Người mua lưỡng lự, thị trường đói vốn, chủ đầu tư tung chiêu hạ giá
Trong quý IV/2022, việc Chính phủ rà soát phát hành trái phiếu cùng chính sách kiểm soát tín dụng thắt chặt đã phần nào tạo nên tâm lý dè chừng của người mua và chủ đầu tư.
Theo báo cáo mới nhất của Cushman & Wakefield, thị trường căn hộ TP.HCM ghi nhận tổng cộng 17.028 căn chào bán, tăng 87% so với năm 2021. Tuy nhiên trong quý IV/2022, doanh số bán mới đạt 983 căn, giảm tới 76% so với quý trước.
"Trong quý này, việc Chính phủ rà soát phát hành trái phiếu cùng chính sách kiểm soát tín dụng thắt chặt đã phần nào tạo nên tâm lý dè chừng của người mua và chủ đầu tư", đơn vị nghiên cứu thị trường lý giải.
Trong quý cuối năm, thị trường ghi nhận chỉ gần 1.100 căn hộ được mở bán mới, giảm đến 74% so với lượng mở bán mới quý trước, và chiếm 6,5% tổng nguồn cung cả năm 2022.
Việc kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực bất động sản và vướng mắc pháp lý đã tạo áp lực lên thị trường. Do đó, cả người mua và nhà đầu tư đều có xu hướng chờ xem chính sách mới của năm 2023 trước khi đưa ra quyết định.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Phát triển mạng lưới đô thị bền vững, giàu tính liên kết và chia sẻ vai trò kinh tế - xã hội
Nhằm đạt được các mục tiêu trong quy hoạch không gian phát triển quốc gia, cần tăng cường tính liên kết giữa các đô thị, định hướng xây dựng mạng lưới đô thị bền vững, có khả năng chia sẻ chức năng kinh tế - xã hội.
Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã ban hành kết luận số 45-KL/TW ngày 17/11/2022 về định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, những năm qua, phát triển và tổ chức không gian phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ đất nước đạt được nhiều kết quả quan trọng. Phát triển vùng, liên kết vùng chuyển biến tích cực, hình thành nhiều vùng kinh tế lớn, quan trọng cho phát triển đất nước. Bước đầu hình thành các hành lang kinh tế trên địa bàn các vùng, liên vùng, nhất là các hành lang gắn với các đô thị lớn. Không gian đô thị được mở rộng, dần hình thành mạng lưới đô thị, góp phần tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Kết luận cũng nhìn nhận thực tế tổ chức không gian phát triển vẫn còn một số hạn chế, bất cập, đặc biệt trong quy hoạch mạng lưới đô thị gắn với liên kết vùng kinh tế. Hệ thống đô thị phân bố chưa hợp lý, tính liên kết còn yếu, chủ yếu phát triển theo chiều rộng, tác động lan tỏa còn hạn chế. Chưa hình thành được các trung tâm tài chính lớn; phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch còn dàn trải, hiệu quả thấp; chưa hình thành được các cụm liên kết ngành quốc gia quy mô lớn...
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhiều cổ phiếu bất động sản tiếp tục giảm trong tuần cuối năm 2022
Thị trường chứng khoán đi xuống trong tuần cuối cùng của năm 2022, trong đó, nhiều mã bất động sản cũng biến động khá tiêu cực.
Thị trường tiếp tục điều chỉnh trong tuần giao dịch cuối cùng của năm 2022 với thanh khoản sụt giảm và thấp hơn mức trung bình của 20 phiên gần nhất. Điều này phản ánh tâm lý nghỉ Tết dương lịch sớm của nhà đầu tư.
Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 13,25 điểm (-1,3%) xuống 1.007,09 điểm, HNX-Index lại tăng rất nhẹ 0,01 điểm để kết năm ở mức 205,31 điểm, UPCoM-Index tăng 0,64 điểm (0,9%) lên 71,65 điểm.
Giá trị giao dịch trên HOSE giảm 34,4% so với tuần trước đó xuống 45.855 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch giảm 35,8% xuống gần 2,6 tỷ cổ phiếu. Giá trị giao dịch trên HNX giảm 26,4% xuống 4.594 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch giảm 28,2% xuống 322 triệu cổ phiếu.
Thị trường điều chỉnh trong tuần qua khiến cho phần lớn các nhóm ngành cổ phiếu đều sụt giảm. Nhóm bất động sản tiếp tục có một tuần giao dịch không mấy tích cực. Thống kê 126 cổ phiếu bất động sản đang giao dịch trên toàn thị trường, trong tuần từ 26 - 30/12 có 67 mã giảm trong khi số mã tăng giá là 45.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2023 có khả năng cao đạt được chỉ tiêu 6,5%
Theo TS. Nguyễn Hữu Huân, mặc dù nền kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ ẩn chứa nhiều biến số vĩ mô khó lường nhưng khả năng đạt được chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% và tốc độ tăng CPI khoảng 4,5% là khá cao.
Chia sẻ với Reatimes dịp đầu năm mới 2023, TS. Nguyễn Hữu Huân, Trưởng Bộ môn Tài chính, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã đưa ra những đánh giá tương đối tích cực về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Đặc biệt khi Chính phủ có những chính sách điều hành kinh tế hợp lý, bối cảnh các yếu tố vĩ mô thế giới không quá biến động cùng việc Trung Quốc chấm dứt chính sách Zero Covid thì khả năng đạt được chỉ tiêu tăng trưởng như Quốc hội đề ra là rất lớn.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản gặp khó, có nên xây phòng trọ cho thuê?
Khi đầu tư bất động sản không còn "màu hồng", một số người chuyển sang xây phòng trọ cho thuê. Tuy nhiên không phải ai cũng được hời với món đầu tư tưởng chừng bền vững này.
Hồi tháng 7, chị Hải My (trú tại Vĩnh Cửu, Đồng Nai) quyết định bán miếng đất nền mua chung với bạn bè để xây phòng trọ cho thuê. Theo chị, trong khi miếng đất nền sau gần 3 năm lãi tổng cộng chưa đến 20%, thì xây phòng trọ trên miếng đất bố mẹ để lại ngay gần nhà có phần hiệu quả hơn.
"Vì là đất gia đình, chưa có mục đích buôn bán nên tôi thà bỏ thêm tiền xây lên còn hơn để trống. Tôi chi 260 triệu đồng để xây dựng, dự tính 4 - 5 năm sau thu hồi vốn", chị My tâm sự.
Lý giải về quyết định này, chị My cho rằng song song với việc tăng giá đất trong tương lai, phòng trọ trên miếng đất còn đem về dòng tiền cho thuê hàng tháng. "Còn nếu đem số tiền này đi mua bất động sản khác thì chỉ có đất nền ở những vùng xa xôi như Bình Phước, Đăk Lăk, mua xong cũng không mấy khi đến chứ đừng nói đến tiềm năng tăng giá", chị nói thêm.