Thị trường bất động sản thứ cấp vẫn kém sôi động, giá ít biến động
Ở phân khúc căn hộ, đất nền hay nhà phố, nếu thị trường sơ cấp giá vẫn đà tăng, thì ở thị trường thứ cấp vẫn kém sôi động, thanh khoản ở mức trung bình, giá bán không có nhiều biến động.
Sau khi nới giãn cách, mặc dù vẫn diễn ra giao dịch nhưng thị trường bất động sản thứ cấp các phân khúc nhìn chung chưa có nhiều dấu hiệu tích cực.
Báo cáo tháng 10/2021 của DKRA Vietnam chỉ ra, ở phân khúc đất nền, nếu mặt bằng giá sơ cấp trong tháng tăng, mức tăng trung bình dao động 15% - 30% so với đợt mở bán trước đó. Trong khi đó, thị trường thứ cấp kém sôi động, thanh khoản thị trường ở mức trung bình. Giá bán thứ cấp không có nhiều biến động so tháng trước.
Đáng nói, nguồn cung đất nền tập trung chủ yếu ở 4 thị trường TP.HCM – Long An – Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, trong khi tại 2 tỉnh Bình Dương và Tây Ninh không ghi nhận nguồn cung mới trong tháng qua. Tỉnh Long An dẫn đầu thị trường với 3 dự án mở bán (1 dự án mới – 2 dự án thuộc giai đoạn tiếp theo). Cung cấp ra thị trường 353 sản phẩm, chiếm 54% tổng nguồn cung toàn thị trường. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 2 dự án mở bán trong tháng qua, cung cấp ra thị trường 140 sản phẩm – chiếm 22% tổng nguồn cung mới trong tháng 10. Trong đó 89% lượng nguồn cung của tỉnh tập trung tại dự án ở huyện Châu Đức.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Sẵn sàng cho Hội thảo Khoa học quốc tế: “Chính sách, pháp luật về BĐS du lịch - Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam”
Hội thảo Khoa học quốc tế: “Chính sách, pháp luật về BĐS du lịch - Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam” (ngày 16/11) đã đi đến những khâu chuẩn bị cuối cùng, hướng tới một hội thảo an toàn, chuyên nghiệp, hiệu quả.
Ban Tổ chức Hội thảo rất chú trọng đến công tác chuẩn bị về nội dung và phòng chống dịch để hướng tới một hội thảo thành công, đạt được những mục tiêu đề ra.
Ngày 16/11, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo Khoa học quốc tế với chủ đề: “Chính sách, pháp luật về bất động sản du lịch - Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam”. Khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) là đơn vị thực hiện, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes.vn) là đơn vị bảo trợ truyền thông. Tập đoàn CEO là nhà tài trợ của Hội thảo.
Hội thảo được tổ chức tại Trụ sở Trường Đại học Luật Hà Nội dưới hình thức trực tiếp (khoảng 100 đại biểu) và trực tuyến (khoảng 300 đại biểu).
Reatimes đã có cuộc trao đổi với PGS. TS. Nguyễn Quang Tuyến - Trưởng Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội; thành viên thường trực Ban Tổ chức Hội thảo về mục đích, nội dung và công tác chuẩn bị Hội thảo.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đầu tư bất động sản hậu Covid-19: “Sóng” sẽ đổ về đâu?
Nhu cầu tìm mua bất động sản đang quay trở lại sau thời gian dài gián đoạn vì đại dịch. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nên cẩn trọng khi xuống tiền vì thị trường bất động sản đang trong giai đoạn “chuyển mình”.
Dưới tác động của đại dịch Covid-19, đặc biệt là đợt bùng phát lần thứ 4 với diễn biến phức tạp, bất động sản là một trong những ngành chịu tác động và thiệt hại nặng nề. Hầu hết hoạt động liên quan đến giao dịch bất động sản không thể diễn ra và các phân khúc đều suy giảm. Những tháng cuối năm 2021, việc “mở cửa” lại nền kinh tế mang đến nhiều tích cực cho các ngành nghề nói chung và thị trường bất động sản nói riêng.
Bên cạnh mong muốn sớm được quay trở lại mua bán, không ít nhà đầu tư bất động sản cũng đang băn khoăn lựa chọn phân khúc an toàn với khả năng sinh lời cao để xuống tiền. Do đó, tốc độ phục hồi và tăng trưởng của các phân khúc bất động sản hậu Covid-19 như thế nào đang được rất nhiều người quan tâm.
Theo ông Tạ Trung Kiên - CEO Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển WowHome, khi giãn cách được nới lỏng, các giao dịch bắt đầu thiết lập song vẫn chưa có gì chắc chắn hay minh chứng rằng thị trường đã thực sự tốt.
“Hầu hết chủ đầu tư, công ty bất động sản giai đoạn này đều phải xử lý các thủ tục liên quan đến khách hàng còn tồn đọng trước dịch như ký hợp đồng, thanh toán, công chứng hay đi xem dự án. Vì vậy, qua những giao dịch ở thời điểm hiện tại, chưa thể đánh giá được thị trường bất động sản đã phục hồi hay chưa. Tuy nhiên, nó vẫn đem lại những tín hiệu tốt cho thấy thị trường này đang có sự rục rịch trở lại, các nhà đầu tư đang quan tâm nhiều hơn để xuống tiền đầu tư”, ông Tạ Trung Kiên nhìn nhận.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đề nghị lập quy hoạch cho khu đô thị rộng hơn 1.300ha tại Quảng Ngãi
UBND huyện Bình Sơn vừa có tờ trình xin chủ trương và bố trí kinh phí lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 cho dự án Khu đô thị ven sông phía Bắc thị trấn Châu Ổ.
UBND huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) cho biết, thị trấn Châu Ổ được UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch chung mở rộng đô thị tại Quyết định số 275/QĐ-UBND ngày 31/8/2015 với quy mô 679,9ha.
Thị trấn Châu Ổ là trung tâm của Khu đô thị Châu Ổ - Bình Long, cùng với các đô thị Dốc Sỏi, đô thị Vạn Tường, đô thị Sa Kỳ và đô thị Tịnh Phong thuộc huyện Bình Sơn đã được Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung Khu kinh tế Dung Quất, đồng thời, đề ra những định hướng chiến lược cho quá trình phát triển đô thị lâu dài và đáp ứng tình hình thực tế của địa phương.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhà đầu tư không nên vồ vập “ôm” đất đấu giá đã đạt đỉnh
Các chuyên gia cảnh báo, khi đất đấu giá đã đạt đỉnh thì các nhà đầu tư cẩn trọng trước khi “xuống” tiền để tham gia đầu tư.
Thời gian gần đây, ở Hà Nội liên tục tổ chức các phiên đấu giá đất, trong đó có phiên nhà đầu tư trúng giá cao gấp nhiều lần giá khởi điểm và giá giao dịch trên thị trường.
Đơn cử, tháng 10 vừa qua, phiên đấu giá 25 lô đất tại khu X4, phường Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội), có giá khởi điểm lên tới gần 200 triệu đồng/m2 nhưng có tới 800 - 900 hồ sơ nộp tham dự. Giá trúng đấu giá 25 lô đất cao hơn giá khởi điểm từ 2 - 2,5 lần. Cá biệt, lô B12 diện tích 44,5 m2, với vị trí lô góc ở mặt phố Dương Khuê có mức giá khởi điểm cao nhất là 182,3 triệu đồng/m2 nhưng mức giá trúng lên tới 364,3 triệu đồng/m2, gấp 2 lần so với giá khởi điểm.