Aa

Bất động sản 24h: Thị trường địa ốc đang thay đổi sau siết tín dụng

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Bảy, 17/09/2022 - 10:22

Thị trường địa ốc đang thay đổi sau siết tín dụng; Chung cư mini giá rẻ, người mua nên cẩn trọng... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Thị trường địa ốc đang thay đổi sau siết tín dụng

Sau một thời gian dài siết tín dụng, thị trường bất động sản có sự thay đổi. Sau khi được nới room cho vay, nguồn vốn sẽ có xu hướng chảy vào dự án lớn, chủ đầu tư đủ tiềm lực.

Từ giữa tháng 5 đến nay, nhiều doanh nghiệp bất động sản phải đối mặt với nhiều khó khăn về dòng tiền, dự án gần như phải dừng lại do thiếu vốn. Trong khi đó, nhiều chủ đầu tư vẫn trụ vững, phát triển dự án mới và bàn giao cho khách hàng.

Thực tế, chỉ sau một quý bị thắt chặt tín dụng và kênh trái phiếu gặp khó, thị trường bất động sản đã có nhiều thay đổi và đang có sự thanh lọc mạnh mẽ theo hướng phát triển bền vững và lành mạnh hơn.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Sửa đổi Luật Đất đai: Cần tường minh nguyên tắc xác định giá đất

Giá đất - trung tâm của mọi quan hệ tài chính đất đai đang là vấn đề được quan tâm trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.

Tại Luật Đất đai hiện hành, nguyên tắc xác định giá đất chưa tường minh dẫn tới nhiều bất công, khiếu kiện và tranh chấp trong lĩnh vực đất đai, kéo dài thêm khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam.

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đang hướng tới minh định giá đất theo giá thị trường. Song, làm thế nào để xác định đúng giá trị thực của đất? Làm thế nào để xử lý mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước, với tư cách đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, với người sử dụng đất, hướng đến lợi ích hài hòa và công bằng?

Lật lại quá khứ, sau ngày Hà Nội sáp nhập với Hà Tây năm 2008, có những xóm làng một bước lên phố, nông dân hóa thị dân, giá đất tăng đột biến. Những mảnh đất nằm xa trục đường chính, có khi phải đi xuyên qua cánh đồng rau dài hơn cây số mới tới nơi, nhưng có thời điểm lên đến 35 - 40 triệu đồng/m². Chủ những ruộng rau và những mảnh vườn trồng cây ăn trái bỗng nhiên sở hữu tiền tỷ.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Động lực tăng trưởng trở nên bất định đối với ngành ngân hàng

Có quan điểm cho rằng một số động lực tăng trưởng của ngành ngân hàng đang trở nên bất định do bối cảnh vĩ mô, nhưng dù vậy, kỳ vọng tích cực vẫn được duy trì.

Tại Báo cáo phân tích triển vọng ngành ngân hàng giai đoạn cuối năm 2022, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho hay, những diễn biến bất ngờ dẫn đến việc lưỡng lự cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng mới và phân bổ hạn mức giữa các ngân hàng đã ảnh hưởng đến dự báo động lực tăng trưởng.

Cụ thể, tại thời điểm đầu năm 2022, VDSC kỳ vọng chính sách tiền tệ mở rộng sẽ tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng tại các ngân hàng tư nhân lớn với vốn và thanh khoản tốt. Tuy nhiên, những diễn biến mới đây về chính sách đã làm thay đổi phần nào luận điểm này.

"Chúng tôi xem những khó khăn về chính sách là tạm thời, do đó duy trì quan điểm về tiềm năng tăng trưởng của TCB, MBB và ACB. Các cổ phiếu hàng đầu của chúng tôi có nhiều dư địa điều tiết đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận cao như dự kiến cũng như khả năng sinh lợi và hiệu quả tổng thể tốt trong môi trường chi phí cao hơn và bối cảnh không chắc chắn", báo cáo nêu.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Dự án "treo" gây thiệt hại cho dân, phải truy trách nhiệm cán bộ

Phải là người dân sống trong vùng quy hoạch treo mới thấm thía nỗi vất vả, cay đắng khi thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai là nơi ở của chính mình. Họ không thể mua bán, sang nhượng, sản xuất kinh doanh.

Thời gian qua, ở nhiều địa phương trong cả nước vẫn tồn tại rất nhiều các dự án hạ tầng bị “treo” khiến đời sống người dân trong vùng quy hoạch dự án phải sống trong nghịch cảnh tạm bợ, nhếch nhác nhưng không thể mua bán sang nhượng, cũng không thể xây mới. Tình trạng này đã tồn tại từ năm này qua năm khác nhưng chưa được giải quyết dứt điểm.

Ở bài viết trước phóng viên Reatimes đã khảo sát và nêu hai thí dụ điển hình: Một là dự án mở rộng 381 Nguyễn Khang với số vốn đầu tư 338 tỷ đồng, được HĐND TP Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư vào ngày 31/12/2015. Đến ngày 15/1/2016, UBND TP Hà Nội có văn bản giao UBND quận Cầu Giấy thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư dự án. Ngày 29/7/2016, dự án được quyết định phê duyệt chỉ giới đường đỏ. Từ đó tới nay, dự án này vẫn chưa thể hoàn thành do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, các hộ dân ở đây không thể xây nhà mới và cũng không thể bán chuyển đổi nơi ở.

Tại phường Long Biên (quận Long Biên), khu vực ngõ 26 phố Tư Đình cũng nằm trong quy hoạch mở rộng bị "treo" cả chục năm nay. Gần một trăm hộ dân sống ở hai bên mặt ngõ cũng mòn mỏi chờ đợi để ổn định nơi ở nhưng cho tới nay dự án vẫn "nằm trên giấy". Một số hộ dân không thể chờ đợi được đã buộc phải đập bỏ nhà cũ xây nhà mới, nhưng vấn đề là khi dự án chưa bị hủy bỏ thì tới khi tiếp tục triển khai những ngôi nhà khang trang 5 tầng lại không thuộc diện đền bù.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Chung cư mini giá rẻ, người mua nên cẩn trọng

Dù có mức giá rẻ dưới 1 tỷ đồng và được nhiều người chọn mua, nhưng chung cư mini cũng có rất nhiều nhược điểm và hạn chế mà người mua nên cẩn trọng.
Trên thực tế, nhiều người từng mua căn hộ mini đã phải sống khổ sở vì các tiện ích của dự án không giống như quảng cáo và rất nhiều câu chuyện dở khóc, dở cười khác. 

Chị Lê Minh Nguyệt (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, cuối năm 2020 chị mua một căn hộ chung cư mini trên đường Xã Đàn, dự án này dù có giá rất rẻ, nhưng chỉ có 1 tầng để xe ở dưới. Ban đầu, khi người dân chưa về ở kín, khu vực tầng 1 này luôn khá rộng rãi, thông thoáng. Nhưng hơn nửa năm sau, khi toàn bộ cư dân chuyển về đây ở đã có hiện tượng quá tải và không có chỗ để xe máy. Do đó, chủ dự án yêu cầu mỗi nhà chỉ được để tối đa 2 xe, nếu có xe thứ 3 phải gửi ở nơi khác. 

“Đấy là còn chưa có ô tô, chứ vài năm nữa, người người nhà nhà mua ô tô, thì lấy đâu ra chỗ để”, chị Nguyệt nói.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top