2017, tín dụng BĐS sẽ được kiểm soát chặt chẽ
Nhận định về thị trường BĐS Việt Nam thời gian tới, chuyên gia BĐS cho rằng ngoài những cơ hội như tình hình kinh tế vĩ mô, tốc độ đô thị hóa... vẫn còn nhiều thách thức liên quan đến nguồn vốn và chính sách sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, thị trường BĐS 2017 sẽ không có những cú “bứt tốc” như vài năm trước mà thay vào đó là sự ổn định, phát triển theo chiều sâu và sinh lời bền vững. Đây cũng chính là năm bản lề cho sự phát triển của thị trường BĐS nhà ở đặc biệt hướng tới mục tiêu cho năm 2020.
Ông Hà cho biết, sự phát triển này thể hiện ở nhiều cơ hội. Tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số trẻ và tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2017 tiếp tục được cải thiện nên thị trường nhà ở sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Ngành thép “dát vàng” cho cổ phiếu vật liệu xây dựng
Năm 2016, thị trường vật liệu xây dựng chứng kiến sức tăng giá phi mã của cổ phiếu thép, một trong những nhân tố có ảnh hưởng tiên quyết là giá thép xây dựng trong nước tăng. Thời gian tới, nhiều "đại gia" ngành thép sẽ tiếp tục những động thái khả quan giúp "nâng tầm" cổ phiếu ngành.
Theo Tổng Công ty Thép Việt Nam, giá bán thép cuối năm 2016 tại các nhà máy chưa bao gồm chiết khấu, thuế GTGT là khoảng 9.500 - 10.700 đồng/kg đối với thép cuộn và khoảng 9.750 - 10.400 đồng/kg đối với thép cây. Giá bán lẻ trên thị trường tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung dao động ở mức 11.600 - 13.950 đồng/kg; tại các tỉnh Miền Nam dao động ở mức 11.700 - 14.200 đồng/kg.
Trong năm qua, giá nhiều cổ phiếu ngành thép đã tăng gấp đôi, gấp ba lần. Tăng mạnh nhất phải kể đến cổ phiếu DTL của Đại Thiên Lộc. Từ mức giá 8.200 đồng đầu năm, cổ phiếu DTL chốt phiên giao dịch cuối cùng của năm 2016 ở mức giá 30.600 đồng tương ứng mức tăng 273%. Cổ phiếu Thép Nam Kim cũng đạt mức tăng giá gấp 3 lần khi kết thúc năm 2016 ở ngưỡng 35.000 đồng/cổ phiếu.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Quy hoạch đô thị vệ tinh: Nhiệm vụ tất yếu để "giải nén" cho Hà Nội?
Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, mục tiêu đến giai đoạn năm 2020 - 2030, dân số thành thị khoảng 6 - 6,2 triệu người, nông thôn khoảng 2,8 - 2,9 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 65 - 68% và khống chế được sự gia tăng dân số trong nội đô. Tuy nhiên, giai đoạn 2011 - 2015, dân số khu vực trung tâm Hà Nội vẫn tiếp tục tăng cao.
Trước thực tế này, việc xây dựng các ĐTVT với quy mô tổng dân số khoảng 1,3 triệu người, cùng hàng chục khu đô thị mới là một giải pháp cần thiết.
Ths. Lã Hồng Sơn, đại diện Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội cho biết, theo định hướng quy hoạch của thành phố, Hà Nội sẽ phát triển theo mô hình chùm đô thị gồm khu vực đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh (ĐTVT) và các thị trấn. Trước mắt trong năm 2017 sẽ tập trung xây dựng chương trình phát triển đô thị cho toàn thành phố Hà Nội. Đến nay, 4/5 ĐTVT đã được UBND thành phố phê duyệt quy hoạch chung là Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn. ĐTVT Hòa Lạc đang thẩm định, trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nghịch lý nhu cầu cao nhưng căn hộ bình dân vẫn "thất thế"
Báo cáo mới nhất từ các đơn vị nghiên cứu thị trường cho thấy một con số "giật mình": nguồn cung phân khúc căn hộ bình dân trong năm 2016 giảm 71% so với năm 2015, dù nhu cầu trong phân khúc này chiếm tỷ trọng khoảng 80%.
Cụ thể, số liệu từ CBRE cho biết, trong năm vừa qua, phân khúc bình dân tại Hà Nội chỉ chiếm 11% trong số hơn 30.000 căn hộ chào bán mới ra thị trường, tương đương với khoảng 3.300 căn.
Trong khi đó, phân khúc trung cấp chiếm 56%, tương đương 16.800 căn, tăng mạnh so với tỷ trọng 42% của năm 2015. Số sản phẩm của phân khúc cao cấp dù giảm nhẹ khoảng 10%, nhưng vẫn đạt 30% số lượng mở bán, tương đương trên 9.300 căn hộ được chào bán.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hạ tầng được đầu tư đồng bộ và hiện đại kéo theo hàng loạt siêu dự án lấp đầy Thủ Thiêm chỉ sau vài năm
Từ năm 1999 đến nay, TP.HCM đã thực hiện rất nhiều chương trình xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước nhằm kêu gọi nhiều dòng vốn để biến nơi đây thành trung tâm kinh tế mới. Tuy nhiên, kết quả thu hút đầu tư cũng chỉ lác đác vài ba doanh nghiệp trong nước, có một số doanh nghiệp ngoại đến ký cam kết đầu tư nhưng sau đó "rút lui".
Tuy nhiên, đến giai đoạn 2013-2015 khi TP.HCM thông qua chủ trương và chiến lược đầu tư hàng loạt dự án hạ tầng giao thông quy mô lớn, Thủ Thiêm dần thoát khỏi thế "ốc đảo". Từ đó, chỉ tính từ cuối năm 2015 đến nay, rất nhiều dự án có vốn đầu tư hàng tỷ USD đã "đổ" vào đây và chuẩn bị triển khai xây dựng.
Theo quy hoạch về hạ tầng cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm, có 5 cây cầu và 1 hầm chui nối những khu vực khác nhau của trung tâm thành phố với Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Hiện nay, cầu Thủ Thiêm 1 và hầm chui vượt sông Sài Gòn (nối Q.1 và Q.2) đã hoàn thành. Đầu năm 2015, cầu Thủ Thiêm 2 có tổng số vốn gần 3.100 tỷ đồng cũng đã được khởi công.