Aa

Bất động sản 24h: Nhà đầu tư bất động sản đi tìm “tài sản phòng thủ” thời khó

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Chủ Nhật, 04/12/2022 - 10:30

Nhà đầu tư bất động sản đi tìm "tài sản phòng thủ" thời khó; Để thị trường bất động sản tự “tan băng”!... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Nhà đầu tư bất động sản đi tìm "tài sản phòng thủ" thời khó

Trong giai đoạn khó khăn hiện tại, bất động sản không còn là kênh đầu tư “an toàn” nhiều như trước và điều được quan tâm nhất lúc này là phân khúc nào đảm bảo tính “phòng thủ”, có cơ hội sinh lời bền vững.

Dữ liệu từ Batdongsan.com.vn cho thấy, trong 10 tháng đầu năm 2022, sự quan tâm của nhà đầu tư tới bất động sản có sự thay đổi rõ rệt, hướng nhiều hơn đến sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực, có thể khai thác kinh doanh ngay như nhà mặt phố, biệt thự và chung cư khi ghi nhận nhu cầu tìm kiếm tăng mạnh nhất, lần lượt ở mức 21%, 13% và 11% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, mức độ quan tâm tới loại hình nhà riêng và đất nền gần như không có sự thay đổi, còn đất dự án giảm 13%.

Đó là với thị trường bán, còn về thị trường cho thuê, mức độ quan tâm tăng mạnh ở tất cả các loại hình bất động sản, đặc biệt là văn phòng cho thuê (tăng 181%) và nhà mặt phố cho thuê (tăng 127%). Tuy nhiên, lượng tin đăng (phần nào thể hiện nguồn cung) một số loại hình bất động sản cho thuê thiết yếu như chung cư, nhà trọ, cửa hàng… lại giảm đáng kể, từ 14 - 20% so với cùng kỳ năm trước.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Doanh nghiệp phải minh bạch mọi thông tin để giữ niềm tin của nhà đầu tư

Theo giới chuyên gia, nhà đầu tư Việt Nam mua trái phiếu không chỉ vì lãi suất cao mà muốn tìm một kênh đầu tư ổn định, vì vậy việc giữ chữ tín và tạo dựng niềm tin của doanh nghiệp phát hành là rất quan trọng.

Năm 2021 là khoảng thời gian thăng hoa của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp. Tổng giá trị TPDN phát hành trong năm 2021 đạt 623.616 tỷ đồng (tăng 34,9% so với năm 2020), trong đó nhóm ngành bất động sản chiếm 34,8% tổng giá trị phát hành, tăng 36,2% so năm 2020.

Tuy nhiên, kể từ tháng 3/2022, thị trường TPDN bắt đầu chững lại lại. Theo số liệu của Bộ Tài chính, lũy kế 10 tháng của năm 2022, thị trường có 23 đợt phát hành trái phiếu ra công chúng với giá trị 10.599 tỷ đồng (chiếm 4% tổng giá trị phát hành) và 413 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ trị giá 240.761 tỷ đồng (chiếm 96% tổng giá trị phát hành). So với cùng kỳ năm trước, giá trị trái phiếu phát hành ra công chúng đã giảm 56% và giá trị phát hành riêng lẻ giảm 51%.

Theo các chuyên gia, thị trường TPDN chậm lại một phần do chờ đợi Nghị định sửa đổi 153/NĐ-CP/2020, với mục tiêu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư cũng như nâng cao chất lượng của thị trường vốn; phần khác là do nhiều vụ việc sai phạm liên quan đến hoạt động phát hành, sử dụng nguồn vốn trái phiếu ở một số doanh nghiệp đã bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường. Mặc dù các sai phạm bị xử lý chỉ xuất hiện ở một số trường hợp nhất định, song tính “nhạy cảm” của thông tin đã vô tình tạo tâm lý bất an, khiến các nhà đầu tư có xu hướng dè chừng đối với TPDN. Đây chính là nguyên nhân cốt lõi khiến thị trường trái phiếu vốn đang "phất lên" lại "chìm xuống" một cách nhanh chóng. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thu hồi đất để thực hiện dự án Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh hơn 1.254ha

Dự án Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) rộng hơn 1.254ha được đầu tư hiện đại, hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu ở, giải trí, nghỉ dưỡng, trở thành khu đô thị và khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái.

Ngày 2/12/2022, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII đã tổ chức kỳ họp chuyên đề để xem xét, cho ý kiến về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đáng chú ý, tại kỳ họp lần này, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có tờ trình về việc đề nghị thông qua danh mục thu hồi đất để chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh. Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh rộng hơn 1.254ha trải dài trên các phường, xã: Cam Lập, Cam Thịnh Đông, Ba Ngòi, Cam Lợi, Cam Thuận, Cam Phú, Cam Phúc Nam, Cam Phúc Bắc, Cam Nghĩa thuộc TP. Cam Ranh.

