Hiệp hội BĐS Việt Nam công bố số liệu thị trường BĐS quý I/2017
Sáng 21/4, Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA) tổ chức Họp báo thường kỳ công bố số liệu thị trường BĐS quý I và triển vọng quý II/2017. Buổi họp báo nhằm cập nhật và thảo luận kịp thời những vấn đề đang đặt ra cho kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường BĐS nói riêng.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, thị trường BĐS vẫn đón nhận những thông tin khả quan. Cụ thể, lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng cao, tăng 29% so với quý IV/2016; 3 tháng đầu năm có trên 1 triệu lượt khách nước ngoài đến Việt Nam. Lượng vốn FDI đổ vào BĐS trong chưa đầy 3 tháng đầu năm 2017 đạt 334 triệu USD tăng 91,5%.
So cùng kỳ năm ngoái và số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh, trong quý I đã có 924 doanh nghiệp, tăng 55% về số doanh nghiệp và 31,1% về số vốn. Điều này cho thấy, thị trường BĐS năm 2017 vẫn tiếp tục sự ổn định của năm 2016 và có phần mạnh mẽ hơn nhờ những chính sách hiệu quả của Nhà nước giúp cho nền kinh tế vĩ mô có điều kiện tốt nhất để phát triển lâu dài và bền vững.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Ngành BĐS đứng thứ 6 về lượng thảo luận trên internet
Đó là đánh giá của Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA). Theo đánh giá của VNREA thực tế, từ trước đến nay, các hoạt động kinh doanh BĐS thường tập trung vào kênh trực tiếp truyền thống như gọi điện thoại, quảng cáo trực tiếp, quảng cáo qua banner, pano, poster, tạp chí...
Tuy nhiên, với việc phát triển và thâm nhập sâu hơn của internet và Công nghệ số, các hoạt động marketing, truyền thông BĐS cũng lan rộng dần trên các trang tin, diễn đàn và mạng xã hội.
Theo đó, ngành BĐS đứng thứ 6 về lượng thảo luận trên mạng xã hội từ ngày 1/1- 31/3/2017 do thời gian này gồm các kỳ nghỉ lễ tết kéo dài nhiều ngày nên ảnh hưởng đến tâm lý, nhu cầu của khách hàng; lượng thảo luận về ngành BĐS không cao.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Sắp có cơ chế cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay NƠXH
Bộ Tài chính đang dự thảo Quyết định về cơ chế cấp bù chênh lệch lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (NƠXH).
Theo đó, các khoản cho vay được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện: Đã ký hợp đồng tín dụng và đã được giải ngân vốn vay tại các tổ chức tín dụng theo đúng quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Đúng đối tượng và khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích theo quy định của pháp luật; Là khoản cho vay trong hạn tại thời điểm cấp bù chênh lệch lãi suất.
Dự thảo cũng đã đề ra 2 phương án mức chênh lệch lãi suất cấp bù. Cụ thể, theo phương án 1, lãi suất cho vay tham chiếu là mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cùng kỳ hạn trong cùng thời kỳ của từng tổ chức tín dụng.
BĐS TP. HCM: Thời của dự án căn hộ tầm trung, giá rẻ
Theo GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường, nhìn tổng thể, thị trường BĐS TP. HCM đã bắt đầu có sự chuyển dịch về phát triển phân khúc, trong đó, trước năm 2014, thị trường chủ yếu là căn hộ cao cấp, nhưng từ năm 2015 trở lại đây, thị trường này xuất hiện nhiều hơn dự án trung cấp và giá rẻ.
“Số liệu từ Cục Quản lý nhà của Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2014, tổng cung căn hộ tại TP. HCM đạt mức 14.522 căn, năm 2015 đạt 25.560 căn và năm 2016 đạt gần 24.000 căn.
Số liệu cũng cho thấy, năm 2014, căn hộ giá cao chiếm 45%, giá trung bình chiếm 28% và giá thấp chiếm 27%. Năm 2015, căn hộ giá cao chiếm 40%, giá trung bình chiếm 35% và giá thấp chiếm 25%. Sang năm 2016, căn hộ giá cao chỉ còn chiếm 31%, giá trung bình chiếm 49% và giá thấp chiếm 20%”, ông Võ nói.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Mở “nút thắt” mua nhà cho khách ngoại
Theo số liệu của Hiệp hội BĐS TP. HCM (HoREA), sau 1 năm Luật Nhà ở 2014 cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam áp dụng chỉ có khoảng 700 người nước ngoài mua được nhà tại TP. HCM. Con số này còn khá khiêm tốn so với mức 90.000 người nước ngoài hiện đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
Còn đại diện CEN Group - một đơn vị tiếp thị dự án BĐS có tên tuổi tại Hà Nội xác nhận, trong số hàng nghìn giao dịch thành công trong suốt hai năm qua thì số lượng người nước ngoài mua nhà chưa chiếm đến con số 5%.
Trong vai trò chủ đầu tư nhiều dự án lớn tại TP. HCM, ông Nguyễn Nam Hiền - Tổng Giám đốc Công ty Địa ốc Hưng Thịnh Land cũng thừa nhận, Luật Nhà ở 2014 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2015 với nhiều điểm mới về quy định cho người nước ngoài sở hữu bất động sản ở Việt Nam và Nghị định 99/2015/NĐ-CP (Nghị định 99) hướng dẫn thi hành Luật đã bỏ các quy định cấm người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam nhưng đến thời điểm hiện tại người nước ngoài vẫn khó có thể mua nhà bởi nhiều rào cản.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Dự án Tân Bình Apartment: Khách hàng đề nghị Sở Xây dựng “cắt ngọn” phần xây sai phép
Theo các khách hàng, dự án Tân Bình Apartment dự kiến đến khoảng tháng 3/2016 sẽ bàn giao cho cư dân, nhưng sau đó, dự án trễ hẹn bàn giao nhà. Đến tháng 8/2016 dự án đã bị Thanh tra Sở Xây dựng phát hiện xây vượt hai tầng và có dấu hiệu xây hai tầng nữa. Thanh tra sở đã lập biên bản xử phạt, yêu cầu chủ đầu tư tháo dỡ toàn bộ diện tích sai phạm, nhưng chủ đầu tư không thực hiện.
Một tháng sau, Thanh tra sở đã ban hành quyết định cưỡng chế vi phạm, giao cho Đội 3 - Thanh tra cơ động thuộc Thanh tra Sở Xây dựng phối hợp với UBND Quận Tân Bình thực hiện.
Thế nhưng, từ khi ban hành quyết định đến nay, chủ đầu tư vẫn không tháo dỡ phần xây dựng vi phạm với lý do chờ giấy phép mới từ các cơ quan chức năng. Hậu quả khiến dự án đình trệ kéo dài không biết đến bao giờ xong.