Tìm cơ chế tạo chuyển biến về nhà ở xã hội
Sáng 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Phát biểu mở đầu hội nghị, Thủ tướng cho biết, như lời dạy của Bác Hồ, có 4 việc quan trọng liên quan đến đời sống dân sinh là ăn, mặc, ở và đi lại cần phải đặc biệt quan tâm. Hiến pháp năm 2013 cũng ghi rõ, người dân có quyền có nhà ở và có chính sách hỗ trợ để phát triển nhà ở.
“Tôi nói những vấn đề trên để thấy rằng chúng ta thực hiện nghiêm túc những vấn đề về mặt thực tiễn và cơ sở pháp luật về nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở cho công nhân”,
Thủ tướng nhấn mạnh và cho rằng, Hội nghị toàn quốc hôm nay sẽ bàn về những vấn đề, những công việc gì trong chỉ đạo thực hiện, những mô hình nào đã làm tốt, cần nhân rộng trong phạm vi cả nước. Đặc biệt, có những cơ chế chính sách nào để các đơn vị có chức năng có thể làm nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu rất lớn của người dân, nhất là người nghèo, gia đình chính sách, thương binh, bệnh binh, công nhân.
Hà Nội sẽ thu hồi 869 công trình, dự án trong năm 2017
HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết danh mục các dự án thu hồi đất năm 2017; danh mục dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, rừng phòng hộ trên địa bàn Thủ đô năm 2017 thuộc thẩm quyền.
Theo đó, tại phiên họp HĐND TP Hà Nội thứ 3, khóa XV đang diễn ra, với 100% số phiếu tán thành, các đại biểu đã quyết nghị thông qua danh mục 869 công trình, dự án thu hồi đất năm 2017, với diện tích là 2.748 ha; danh mục 390 công trình, dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng năm 2017, với diện tích diện tích là 832 ha.
Để thực hiện nghị quyết này, HĐND TP. Hà Nội giao UBND trong quá trình thực hiện tiếp tục rà soát, đánh giá tiến độ triển khai và sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện theo tính cấp thiết của từng dự án.
TP Hồ Chí Minh: Dân khốn khổ sống cạnh... chuồng bò vì chủ đầu tư "quên" tiện ích
Để thu hút khách hàng mua căn hộ, chủ đầu tư quảng cáo nhiều tiện ích kèm theo như trường học, công viên… đầy đủ, nhưng khi về ở, cư dân mới biết được đó chỉ là "bánh vẽ", công viên, trường học tiện nghi trên giấy thực tế chỉ là bãi đất bỏ hoang để phế liệu và nuôi bò.
Một số cư dân sinh sống tại Khu Đô thị Dịch vụ Thương mại Nam Long, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM do Cty Nam Long làm chủ đầu tư phản ánh, dự án đưa vào sử dụng đã hơn 10 năm nhưng đến nay các tiện ích đi kèm như: Trường học, công viên, siêu thị… vẫn tồn tại trên giấy.
Tương tự dự án Ehome 2, phường Phước Long B, quận 9 cũng do Cty Nam Long làm chủ đầu tư. Trong quy hoạch chi tiết, các khu vực xây dựng công trình tiện ích đều đẹp nhưng thực tế thì trong tình trạng bỏ trống. Căn hộ đã giao cho cư dân nhưng trường học, công viên… gần như bãi đất hoang. Khu vực nhà trẻ hiện nay vẫn là khu đất trống, sân thể dục thể thao một phần bỏ trống, phần còn lại chứa vật liệu xây dựng. Cạnh bên là khu vực công viên, một phần làm lều trại cho công nhân, một phần nuôi cỏ cho bò gặm.
10 tuyến đường có giá đất đắt đỏ nhất Sài Gòn
Theo công bố nghiên cứu của Công ty Gạch Vàng về top 10 tuyến đường có giá đất cao nhất Sài Gòn cập nhật đến cuối tháng 10/2016 cho thấy, các tuyến phố có giá đất cao nhất đều nằm ở khu vực quận 1, là những tuyến phố lâu đời, thuộc lõi trung tâm đô thị, gần tòa nhà UBND TP.HCM và chợ Bến Thành.
Dẫn đầu về giá đất là phố đi bộ Nguyễn Huệ vượt ngưỡng 1,2 tỷ đồng/m2, thứ 2 là đường Lê Lợi với 825 triệu đồng/m2, xếp thứ 3 là đường Đồng Khởi với mức giá 706 triệu/m2.
2017 hé lộ triển vọng tươi sáng của thị trường BĐS Singapore
Trong bối cảnh thị trường BĐS thế giới đang loạng choạng bởi những cú huých từ các làn sóng bất ổn kinh tế và chính trị bắt nguồn từ Châu Âu và Mỹ thì thị trường Singapore lại được xem là một điểm đầu tư an toàn và có nhiều triển vọng tăng trưởng trong năm tới, 2017.
Đầu tư nước ngoài tăng cao nhất trong vòng 9 năm
Số liệu thống kê từ công ty tư vấn BĐS hàng đầu thế giới CBRE cho thấy tổng lượng vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp, đã đổ vào thị trường nhà đất Singapore là khoảng 6,2 tỷ USD, con số kỷ lục kể từ năm 2007, trước khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra.
Theo đó, trong tổng giá trị toàn bộ giao dịch đầu tư trên thị trường BĐS Singapore thì sản lượng đầu tư nước ngoài đã chiếm đến 6,2 tỷ USD, tương ứng với khoảng 41,7%. Con số này được đánh giá là đã tăng 62% so với lượng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường này trong năm 2015, chỉ đạt 3,8 tỷ USD. Và khi so sánh với mức 3,2 tỷ USD trong năm 2014 thì con số 6,2 tỷ dường như đã tăng gần gấp đôi.