Bộ Xây dựng đề xuất sửa luật căn hộ chung cư sở hữu 50 năm
Trong đề cương Luật Nhà ở (sửa đổi) Bộ Xây dựng đưa ra phương án chung cư sở hữu có thời hạn theo thời hạn sử dụng của công trình. Theo hướng này, giấy chứng nhận cấp cho căn hộ chung cư sẽ có thời hạn 50 năm, 70 năm thay vì lâu dài như hiện nay.
Theo dự thảo này, Bộ Xây dựng đã đề xuất hai phương án: Phương án một, thời hạn sở hữu chung cư theo quy định của pháp luật đất đai.
Phương án hai, thời hạn sở hữu căn hộ chung cư được xác định cùng thời hạn sử dụng của công trình theo pháp luật về xây dựng (niên hạn công trình). Theo phương án này, chung cư sẽ được sở hữu có thời hạn như tùy theo thiết kế công trình hoặc theo thực tế sử dụng, theo dự án của từng loại nhà chung cư mà quy định có thời hạn sở hữu như 50 năm, 70 năm… (ví dụ 50 năm với công trình cấp II).
Bộ Xây dựng cho biết, pháp luật về nhà ở chưa có quy định về thời hạn sở hữu của nhà chung cư. Theo quy định của pháp luật về xây dựng hiện hành thì thời hạn sử dụng của công trình xác định theo hồ sơ thiết kế xây dựng công trình hoặc theo thời hạn sử dụng thực tế .
Khi hết thời hạn sử dụng, chủ sở hữu công trình phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền và dự kiến phương án xử lý (như gia cố để tiếp tục được sử dụng hoặc phải phá dỡ công trình…). Theo quy định của pháp luật về dân sự thì quyền sở hữu tài sản chấm dứt khi tài sản bị tiêu hủy, như vậy trường hợp nhà ở bị phá dỡ do hết thời hạn sử dụng thì quyền sở hữu nhà ở của chủ sở hữu cũng chấm dứt (tài sản nhà ở không còn).
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hội thảo "Khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản Việt Nam"
Được sự chỉ đạo và bảo trợ của Hiệp hội bất động sản Việt Nam, Reatimes và VIRES tổ chức Hội thảo: "Khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản Việt Nam" vào chiều ngày 09/5/2022 tại Hà Nội.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, đóng góp của thị trường bất động sản trong GDP giai đoạn 2019 - 2021 khoảng 14%. Thị trường bất động sản có khả năng lan tỏa đến trên 40 ngành quan trọng khác của nền kinh tế và trở thành nhịp cầu nối cho các thị trường khác, góp phần phát triển đồng bộ các loại thị trường, và đó là điều kiện quan trọng để cơ chế thị trường phát huy tác dụng.
Ở các nước phát triển, yêu cầu và định hướng khơi thông những nguồn lực tiềm năng và bền vững của thị trường bất động sản là một ưu tiên chính sách. Chính vì vậy, tỷ trọng bất động sản trong tổng số của cải xã hội thường chiếm ít nhất trên 35% tổng tài sản vật chất của mỗi nước. Các hoạt động trên thị trường bất động sản chiếm gần 30% tổng hoạt động của nền kinh tế. Nguồn vốn cho thị trường bất động sản rất đa dạng như: Nguồn vốn từ tín dụng, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, FDI, quỹ đầu tư...
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, nguồn vốn thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển dần trở nên phong phú hơn nhưng còn nhiều hạn chế trong cơ chế, chính sách và phương thức quản lý, điều tiết dòng vốn cho thị trường này, doanh nghiệp vẫn phụ thuộc trước hết và chủ yếu vào vốn tín dụng ngân hàng. Do đó, việc tiếp tục duy trì và cải thiện dòng vốn cho thị trường bất động sản cần là một trong những ưu tiên chính sách trong giai đoạn tới.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Trái phiếu doanh nghiệp: Dòng vốn thiết yếu cho doanh nghiệp bất động sản
“Cơn lốc” trái phiếu doanh nghiệp đã khiến không chỉ các nhà đầu tư, nhà phát hành, định chế tài chính bị cuốn vào đó mà ngay cả cơ quan quản lý cũng có phần lúng túng và bị động.
