Aa

BĐS 24h: Những đại gia nào đang sở hữu "đất vàng" Nguyễn Huệ?

Thứ Năm, 13/10/2016 - 07:44

Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam đưa ra cái nhìn toàn cảnh về tình hình thị trường BĐS, Khan nguồn cung, hàng vạn người dân TP.HCM "khát" nhà giá rẻ, Thương xá Tax bị tháo dỡ, đập bỏ để nhường chỗ cho tòa cao ốc hiện đại 40 tầng sắp mọc lên, các đại gia sở hữu "đất vàng" Nguyễn Huệ ... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua

“Một giai đoạn khó khăn đã qua, một nguồn sinh khí mới đã xuất hiện!”

Đó là nhận định của Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Trần Nam. 

Ông Nam nhận định, giai đoạn 2011 – 2012 là bắt đầu vào chu kỳ khủng hoảng nặng nề nhất của thị trường BĐS. Từ khi chúng ta có Luật kinh doanh BĐS từ năm 2005 thì các biểu hiện của thị trường đã có những phát triển quá nóng và không theo kế hoạch.

Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Trần Nam

Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Trần Nam

Khi đó, lượng hàng hóa bị mất cân đối rất nghiêm trọng và có sự dư thừa lớn so với khả năng thanh toán của người dân. Các mảng phân khúc thị trường nhà ở xã hội, thị trường nhà ở thương mại có quy mô nhỏ và giá hợp lý, phù hợp với khả năng thanh toán của người dân thì rất thiếu. Bên cạnh đấy, bối cảnh kinh tế của thế giới, của khu vực cũng như của đất nước ta cũng có những khó khăn. Cộng hưởng những yếu tố này vào thì thị trường BĐS của nước ta đã đi vào một chu kỳ suy thoái phải nói rất nặng nề từ trước đến nay.

"Tôi cho rằng một giai đoạn khó khăn đã qua đi, một nguồn sinh khí mới đã xuất hiện. Bởi lẽ trước bối cảnh đó, Chính phủ đã đưa ra những giải pháp rất cơ bản, rất căn cơ. Ví dụ như Nghị quyết 02, Chỉ thị của Thủ tướng, rồi cộng vào đó là năm 2014, Quốc hội có ban hành những luật mới về kinh doanh BĐS, về nhà ở, về lĩnh vực xây dựng...; trong đó có quy định nhiều điểm mới thoáng đãng hơn, tạo một hành lang pháp lý để đưa ra những giải pháp rất căn bản và sáng tạo để giải quyết những khủng hoảng của thị trường BĐS. Như các bạn đã thấy đấy, từng phân khúc thị trường BĐS của chúng ta đã ấm dần lên, các hoạt động đầu tư đã bắt đầu nhộn nhịp" - Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam nói. 

Xem tiếp bài phỏng vấn Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam tại đây

Phân khúc biệt thự, liền kề tại Hà Nội “lên ngôi” dịp cuối năm

Theo đánh giá của bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc bộ phận nghiên cứu của CBRE, tình hình hoạt động của phân khúc biệt thự, liền kề nhìn chung vẫn tích cực tại tất cả các quận nội thành Hà Nội từ đầu năm trở lại đây. Hàng loạt dự án biệt thự, liền kề liên tục xuất hiện. 

Xét về mức giá, theo CBRE, giá thứ cấp của phân khúc biệt thự, liền kề bình quân giảm 1,9% so với quý trước, nhưng tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng bên cạnh đó, tại một số khu vực giá bình quân vẫn tiếp tục tăng như quận Cầu Giấy, Long Biên, Tây Hồ, Từ Liêm và Hoài Đức. Trong đó, giá tại quận Cầu Giấy cao nhất thị trường và tiếp tục tăng 1,38%.

Theo nhận định của các nhà phân phối BĐS lớn tại Hà Nội, quý IV/2016 được kỳ vọng là thời điểm “đón sóng” của phân khúc biệt thự/liền kề nói chung cũng như loại hình shophouse nói riêng khi sắp tới đây, nhiều dự án nổi bật của các chủ đầu tư uy tín như Vinhomes Paradise Mễ Trì, Vinhomes Riveside… sẽ được mở bán.

Xem thêm thông tin tại đây

Khan nguồn cung, hàng vạn người dân TP.HCM "khát" nhà giá rẻ

Theo Viện Nghiên cứu Phát triển TP cho biết, chỉ riêng nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở giá rẻ trên địa bàn TP.HCM, giai đoạn 2016 - 2020 thì đã có đến 81.000 hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Hồi sinh sau thời gian ngủ đông, các chủ dự án “đua” nhau rao bán nhà với giá “trên trời”. Trong khi đó, phần lớn khách hàng có nhu cầu mua nhà ở phân khúc giá trung bình. Nếu không điều chỉnh, thị trường sẽ tiếp tục lệch pha, đóng băng trở lại.

Trên địa bàn TP.HCM hiện có gần 1.100 doanh nghiệp bất động sản, nhưng phần lớn các chủ đầu tư tập trung xây dựng nhà ở phân khúc cao, giá từ 1,4 tỷ - 1,8 tỷ đồng, còn ở phân khúc nhà vừa túi tiền thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Điều đáng nói, phân khúc này chính là nhu cầu thực tế nhất đối với những người đang cần có chốn an cư.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thương xá cổ nhất Sài Gòn bị phá bỏ

Ngày 12/10, Thương xá Tax bắt đầu bị tháo dỡ sau 2 năm đóng cửa. Thương xá Tax được xây dựng năm 1880, được xem là trung tâm thương mại lâu đời nhất Sài Gòn, với diện tích khoảng 9.200 m2, nằm ở trung tâm quận 1 tiếp giáp với 3 đại lộ lớn sầm uất là Nguyễn Huệ - Lê Lợi - Pauter.

Thương xá Tax đã bị phá bỏ. Ảnh: Dân trí

Thương xá Tax đã bị phá bỏ. Ảnh: Dân trí

Trong khắp các tầng của Thương xá Tax, ván gỗ, mút xốp và dây điện nằm ngổn ngang. Các công nhân tháo dỡ phần mái. Đại diện chủ đầu tư cho biết, sẽ di dời những hạng mục cần được bảo tồn trong thời gian 3 tháng trước khi tòa nhà bị đập bỏ. Tòa cao ốc hiện đại 40 tầng sắp mọc lên trên khu đất này.

Xem thêm hình ảnh phá bỏ Thương xá Tax tại đây

Chân dung đại gia sở hữu gần 1/3 "đất vàng" Nguyễn Huệ

Giá đất tại phố đi bộ Nguyễn Huệ nằm trong top đắt nhất thế giới. Ảnh: Zing

Giá đất tại phố đi bộ Nguyễn Huệ nằm trong top đắt nhất thế giới. Ảnh: Zing

Vạn Thịnh Phát đang có 5 dự án trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1, TP.HCM. Số dự án này có diện tích gần 1/3 dự án trên con đường bằng vàng này. 

Giá đất ở khu vực này được đánh giá là đắt đỏ bậc nhất cả nước thậm chí là cả khu vực Châu Á, vì vậy để đầu tư vào những vị trí này chủ đầu tư phải thực sự có tiềm lực. Tuy nhiên để tận dụng cơ hội và lợi ích của những khu đất này không phải ai cũng làm được.

Xem thêm thông tin về các dự án đang nằm trên đất vàng Nguyễn Huệ tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top