TP. HCM: Chấp thuận đầu tư thêm 1 dự án nhà ở xã hội cho thuê
UBND TP. HCM vừa chấp thuận cho Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Lê Thành làm chủ đầu tư dự án Nhà ở xã hội cho thuê - Khu dân cư Lê Thành tại phường An Lạc, quận Bình Tân, TP. HCM.
Dự án này dự kiến có quy mô dân số 1.480 người. Mật độ xây dựng toàn khu 51,78% với năm tầng và bán hầm. Hệ số sử dụng đất toàn khu là 2.44 lần với 19 căn nhà phố liên kế và 930 căn hộ. Tổng diện tích sàn xây dựng chưa bao gồm bán hầm và mái 7.559m2.
Đây là dự án chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội cho thuê với tổng diện tích 19.990,9m2. Dự án có phía Bắc và Đông giáp đất ruộng, phía Nam giáp đất ruộng và Công ty FUCHUN, Công ty MISOVINA, phía Tây giáp Đường Lê Tấn Bê.
Xem thêm tại đây.
VC2 lãi "đậm" nhờ bán dự án Kim Văn - Kim Lũ
Năm 2016, doanh thu hợp nhất của Công ty CTCP Xây dựng số 2 (VC2) đạt 1.029,75 tỷ đồng, tăng 53% so với kết quả đạt được năm 2015. Lợi nhuận trước thuế đạt 30,6 tỷ đồng, tăng 46% so với năm 2015. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 16,7 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2015.
Đây là năm đầu tiên VC2 đạt giá trị doanh thu trên 1.000 tỷ đồng. Doanh thu có được từ dự án Kim Văn – Kim Lũ và chuyển nhượng trụ sở 52 Lạc Long Quân với giá trị tương ứng là 310,4 tỷ đồng và 46,3 tỷ đồng. Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh lĩnh vực BĐS năm 2016 tăng so với năm 2015 là 31,1 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận trước thuế năm 2016 tăng so với năm 2015.
Phối cảnh dự án Kim Văn Kim Lũ
Xem thêm tại đây.
Cổ phiếu xây dựng - BĐS nào đang được công ty chứng khoán “săm soi”?
Mới đây, các chuyên gia CTCP chứng khoán KIS Việt Nam đã tiết lộ nhiều thông tin thú vị về thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2017 dưới tác động của các yếu tố vĩ mô cũng như vi mô. Đồng thời, đơn vị này cũng gợi ý nhà đầu tư về các nhóm ngành nên bổ sung vào danh mục đầu tư trong 2017.
Trong số những nhóm ngành KIS lưu tâm, BĐS cho thuê KCN được đánh giá sẽ có sự tăng trưởng tốt trong năm nay. Theo KIS, năm 2016 là thời điểm "nở rộ" đối với các doanh nghiệp, nền kinh tế tăng tốc khiến cho số lượng các doanh nghiệp mới ngày càng đông đảo, chạm mốc kỷ lục mới 100.000 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chi phí nhân công thấp là mồi nhử thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam, kết quả là vốn FDI giải ngân tăng 9% trong khi vốn đăng kí kinh doanh mới trong nước đột phá, tăng gần 50%.
Bắt đầu năm 2017, dù có các biến cố chính trị mà đặc biệt đến từ Mỹ ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, tác động đến nguồn vốn FDI tuy nhiên, Chính phủ nước ta đang quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh và nền kinh tế tư nhân. Động thái này khiến cho doanh nghiệp có thể kỳ vọng sẽ thúc đẩy đầu tư trong nước và tạo cơ hội "khơi thông" dòng FDI. Vì vậy, BĐS khu công nghiệp sẽ tiếp tục sôi động nhờ làn sóng FDI và đầu tư trong nước. Ước tính doanh thu và lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết tăng 38% và 50%.
Xem thêm tại đây.
Khu Tây Sài Gòn nóng "cuộc chiến" căn hộ giá rẻ
Hơn 1 năm trở lại đây nhiều doanh nghiệp bất động sản TP.HCM bắt đầu rục rịch thâu tóm quỹ đất tại khu Tây. Trong đó, đáng chú ý là những “ông lớn” như: Him Lam Land, Novaland, Hung Thinh Corp, Phuc Khang Corp, Khang Điền, Gamuda Land (Malaysia), Sacomreal… đều đã “đặt chân” vào khu vực này.
Theo bà Đỗ Thu Diễm, Giám đốc điều hành Vietcomreal, lợi thế hạ tầng, giao thương kết nối thuận tiện với khu vực trung tâm và các tỉnh, thành phía Nam là những lý do giúp khu Tây Sài Gòn có giá trong mắt nhà đầu tư và khách hàng.
Ngoài cơ sở hạ tầng hiện hữu, nhà đầu tư cũng đón đầu cơ hội khi hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm khu vực đang từng bước được đầu tư, nâng cấp như: Tuyến metro số 2 (Bến Thành, Tham Lương, khởi công vào năm 2010 và dự kiến đi vào hoạt động năm 2019); tuyến metro số 6 Bình Phú (Tân Bình, Phú Lâm) kết nối giữa tuyến metro số 3A (Bến Thành, bến xe miền Tây) tại vòng xoay Phú Lâm và tuyến metro số 2 tại Bà Quẹo; tuyến Vành đai 3 kết nối với Bình Dương, Đồng Nai và Long An.
Ông Nguyễn Nam Hiền, Tổng Giám đốc Hưng Thịnh Land, cho rằng, kết nối hạ tầng và tiện ích, khu Tây đang dần cải thiện so với khu Đông hay khu Nam. Đây chính là cơ hội cho những nhà đầu tư đi trước, vì quỹ đất hiện tại vẫn còn giá “mềm” hơn những khu vực khác. Đây là yếu tố đầu vào quan trọng để doanh nghiệp có thể phát triển nhà ở phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của phần lớn người dân. Chính vì vậy, không khó lý giải khi nguồn cung nhà giá rẻ đang tập trung về khu vực này.
Xem thêm tại đây.
Giải mã cuộc “tháo chạy” tại dự án cao tốc gần 12 nghìn tỷ
Dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn có tổng mức đầu tư là 11.765 tỷ đồng được khởi công từ tháng 10/2015, tiến độ dự kiến hoàn thành trước 31/12/2018. Dù đã đi được hai phần ba quãng đường nhưng tiến độ triển khai dự án vẫn chậm như “rùa”. Trong khi đó, mới đây, liên danh nhà đầu tư do Công ty Cổ phần đầu tư UDIC đứng đầu đã “giương cờ trắng” bỏ cuộc.
Theo đó, ngày 17/3, Bộ Giao thông Vận tải có văn bản thông báo dự kiến chấm dứt hợp đồng với liên danh này. Lý do được Bộ này đưa ra là liên danh đã vi phạm Điều 14 hợp đồng BOT số 15 ngày 25/11/2016 về huy động vốn chủ sở hữu, vốn vay và Điều 57 hợp đồng dự án về bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng.
Xem thêm tại đây.