Nhà đầu tư “găm” bất động sản nào chờ sốt đất trở lại?
“Sốt đất” - đó là kịch bản của các nhà đầu tư lạc quan. Chính bởi vậy, họ vẫn luôn tìm kiếm cơ hội bổ sung hàng hoá vào danh mục sản phẩm đầu tư của chính mình.
Đúng như nhận định của PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư còn lạc quan với sức nóng của thị trường bất động sản. 3 lần trước, mỗi khi dịch bệnh được kiểm soát, sốt đất đều xuất hiện. Đó là lý do mà họ tin rằng, nhu cầu xuống tiền trong xã hội sẽ còn tiếp tục ra tăng.
Dù đến thời điểm hiện tại, nhiều địa phương đang phải thiết chặt hoạt động đi lại, đặc biệt là áp dụng chính sách giãn cách xã hội, kịch bản tích cực của thị trường địa ốc có thể sẽ xuất hiện muộn. Nhưng một số nhà đầu tư kỳ cựu chắc nịch khẳng định, sau dịch, sốt đất sẽ xảy ra.
Ông P.A.D (Hà Nội) nói: "Sốt đất xảy ra là điều chắc chắn. Vì nhu cầu đầu tư bất động sản không ngừng tăng cao. Lượng tiền trong dân còn lớn. Dịch bệnh khiến nhu cầu đầu tư bị nén lại. Khi chính sách giãn cách xã hội kết thúc, mọi hoạt động đi lại trở lại bình thường, người dân sẽ tiếp tục đầu tư".
Xem thông tin chi tiết tại đây
Covid-19 thúc đẩy sự chuyển dịch sang mô hình đô thị mới
Công bằng, xanh, thông minh là những từ khóa cho mô hình đô thị mới hậu Covid-19 được dự đoán sẽ trở thành xu hướng toàn cầu trong chiến lược quy hoạch đô thị bền vững.
Trong lịch sử, những trận đại dịch kinh hoàng, lấy đi mạng sống của hàng trăm nghìn người luôn trở thành những dấu mốc khiến người ta phải suy nghĩ lại về mô hình quy hoạch của các thành phố. Chúng tồn tại những lỗ hổng đủ để tạo điều kiện thuận lợi bùng phát dịch bệnh.
Vào thế kỷ XIX, những ngôi nhà tồi tàn ở Paris (Pháp) cùng hệ thống cống nước thải hạn hẹp, thói quen xả nước thải ra đường của người dân đã tạo điều kiện hoàn hảo cho bệnh tả hoành hành khắp thành phố. Sau khi Nam tước Haussmann được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng ở Seine (bao gồm cả Paris), chính quyền thành phố đã ý thức về vấn đề này và triển khai xây dựng hệ thống cống ngầm quy mô nhất từng được thực hiện ở châu Âu, biến Paris thành thành phố có cảnh quan tao nhã quen thuộc ngày nay.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nâng cấp các đối chuẩn của Chứng chỉ EDGE và thách thức cho công trình xanh Việt Nam
Hiện nay công trình xanh đã có độ phủ rộng, đến nhiều phân khúc thu nhập không phải cao cấp, mà từ chung cư trung cấp cho đến các văn phòng hạng B đã bắt đầu đưa giải pháp xanh vào thiết kế.
Ngày 1/10 tới đây, chứng chỉ Công trình Xanh EDGE (Excellence in Design for Greater Efficiencies) sẽ chính thức áp dụng phiên bản 3.0, phiên bản này có sự thay đổi nào so với phiên bản hiện hành và những thay đổi ấy ảnh hưởng như thế nào tới thị trường bất động sản xanh Việt Nam? Để giải đáp cho câu hỏi ấy, Reatimes đã có cuộc trò chuyện với ông Vũ Linh Quang, Thành viên Hội đồng Công trình xanh Việt Nam, Giám đốc điều hành ARDOR Green - một công ty tư vấn phát triển, xây dựng công trình xanh, bền vững tại Việt Nam.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bước “chuyển mình” ngoạn mục của bất động sản Phú Thọ
Thị trường bất động sản Phú Thọ có nhiều tiềm năng và tràn đầy cơ hội để phát triển, đồng thời là kênh sinh lời hiệu quả hút nhà đầu tư trong thời gian vừa qua.
Thị trường bất động sản ở một số địa phương gần Hà Nội đang có hấp lực mãnh liệt, thu hút dòng tiền của các nhà đầu tư. Đặc biệt, những nơi được coi là mảnh đất “vàng” và đánh giá là thị trường mới giàu tiềm năng sinh lời, điển hình là tỉnh Phú Thọ.
Theo thống kê, tính đến tháng 12/2020, toàn tỉnh Phú Thọ có 67 dự án nhà ở đã và đang triển khai thực hiện, gồm 8 khu đô thị mới và 59 dự án nhà ở thương mại. TP. Việt Trì là địa phương có nhiều dự án triển khai nhất với 29 dự án; tiếp đến là thị xã Phú Thọ với 8 dự án; huyện Lâm Thao có 7 dự án; các huyện, thành, thị còn lại có 2 - 4 dự án.
Xem thông tin chi tiết tại đây
"Né" sốt đất ảo bằng cách nào?
Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu trang bị cho mình những kỹ năng phù hợp, nhà đầu tư sẽ dễ dàng phân biệt và "né" được những cơn sốt đất "ảo".
Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm ở thời điểm hiện tại chính là cơn sốt đất ảo, khi thị trường bất động sản trở lại sau thời gian dài "ngủ đông" vì những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Chia sẻ với những trăn trở của nhà đầu tư, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, giám đốc CBRE Việt Nam cho rằng, để có thể tránh được những cơn sốt đất "ảo", nhà đầu tư cần tỉnh táo nhìn nhận những biểu hiện của nó. Theo ông Kiệt, có hai yếu tố chính tạo nên một cơn sốt đất ảo.
"Thứ nhất, chỉ trong một thời gian ngắn mà giá đất tại khu vực đó tăng rất cao và nhanh. Thứ hai, giao dịch diễn ra sôi động một cách bất thường. Theo tôi đó là hai biểu hiện chính của một cơn sốt đất ảo" - ông Kiệt đánh giá.