Aa

Bất động sản 24h: Chưa có quy hoạch thật, giá đất phía Đông Hà Nội đã bị "thổi" chóng mặt

Chủ Nhật, 14/11/2021 - 10:45

Chưa có quy hoạch thật, giá đất phía Đông Hà Nội đã bị "thổi" chóng mặt; Chuyện sổ hồng: Cái khó cho cả người dân lẫn doanh nghiệp bất động sản… là những tin tức bất động sản nổi bật trong 24h qua.

Chưa có quy hoạch thật, giá đất phía Đông Hà Nội đã bị "thổi" chóng mặt

Mới đây, thông tin quy hoạch 3 huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn lên thành phố đã khiến thị trường khu vực phía Đông của Thủ đô trở nên sôi động. Nhiều văn phòng giao dịch bất động sản đi vào hoạt động, cùng hàng loạt tờ rơi, biển quảng cáo mua, bán, ký gửi đất thổ cư, đất vườn, đất trang trại… xuất hiện la liệt trên đường to, ngõ nhỏ của khu vực này.

Tại huyện Sóc Sơn, ngoài đất thổ cư, "cò đất" còn rao bán rầm rộ đất lâm nghiệp, đất rừng... Trên trang rao bất động sản, đất rừng có sổ lâm bạ ở thôn Lâm Trường được một số hộ chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất vườn quả, trong đó có một phần diện tích được xây công trình trông coi đang được rao bán cho những người có nhu cầu xây homestay, biệt thự nghỉ dưỡng với giá 130 - 140 triệu đồng/1 sào (360m2)…

giá đất phía Đông Hà Nội
Mới đây, thông tin quy hoạch 3 huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn lên thành phố đã khiến thị trường khu vực phía Đông của Thủ đô trở nên sôi động

Giá đất được đẩy lên gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn. Nhiều hộ dân đã tranh thủ cơi nới, san lấp ao, ruộng, bãi bồi, vườn để sẵn sàng rao bán.

Giá đất lên cao còn làm khó khâu giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình phúc lợi. Do đó, các địa phương cũng đã đưa ra những giải pháp, khuyến cáo để hạn chế tình trạng lợi dụng thông tin quy hoạch chưa rõ ràng nhằm trục lợi từ đất.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Chuyện sổ hồng: Cái khó cho cả người dân lẫn doanh nghiệp bất động sản

Nhà đã giao, dân đã ở ổn định nhiều năm, đã đóng tiền sử dụng đất, thậm chí sẵn sàng đóng thêm, đóng trước... nhưng không thể làm sổ hồng khiến quyền lợi của hàng vạn hộ dân bị ảnh hưởng. Trong khi về phía doanh nghiệp bất động sản cũng khổ sở về vấn đề này.

Những năm qua, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/nhà ở cho người dân bị chậm vì quy trình tính giá sử dụng đất đang bị tắc. Đáng nói, việc chậm trễ đóng tiền sử dụng đất không phải do phía doanh nghiệp chây ì, trốn tránh trách nhiệm mà nghịch lý là doanh nghiệp muốn đóng cũng không được.

Theo hầu hết các doanh nghiệp bất động sản, việc chậm cấp sổ hồng tại các dự án trong thời gian dài khiến hầu hết người dân bức xúc và doanh nghiệp gặp khó. Đặc biệt, trong thời gian qua, cùng với những khó khăn do dịch bệnh đã làm cho tâm lý khách mất kiên nhẫn. Có nhiều dự án, người dân rất háo hức để chờ nhận sổ từ chủ đầu tư nhưng đến thời điểm hiện tại, hồ sơ xin cấp sổ của dự án doanh nghiệp vẫn phải chờ. Do đó, nỗi niềm của hầu hết các doanh nghiệp bất động sản hiện nay là mong nhà nước sớm tháo gỡ những ách tắc liên quan đến thủ tục để đẩy nhanh tiến độ cấp sổ cho các chủ đầu tư, dự án.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hàng chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công chưa phân bổ đồng nào, ai chịu trách nhiệm?

Thảo luận với Reatimes về vấn đề này, ông Cao Sỹ Kiêm -  nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đánh giá, việc chậm giải ngân đầu tư công kéo dài nhiều năm gây ra những hệ lụy lớn và lâu dài với nền kinh tế.

Đầu tư công

Ông Kiêm phân tích: “Đầu tư công là một trong những yếu tố quan trọng phản ánh tăng trưởng GDP, cho nên tiến độ càng chậm thì chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến chỉ số này. Vấn đề thứ hai quan trọng hơn, đây là nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào nhiều dự án đặc biệt là hạ tầng, tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội.

Quá trình giải ngân chậm thì khiến cho dự án không hoàn thành được theo tiến độ, ảnh hưởng dây chuyền tới các nhà đầu tư khác đang chuẩn bị triển khai dự án. Bên cạnh đó việc không giải ngân kịp tiến độ còn gây lãng phí bởi vì tiền có nằm đó không tiêu được đúng mục đích nhưng các chi phí phát sinh thì vẫn cứ phải chi ra. Cuối cùng là khiến cho nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư chịu thêm một phần gánh nặng chi phí, có thể làm tăng nợ nần và suy giảm uy tín”.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nhiều kỳ vọng từ Hội thảo quốc tế “Chính sách, pháp luật về BĐS du lịch - Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam”

Để thị trường có động lực phục hồi và phát triển một cách minh bạch, bền vững, tương xứng với các tiềm năng thì không thể không hoàn thiện khung pháp lý cho bất động sản du lịch. Theo đó, phân khúc này cần có sự định danh một cách rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Chính vì thế, tôi cho rằng, Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Chính sách, pháp luật cho thị trường bất động sản du lịch: Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam” được tổ chức trong thời điểm này là rất cần thiết.

Hội thảo bđs du lịch

Kỳ vọng, các chuyên gia tại hội thảo sẽ cùng bàn luận để kiến nghị những chính sách cởi mở, thông thoáng hơn trong việc xác định quyền sở hữu các sản phẩm bất động sản du lịch cho nhà đầu tư nước ngoài.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Quy hoạch không gian ngầm đô thị gắn với các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs)

Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM trong giai đoạn tới, quy hoạch không gian ngầm là phương án cấp bách và cần thiết để tăng cường khai thác không gian đô thị với quy mô dân số ngày càng lớn. Chia sẻ với báo chí, KTS. Khương Văn Mười cho rằng, bản dự thảo của Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM đã khá hoàn thiện, vấn đề là cần nhanh chóng được triển khai, bởi “đây không chỉ là nền tảng cho sự phát triển, mà còn là nhu cầu thiết yếu của TP.HCM”. 

Thực tế, không chỉ riêng TP.HCM, xây dựng không gian ngầm là một bài toán quy hoạch đặt ra với các thành phố lớn của Việt Nam từ rất lâu, bởi mỗi năm dân số tăng nhanh kéo theo mật độ dân số lớn, gây áp lực đến các hạ tầng mặt đất và làm giảm chất lượng cuộc sống của người dân. 

Tuy nhiên, điểm mấu chốt là phải quy hoạch không gian ngầm như thế nào để vừa khai thác nguồn tài nguyên hợp lý, vừa đáp ứng được nhu cầu của người dân và vừa có thể đảm bảo sự phát triển bền vững của các hạng mục công trình.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top