Xu hướng xây dựng “thành phố trong thành phố” phát triển mạnh tại Đông Nam Á
Theo Công ty nghiên cứu tư vấn JLL, các thành phố Đông Nam Á đang có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với các thành phố khác trên thế giới. Mức tăng trưởng của dân số đô thị khoảng 2,2% trên chỉ số kinh tế là 5% hàng năm. Dân số trẻ có độ tuổi trung bình khoảng 30 tuổi.
Theo đó, tại các quốc gia Đông Nam Á hiện nay, nhu cầu tiêu dùng trong nước đang tăng mạnh vì sự gia tăng tầng lớp trung lưu. Dự kiến mức tăng trưởng kép hằng năm đạt 9% cho đến năm 2020. Trong khi, mạng lưới di động bùng nổ và có tới 300 triệu người sử dụng Facebook tại Đông Nam Á, nhiều hơn bất cứ châu lục nào khác.
Môi trường đô thị ở Đông Nam Á cũng đang chuyển hướng để đáp ứng được nhu cầu thay đổi của lớp người trẻ tại đây. Những siêu dự án mới đã tích hợp đầy đủ các yếu tố sống, làm việc, vui chơi và học hỏi. Những dự án này còn được gọi là "thành phố trong thành phố" và công năng đặc biệt của nó là cho phép mọi người kết nối với nhau.
Xem thêm tại đây.
Phó Thủ tướng cho ý kiến về đề nghị thanh tra, đình chỉ 60 dự án của Bộ Tài chính
Liên quan đến đề nghị của Bộ Tài chính (Công văn số 2000/BTC-TTr ngày 15/2/2017) và ý kiến của các Bộ: Tư pháp, Xây dựng, Tài Nguyên và Môi trường, Thanh tra Chính phủ về việc quản lý sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất của các doanh nghiệp cổ phần hóa, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã có ý kiến đề nghị Bộ Tài chính chuyển danh sách gồm 60 các cơ sở nhà, đất chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư cho Thanh tra Chính phủ tham khảo, phục vụ công tác thanh tra về việc quản lý đất đai theo kế hoạch thanh tra năm 2017.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất sửa đổi quy định Luật Đất đai năm 2013 về bán đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với quy định về thu hồi đất.
Xem thêm tại đây.
Hà Nội có thêm 95 dự án thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội
Theo Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cho biết, tính đến ngày 3-5-2017, Sở Tài nguyên và Môi trường đã nhận được văn bản đăng ký điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2017; dự án công trình chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng năm 2017 của 23 quận, huyện.
Theo đó, đề xuất bổ sung 95 dự án thu hồi đất, thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, với tổng diện tích là 543,7ha; 51 dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, với diện tích 160,6ha. Đây là những dự án, đủ tính pháp lý về hồ sơ để Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo UBND TP, trình HĐND TP thông qua, bổ sung vào danh mục thu hồi đất năm 2017.
Xem thêm tại đây.
Hạ tầng KĐT Dương Nội và câu chuyện khách hàng lưỡng lự xuống tiền ở dự án "xanh" Anland Complex
Tọa lạc tại cửa ngõ khu đô thị Dương Nội, Anland Complex là dự án mới nhất của Tập đoàn Nam Cường, được ra mắt năm 2016. Theo giới thiệu, dự án khởi công xây dựng trong năm 2016, duy trì tiến độ thi công đạt trung bình 3 đến 4 sàn một tháng, đến nay, Anland đã lên được tầng 9. Với tốc độ này, dự án Anland với 2 tòa nhà 25 tầng và 551 căn hộ cao cấp có thể cất nóc vào tháng 7/2017.
Một trong những đặc điểm khiến Anland Complex thu hút rất nhiều sự chú ý của khách hàng kể từ khi ra mắt đến nay là thông tin dự án này được xây dựng và thiết kế theo tiêu chuẩn kỹ thuật của chứng chỉ công trình tiết kiệm năng lượng EDGE của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC.
Theo đó, hầu hết các trang thông tin quảng cáo về dự án đều khẳng định, tại Anland Complex, nước và năng lượng tiêu thụ được tiết kiệm từ 20% - 27% so với thông thường. Đồng nghĩa với việc cư dân sẽ giảm được con số tương ứng trên hóa đơn điện nước.
Xin chưa bàn đến chi tiết những tiêu chuẩn kỹ thuật của chứng chỉ công trình tiết kiệm năng lượng EDGE của Anland và hiệu quả thực tế bởi phải đến tháng 7 này, dự kiến công trình mới có thể cất nóc. Tạm thời, hãy nói về tính tổng thể của chứng chỉ xanh mà Anland Nam Cường công bố đã được cấp.
Được biết, đối với Anland Complex hay nhiều công trình khác hiện nay, cần rất nhiều yếu tố cấu thành mới có thể có được chứng nhận EDGE như địa điểm bền vững; sử dụng tài nguyên, năng luợng hiệu quả; chiến lược môi trường trong nhà; kiến trúc tiên tiến, bản sắc; tính xã hội - nhân văn bền vững.
Tại một thị trường đang phát triển như Việt Nam, để phù hợp với đa số các chủ đầu tư và để khuyến khích các công trình hướng tới phát triển xanh, IFC thừa nhận đã áp dụng tiêu chuẩn EDGE là một công cụ đơn giản, nhanh chóng và hợp túi tiền hơn. Theo đó, EDGE tập trung đánh giá hiệu quả sử dụng tài nguyên trong công trình. Chỉ cần công trình có các giải pháp tiết kiệm từ 20% năng lượng, nước, vật liệu... trở lên là đã đủ tiêu chuẩn tiếp cận với chứng chỉ CTX EDGE. Về điều này, theo quảng bá của Anland Nam Cường thì trùng khớp.
Dù vậy nhưng những thông tin về tiêu chuẩn công trình xanh của Anland Complex còn khá chung chung và mơ hồ.
Xem thêm tại đây.
Liên tiếp đóng cửa các TTTM, Parkson vẫn chìm trong thua lỗ ở Việt Nam
Quý đầu năm nay, Parkson lỗ tiếp gần 20 tỷ tại thị trường Việt Nam. Niên độ tài chính năm nay, Parkson đã lỗ gần 50 tỷ sau 9 tháng.
Parkson Retail Asia có 2 công ty con trực tiếp ở Việt Nam là Công ty TNHH Parkson Hải Phòng và Công ty TNHH Parkson Việt Nam. Trong đó, Parkson Việt Nam lại có 2 công ty con là Công ty TNHH quản lý dịch vụ Parkson Việt Nam và Công ty TNHH Parkson Hà Nội.
Parkson Hà Nội chính là cái tên quản lý 2 toà nhà Parkson Keangnam và Parkson Viet Tower. Cả 2 trung tâm thương mại này đã lần lượt đóng cửa, Parkson ở Keangnam là tháng 1/2015 và ở Viet Tower là giữa tháng 12/2016. Cũng năm 2016, Parkson còn đóng cửa Parkson Paragon tại TPHCM.
Sau khi liên tiếp đóng cửa các trung tâm thương mại, Parkson vẫn không thoát cảnh thua lỗ tại Việt Nam.
Xem tiếp tại đây.