Tiêu thụ văn phòng cho thuê tại TP.HCM tăng nhanh
Nguồn cung và giá cho thuê ổn định, nhu cầu tăng trở lại là những yếu tố thúc đẩy lượng tiêu thụ văn phòng tại TP.HCM tăng trong quý I và trong cả quý II.
Báo cáo tóm lược thị trường bán lẻ, văn phòng, nhà ở quý I/2022 tại TP.HCM mới công bố của Savills cho thấy, thị trường văn phòng cho thuê tại TP.HCM đang từng bước khởi sắc, nguồn cung, giá cả ổn định và nhu cầu tiêu thụ tăng nhanh.
Theo khảo sát của Savills, nguồn cung văn phòng trong quý I đạt xấp xỉ 2,5 triệu m2, tăng 0,4% so với quý trước và 3% cùng kỳ năm trước. Nguồn cung ngoài trung tâm tăng 1% so quý trước.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản
Theo các chuyên gia, để thị trường bất động sản sớm phục hồi sau đại dịch, góp phần vào sự phục hồi chung của nền kinh tế và tạo tiền đề phát triển cho nhiều ngành, bên cạnh việc tập trung đảm bảo nguồn vốn, ưu đãi tín dụng không thấp hơn so với lĩnh vực khác thì cần tạo điều kiện để phát triển trái phiếu an toàn và lành mạnh. Theo đó, các chính sách quản lý không được lỏng lẻo, tuy nhiên cũng không nên quá thắt chặt dẫn đến sự triệt tiêu những động lực và cơ hội phát triển của thị trường.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Giải pháp nào đủ mạnh chống thất thu thuế kinh doanh bất động sản?
Ngày 28/4/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có Công văn số 3849/BTC-TCT gửi UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương về việc chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản.
Theo Bộ Tài chính, thời gian vừa qua, nhiều UBND cấp tỉnh đã xây dựng đề án để triển khai chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản và đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai còn phát sinh một số vướng mắc gây khó khăn trong công tác chống thất thu từ hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản.
Vì vậy, hiện nay, Bộ Tài chính đang rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản để sửa đổi, bổ sung đảm bảo thống nhất, đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật khác. Đồng thời cũng yêu cầu các địa phương “siết” kê khai giá bất động sản, ban hành Bảng giá đất có hệ số điều chỉnh.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Giá xây dựng cơ bản mỗi m2 tăng 150%
Tại một tọa đàm do VnEconomy vừa tổ chức, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP.Invest, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam cho biết, các nhà thầu xây dựng đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ những khó khăn của thị trường bất động sản. Theo như phản ánh của các doanh nghiệp xây dựng, nếu cứ kéo dài tình trạng như hiện nay thì 5 năm không còn nhà thầu nào tồn tại.
Ông Hiệp cho hay, cùng với tác động của đại dịch Covid-19, thị trường vừa chứng kiến 2 đợt “bão giá” vật liệu xây dựng. Đơn cử như riêng giá sắt thép trong những tháng của quý II đã tăng khoảng 7% so với quý I năm nay. Các doanh nghiệp xây dựng, các nhà thầu đều đang thiếu và rất khó tìm kiếm công nhân. Nếu như trước đây giá một m2 xây dựng cơ bản với nhà thấp tầng chỉ 4 triệu đồng thì nay để nhận thầu, các doanh nghiệp phải nhận 6 triệu đồng mỗi m2, tăng 150%.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường bất động sản Thanh Hóa “cắt sốt”, nhiều nhà đầu tư bỏ cọc
Hiện tượng giá đất tăng bất thường vài tháng trở lại đây tại Thanh Hóa đang có dấu hiệu giảm nhiệt, nhiều nhà đầu tư trót “ôm hàng” đành chấp nhận bỏ cọc.
Giống như chu kỳ sốt đất chưa từng có của thị trường bất động sản Thanh Hóa năm 2021, từ vài tháng trở lại đây, hiện tượng sốt đất điên đảo khắp nơi đã có dấu hiệu giảm nhiệt nhờ có những chính sách can thiệp kịp thời của UBND tỉnh Thanh Hóa và cơ chế chính sách siết chặt vốn vay từ ngân hàng vào đầu tư bất động sản.