấp giá trên dưới 1 tỷ/căn…
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hình thái tín dụng bất động sản có sự chuyển dịch
Đây là lưu ý của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia về diễn biến của tín dụng năm 2016, trong một báo cáo vừa công bố.
Báo cáo này cho biết, trong năm 2016, tín dụng tăng trưởng khá, hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng, cả năm ước tăng 18%.
Về cơ cấu, tín dụng cho công nghiệp và các hoạt động dịch vụ khác vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tạo điều kiện để tăng trưởng của khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ liên tục cải thiện.
Trong diễn biến tín dụng 2016, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia nhấn mạnh đến xu hướng gia tăng mạnh của tín dụng tiêu dùng, góp phần duy trì tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ so với GDP.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Năm 2017, năm bội thu của BĐS Ấn Độ
Nói về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và thị trường BĐS Ấn Độ nói riêng, hầu hết các chuyên gia kinh tế đều có chung quan điểm rằng 2017 sẽ là năm “cho hoa tạo quả” của quốc gia phật giáo này.
Theo Thomson Reuters, "ông lớn" truyền thông trong lĩnh vực kinh tế tài chính, rất nhiều thành phố của Ấn Độ liên tục đứng đầu trong danh sách những địa điểm đầu tư ưa thích hàng đầu trong mắt giới đầu tư thời gian tới. Bên cạnh đó đây cũng là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong năm tới, với mức tăng trưởng dự báo ở mức 7%, cao hơn gần 1% so với con số chỉ 6,3% của Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất khu vực Châu Á.
Đông dân, dân số tăng nhanh, tầng lớp trung lưu phát triển mạnh mẽ, lượng tiêu thụ nội địa cao là những nhân tố thúc đẩy thị trường BĐS Ấn Độ tăng trưởng nhanh chóng trong năm tới.
Tiêu thụ nội địa, kể từ đầu thế kỷ 21 đã trở thành một phần quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Ấn Độ nói chung và thị trường BĐS nói riêng. Với dân số 1,3 tỷ người, Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới, chỉ xếp sau Trung Quốc với 1,4 tỷ dân.