Mục tiêu đầu tư của dự án nhằm hướng đến việc xây dựng mới khu đô thị hoàn chỉnh, đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật; khu nhà ở (nhà ở thương mại, nhà ở xã hội - tái định cư); các công trình công cộng, dịch vụ phục vụ cho đơn vị ở và đô thị (trường học, trạm y tế, chợ, trung tâm thương mại...); hệ thống công viên, cây xanh đô thị; các công trình dịch vụ nghỉ dưỡng, sân golf, công viên chuyên đề. Góp phần đưa quỹ đất khu vực vào khai thác có hiệu quả, thúc đẩy kinh tế xã hội khu vực vịnh Cam Ranh, TP. Cam Ranh phát triển.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nhà đầu tư bất động sản đang chờ cơ hội "bắt đáy"

Thị trường bất động sản đang trong giai đoạn khó khăn, thanh khoản giảm khiến cho nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư phải bán cắt lỗ hoặc đưa ra nhiều chính sách kích cầu.

Thị trường bất động sản từ đầu năm đến nay bị giáng đòn liên tiếp từ siết chặt các quy định và chính sách đến kiểm soát tín dụng từ ngân hàng. Theo số liệu thống kê của Batdongsan.com.vn cho thấy, sơ bộ 9 tháng đầu năm nay, có hơn 32.200 sản phẩm mới được chào bán, giảm 30% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, 36% số người được hỏi cho biết rào cản lớn nhất là khách hàng lo sợ thị trường tiêu cực nên không dám đầu tư vào bất động sản, 23% chia sẻ giao dịch không thể chốt thành công do khách hàng bị hạn chế trong vay vốn để mua bất động sản, 19% nhận thấy trở ngại chính là giá bất động sản quá cao so với khả năng tài chính của người mua.

Nhiều doanh nghiệp địa ốc cũng bắt đầu tung ra thị trường hàng loạt chương trình ưu đãi hấp dẫn để kích cầu người mua. (Ảnh minh hoạ: Reatimes)

Theo ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, hiện nay dòng tiền đang bị nghẽn dòng tiền khiến các doanh nghiệp phát triển bất động sản gặp nhiều khó khăn. Trong đó, có nhiều doanh nghiệp bất động sản buộc phải dừng, giãn, hoãn nhiều dự án đang triển khai. Mặc dù có khoản 20% tiền mặt có sẵn để giải phóng mặt bằng, tiếp tục triển khai dự án, nhưng nhà đầu tư vẫn phải đi vay. Trong hệ thống vay, ngoài số tiền của khách hàng, ứng tiền của các nhà cung cấp, nguồn vốn tín dụng ngân hàng và trái phiếu bất động sản là 2 kênh dẫn vốn quan trọng, nhưng 2 kênh này đang bị siết chặt.

Nhiều chuyên gia bất động sản cũng cho rằng, cuối năm chính là cao điểm mua bán bất động sản, song thanh khoản của thị trường lại xuống thấp kỷ lục. Trong khi thị trường căn hộ sơ cấp đang có giá cao "ngất ngưỡng" vì thiếu nguồn cung đã không còn là sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư. Thực tế, những nhà đầu tư đi "săn hàng" đều trong tâm lý, rẻ mới mua vì thị trường đang có nhiều sự lựa chọn tốt do nhóm nhà đầu tư gánh nợ đang cần thoát hàng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Để thị trường bất động sản tự “tan băng”!

Bất động sản là ngành đang đóng góp 11% GDP, có quan hệ hữu cơ với rất nhiều ngành nghề. Thủ tướng vừa lập Tổ công tác tháo gỡ những vướng mắc cho doanh nghiệp thực hiện các dự án bất động sản.

Gần đây, một số doanh nghiệp bất động sản cho rằng họ gặp khó khăn bởi các chính sách thay đổi đột ngột như “siết tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp”.

Song, nhìn thẳng vào thực tế, “thủ phạm” làm cho dòng tiền trên thị trường bất động sản ách tắc là không bán được hàng. Bởi nếu một doanh nghiệp thiếu tiền thì có thể khẳng định là do sản xuất ở công ty đó giảm. Nhưng nếu toàn bộ thị trường bất động sản, các công ty đều đang thiếu tiền, có nghĩa là sản phẩm bán chậm, không bán được nên không có nguồn tiền thu vào.

Nguồn thu về không đủ để trả nợ khi doanh nghiệp đã vay vốn quá lớn, ngay cả tập đoàn có lõi là sản xuất kinh doanh cũng bỏ tiền vào các dự án bất động sản để kiếm lợi nhuận cao. Họ đã không tập trung vốn cho lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của mình.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top