Thị trường bất động sản Hà Nội có tiếp tục “gãy nhịp”?
Việc dừng triển khai 6 cây cầu qua sông Hồng, sông Đuống có thể tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản Hà Nội.
Mới đây, TP. Hà Nội chính thức dừng triển khai 82 dự án BT (xây dựng - chuyển giao), trong đó có 6 dự án xây dựng cầu: Cầu Trần Hưng Đạo qua Sông Hồng, cầu tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, cầu Thượng Cát, Cầu Giang Biên và đường nối hai đầu cầu, cầu Đuống 2 và đường nối đến địa phận tỉnh Bắc Ninh, cầu Hồng Hà và đường dẫn đầu cầu thuộc đường vành đai 4.
Theo tìm hiểu, dự án cầu Trần Hưng Đạo được kết nối từ nút giao thông Cổ Linh - Xuân Quan đi qua sông Hồng bắc thẳng vào trục đường Trần Hưng Đạo trong nội đô, được xây dựng với mục tiêu giảm tải lưu lượng các phương tiện giao thông tại 2 cây cầu Vĩnh Tuy và Chương Dương. Dự án được dự kiến triển khai và hoàn thành vào năm 2019.
Cùng giai đoạn, các cầu Tứ Liên, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 và cầu Giang Biên cũng được kỳ vọng sẽ được hoàn thành trong giai đoạn 2019 - 2021. Khi được đầu tư xây dựng, 4 cầu nói trên sẽ khép kín và tạo sự liên kết các tuyến đường vành đai 3, 3,5 và 4, đồng thời tạo cú hích mở thêm hướng phát triển đô thị Hà Nội về phía Bắc sông Hồng.
Theo nhiều chuyên gia về đô thị, cầu và đường mở đến đâu, giá bất động sản sẽ tăng đến đấy. Sự bứt phá về hạ tầng không chỉ giúp thay đổi diện mạo khu vực mà còn là cú hích tạo sức bật cho thị trường bất động sản khu vực.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hậu Covid-19: Nhà đầu tư đặt niềm tin vào sản phẩm ít rủi ro
Hậu Covid-19, nhà đầu tư với tầm nhìn dài hạn sẽ có xu hướng dịch chuyển vốn vào loại tài sản có ít rủi ro, trong đó điểm hấp dẫn được dự báo là bất động sản chăm sóc sức khoẻ, khoa học giáo dục…
Các yếu tố dẫn đến khủng hoảng bất động sản toàn cầu trong giai đoạn vừa qua được nhận định là chưa từng có tiền lệ và vấn đề chính của thị trường trong 5 năm tới vẫn sẽ là sự suy thoái gây ra bởi Covid-19. Tuy nhiên, giới chuyên gia tin rằng, hậu Covid-19, thị trường sẽ có những bước đề phòng hơn. Nhà đầu tư sẽ chuyển dịch dòng vốn và sự quan tâm vào các bất động sản cốt lõi, ít rủi ro và có khả năng sinh lời ổn định.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Dừng 82 dự án BT: Cách nào khơi thông điểm nghẽn phát triển hạ tầng đô thị?
82 dự án BT giao thông tại Hà Nội đã chính thức bị dừng lại. Trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp, việc tìm nguồn lực, hình thức đầu tư phù hợp để sớm triển khai các dự án này theo kế hoạch sẽ là thách thức không nhỏ.
BT là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước. Đổi lại, nhà đầu tư được tạo điều kiện thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc được thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng BT. Tại Việt Nam, hầu hết các dự án BT được thanh toán bằng quỹ đất công nên thường được gọi là “đổi đất lấy hạ tầng”.
Trong bối cảnh nguồn lực ngân sách Nhà nước eo hẹp, các dự án hợp tác công - tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) là một giải pháp thiết thực để Nhà nước huy động nguồn lực từ khối tư nhân vào đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Kiến nghị chuyển Bộ Công an điều tra sai phạm tại Khu Liên hợp thể thao quốc gia
Đối với những sai phạm tại Khu liên hợp thể thao quốc gia, TTCP kiến nghị Thủ tướng cho chuyển tài liệu hồ sơ, chứng cứ cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an và Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao thụ lý, xem xét.
Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận thanh tra toàn diện việc chấp hành các quy định của pháp luật về công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công tại Khu Liên hợp thể thao quốc gia. Thời kỳ thanh tra từ 1/1/2009 đến 31/12/2018, gồm các nội dung chủ yếu: Việc chấp hành quy định của pháp luật về công tác quản lý, sử dụng đất đai; Việc chấp hành quy định của pháp luật về công tác quản lý, sử dụng tài sản công.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hiểm họa từ những “quả bom nước“ trên nóc tập thể cũ ở Hà Nội
Hình ảnh những chiếc bồn nước inox được đặt đứng hoặc nằm chen chúc trên nóc những khu tập thể cũ đã không còn xa lạ với người dân Thủ đô. Điều này tưởng chừng chẳng có gì đáng ngại, thế nhưng, đối với những tòa chung cư, tập thể cũ đã xuống cấp thì việc phải gánh thêm hàng trăm những bồn nước có thể khiến chúng đổ sập xuống bất cứ lúc nào.
Chính vì thế, những chiếc bồn nước inox tự phát này còn được mệnh danh là những... "quả bom nước".
Ghi nhận của PV Reatimes, tại hầu hết các khu tập thể cũ của Thủ đô như Khu tập thể Nghĩa Tân (Cầu Giấy), Giảng Võ, Thành Công (Ba Đình), Trung Tự, Kim Liên (Đống Đa), Thanh Xuân (Thanh Xuân)..., người dân đều lắp đặt bồn nước inox trên nóc tòa nhà.
Giới đầu tư lướt sóng đất nền "phát sốt" với trả lãi ngân hàng mùa dịch
Dịch bệnh khiến nguồn thu nhập ổn định của nhà đầu tư bị ảnh hưởng. Áp lực trả nợ gốc và lãi ngân hàng đè nặng lên vai nhà đầu tư.
Anh Vũ Văn Linh, nhà đầu tư tại TP. Thủ Đức, TP.HCM có 2 lô đất tại đảo Kim Cương (phường Trường Thạnh). Một lô đất diện tích hơn 65m2 có giá gần 3,2 tỷ đồng. Lô còn lại 77m2 giá hơn 4,2 tỷ đồng.
Hơn hai tháng qua, anh Linh chưa bán được vì thị trường bất động sản "bất động".
"Tôi rao bán trên nhiều trang web và mạng xã hội nhưng chỉ có một số người gọi điện thăm dò, đa phần là môi giới. Khách mua thật hầu như không có", anh nói.