Đất nền sáng cửa, chung cư khó tìm lại thời hoàng kim
Theo ông Trịnh Nguyên Tuấn Anh, Ủy viên thường vụ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) phụ trách Đông Nam bộ, Chủ tịch King Broker Group, sở dĩ đất nền tiếp tục là xu hướng đầu tư chủ đạo trong vòng 3 - 5 năm tới là bởi “thời gian sản xuất” của đất nền phân lô chính quy tỷ lệ 1/500, đất phân lô của người dân ngắn, nên tỷ suất lợi nhuận mà nhà đầu tư thu về cao hơn hẳn so với các phân khúc khác như chung cư và bất động sản nghỉ dưỡng.
“Thời gian thực hiện các dự án chung cư và bất động sản nghỉ dưỡng mất tới 5 - 10 năm và có thể lâu hơn nếu trục trặc. Trong khi đó, dự án đất nền phân lô có thể cho ra lò trong vài tháng. Kể cả sau này chúng ta có chính sách siết tình trạng phân lô bán nền, thì thời gian triển khai dự án đất nền vẫn nhanh gọn hơn nhiều so với dự án chung cư”, ông Tuấn Anh nói.
Thêm vào đó, nguồn cung đất nền cũng dồi dào hơn và nhu cầu ở phân khúc này cũng lớn hơn, trong khi nguồn cung chung cư đang ách tắc vì pháp lý và khả năng đáp ứng quá nhỏ so với nhu cầu thực.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Doanh nghiệp bất động sản miền Trung nhộn nhịp tung sản phẩm ra thị trường
Thị trường bất động sản khu vực miền Trung đang có dấu hiệu phục hồi nhộn nhịp trở lại vào những tháng đầu năm 2022. Trong đó nhiều doanh nghiệp bất động sản đã tung sản phẩm mới ra thị trường được nhiều sự quan tâm từ nhà đầu tư.
Khi dịch Covid-19 được kiểm soát, mọi hoạt động kinh tế - xã hội đã trở lại với trạng thái bình thường, nhiều ngành kinh tế bắt đầu phục hồi mạnh mẽ, trong đó có bất động sản. Trong những tháng đầu năm 2022, nhiều doanh nghiệp bất động sản ở miền Trung đã tung các sản phẩm nhằm phục vụ thị trường.
Tại thị trường Quảng Ngãi, Công ty Cổ phần Bất động sản Eco Real vừa cho ra mắt dự án Khu dân cư Nguyễn Tri Phương, đây là quỹ đất nền cuối cùng tại TP. Quảng Ngãi.
Ông Nguyễn Tấn Việt, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bất động sản Eco Real cho biết, đây không phải dự án mới nhưng sản phẩm có vị trí đắc địa, pháp lý đầy đủ, hạ tầng hoàn thiện và đặc biệt tiện ích nội, ngoại khu đẳng cấp. Chưa hết, Khu đô thị còn sở hữu tứ trục đại lộ huyết mạch thành phố, gồm: Nguyễn Tri Phương, Huỳnh Thúc Kháng, Trường Chinh và Quang Trung.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Chung cư xuống cấp trầm trọng, vì sao người dân vẫn chưa muốn rời đi?
Chung cư G6A Thành Công là khu nhà được kiểm định ở mức nguy hiểm cấp D, mặc dù đã được yêu cầu di dời trước quý I/2022 nhưng một số hộ dân cư tại đây vẫn quyết bám trụ lại khu chung cư cũ này.
Trước đó, để đảm bảo tiến độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội đợt 1, trước mắt là 6 khu chung cư đã được kiểm định nguy hiểm ở cấp D trên địa bàn, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu quận Đống Đa và Ba Đình phải hoàn thành di dời người dân trong quý I/2022.
Cụ thể, 6 nhà nguy hiểm cấp D gồm Nhà C8 Giảng Võ, G6A Thành Công, nhà A Ngọc Khánh, Khu tập thể Bộ Tư pháp (2 đơn nguyên đầu hồi) và nhà 51 Huỳnh Thúc Kháng.
Tuy nhiên, đến nay đã hết quý I, khảo sát thực tế tại khu chung cư G6A cho thấy việc di dời người dân vẫn chưa được hoàn thành như trong kế hoạch. Một số hộ gia đình vẫn bám trụ tại đây mặc cho khu nhà đã xuống cấp nghiêm trọng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Trái phiếu doanh nghiệp: Dòng vốn thiết yếu cho thị trường bất động sản
Nguồn vốn trái phiếu doanh nghiệp là nguồn vốn trung và dài hạn với lãi suất ổn định nên rất phù hợp với đặc điểm kinh doanh bất động sản, trở thành sự thay thế hoàn hảo cho sự phụ thuộc quá mức của thị trường bất động sản vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng như trước đây.
Tuy nhiên, lãi suất trái phiếu doanh nghiệp quá cao và những biến tướng trong phát hành, phân phối, sở hữu và sử dụng trái phiếu doanh nghiệp tự thân nó tạo ra rủi ro cho nhà phát hành, đến lượt nó làm gia tăng rủi ro cho thị trường bất động sản. Ngược lại, mỗi biến động trên thị trường bất động sản đều có thể gây ra rủi ro cho trái chủ của trái phiếu doanh nghiệp do doanh nghiệp bất động sản phát hành.
Nói cách khác, lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp cần song hành với lành mạnh hóa thị trường bất động sản và cả lành mạnh hóa thị trường tài chính ngân hàng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Cổ phiếu bất động sản lao dốc, nhưng nhiều tiềm năng dài hạn
Thị trường có tuần giảm điểm thứ năm liên tiếp với thanh khoản suy giảm so với tuần trước đó do chỉ giao dịch trong 3 ngày nhưng nếu tính trung bình từng phiên thì vẫn ghi nhận mức sụt giảm về thanh khoản.
Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 37,54 điểm (-2,7%) xuống 1.329,26 điểm, HNX-Index giảm 22,37 điểm (-6,1%) xuống 343,46 điểm, HNX-Index tăng 6,71 điểm (+1,9%) lên 365,83 điểm, UPCoM-Index giảm 2,43 điểm (-2,33%) xuống 101,88 điểm.
Giá trị giao dịch trên HoSE giảm 47,8% so với tuần trước đó với 46.816 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch giảm 47,5% xuống 1.623 triệu cổ phiếu. Giá trị giao dịch trên HNX giảm 52,9% so với tuần trước đó với 4.855 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch giảm 53,7% xuống 210 triệu cổ phiếu.
Đa số các nhóm ngành cổ phiếu biến động tiêu cực trong tuần giao dịch từ 4 – 6/4. Đối với nhóm bất động sản, sau khi có sự hồi phục nhất định ở tuần giao dịch từ 24 – 29/4, các cổ phiếu thuộc nhóm ngành này biến động xấu trở lại.