Trái phiếu doanh nghiệp - tiếng Anh là Corporate Bond – là trái phiếu do doanh nghiệp phát hành với thời hạn ít nhất là 1 năm nên thuộc loại công cụ nợ dài hạn (longterm debt instrument) còn công cụ nợ dưới 1 năm của doanh nghiệp được gọi là giấy nợ thương mại (commercial paper).
Công ty Dutch East India (VOC) là công ty đầu tiên trong lịch sử phát hành rộng rãi trái phiếu và cổ phiếu (shares of stock) ra công chúng với trái phiếu doanh nghiệp đầu tiên phát hành ngày 7/11/1623. Đại đa số trái phiếu doanh nghiệp được giao dịch phi tập trung trên cơ sở môi giới và trên thị trường OTC (over-the-counter) song cũng có trái phiếu doanh nghiệp được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
Trái phiếu doanh nghiệp gồm hai loại chủ yếu là Hạng cao (high grade) hay còn gọi là hạng đầu tư và Lợi cao (high yield) hay còn gọi là hạng không đầu tư hay hạng đầu cơ hoặc junk bonds tùy theo xếp hạng tín nhiệm (credit rating). Chẳng hạn, trái phiếu doanh nghiệp xếp hạng AAA, AA, A và BBB gọi là Hạng cao còn từ BB trở xuống gọi là Lợi cao.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đầu tư căn hộ cho thuê đã qua thời “hoàng kim”
Trước những tác động của thị trường, đầu tư căn hộ cho thuê không còn là xu hướng đầu tư ưa chuộng hàng đầu khi mà nguồn vốn bỏ ra nhiều nhưng tỷ suất lợi nhuận cho thuê không còn cao như trước.
Từ vài năm trước, hình thức mua chung cư cho thuê trở thành một xu hướng và rất khởi sắc vì mang lại lợi nhuận xấp xỉ lãi ngân hàng, đồng thời người đầu tư còn được sở hữu căn hộ. Khi đó, những người có tiền đổ xô đi mua thật nhiều chung cư, còn việc cho thuê đã có hệ thống các môi giới chuyên nghiệp hỗ trợ.
Mô hình kinh doanh này được đánh giá là kênh đầu tư bền vững và đạt đỉnh cao vào giai đoạn 2015 - 2018. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư gần đây đang dần rời bỏ thị trường căn hộ cho thuê vì ế ẩm, phải bỏ vốn cao mà giá thuê không còn được như kỳ vọng.
Cách đây 5 năm, bà Nguyễn Thu Hằng, một nhà đầu tư bất động sản lâu năm, mua một căn chung cư tại khu vực phía Tây, Hà Nội với giá 2,5 tỷ đồng. Sau khi nhận nhà, bà chi thêm 400 triệu đồng để trang bị nội thất rồi mới cho thuê. Đều đặn từ đó đến đầu năm 2021, mỗi tháng bà đều thu về 25 triệu đồng. Thế nhưng, đến tháng 3/2021, khách hết hợp đồng và họ cũng không tiếp tục thuê nữa.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đầu tư nhà đất ở tỉnh lẻ, không muốn bị "chôn" vốn đừng bỏ qua kinh nghiệm này
Theo kinh nghiệm của người trong nghề, nhà đầu tư mới tìm hiểu đất ở vùng nào chưa "sốt", tỉnh nào chưa phát triển để nghiên cứu đầu tư. Giá đất thổ cư cứ dưới 10 triệu đồng/m2 là có thể mua
Vừa rút chân khỏi thị trường chứng khoán, anh Bùi Ngọc Dũng (Hà Nội) được nhóm bạn rủ đầu tư đất ở các tỉnh lẻ. Theo dõi thị trường, anh Dũng cũng đã thấy nhiều cảnh báo về các cơn sốt đất ảo khi nhiều nhà đầu tư gom đất, đẩy giá lên bán sang tay.
Với mục tiêu đầu tư đất dài hạn, nhưng lại chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm ở lĩnh vực bất động sản nên anh Dũng vẫn đang rối bời khi được bạn bè định hướng đầu tư đất ở tỉnh này, khu vực kia.
Với các nhà đầu tư mới như anh Dũng hiện rất cần các kinh nghiệm đầu tư đất ở tỉnh lẻ để làm sao không bị ‘chôn’ vốn quá lâu, đầu tư an toàn và sinh lời.