Aa

Bất động sản 24h: Dòng tiền tiếp tục chảy vào bất động sản, phân khúc nào sẽ tăng giá?

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Tư, 04/05/2022 - 10:30

Dòng tiền tiếp tục chảy vào bất động sản, phân khúc nào sẽ tăng giá?; Thị trường mặt bằng bán lẻ “nóng” trở lại... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Dòng tiền tiếp tục chảy vào bất động sản, phân khúc nào sẽ tăng giá?

Theo chuyên gia, với rất nhiều nhà đầu tư, bất động sản vẫn được lựa chọn là kênh đầu tư ưu tiên so với vàng, chứng khoán hay gửi tiết kiệm. Trong quý II/2022, thị trường sẽ tiếp tục xu hướng tăng trưởng, trong đó, phân khúc bất động sản công nghiệp, đất nền, nhà ở có nhiều khả năng tăng trưởng mạnh nhất. Bên cạnh đó là sự phục hồi mạnh mẽ của nhóm bất động sản nghỉ dưỡng và thương mại.

Theo kết quả khảo sát chuyên gia và doanh nghiệp bất động sản của Vietnam Report về mức biến động giá trung bình trong năm 2022 cho thấy đất nền là phân khúc có khả năng tăng giá cao nhất; phân khúc đất nền, đất nông nghiệp, nhà ở và chung cư giá rẻ có khả năng cao tăng giá trong khoảng 11 - 20%. Các phân khúc bất động sản ven đô, bất động sản công nghiệp, nhà ở và chung cư trung cấp, văn phòng cho thuê có thể tăng trung bình từ 5 - 10% so với năm trước.

Trước tình trạng sốt đất trong năm 2021, các chuyên gia trong khảo sát của Vietnam Report nhận định trong năm 2022, tình trạng sốt đất vẫn có thể sẽ tiếp tục xảy ra nhưng với xác suất thấp hơn.

Nguyên do là hiện tại các thông tin về quy hoạch, hạ tầng vẫn mang nặng tính đồn đoán và việc thổi giá bất động sản bằng các chiêu thức thiếu lành mạnh vẫn chưa có chế tài xử phạt. Tuy nhiên, sốt đất không chỉ do những nguyên nhân nói trên, nó có thể là kết quả của những chính sách vĩ mô, quy hoạch tổng thể chính thức từ chính quyền...

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nhà đầu tư trở lại với bất động sản nghỉ dưỡng sau thời gian dài "ngủ đông"

Thị trường du lịch phát triển cùng sự hoàn thiện của hệ thống pháp lý sẽ là những động lực chính thúc đẩy bất động sản nghỉ dưỡng tăng tốc sau thời gian dài “ngủ đông”.

Từ cuối năm 2021, khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, nền kinh tế mở cửa trở lại, những tín hiệu khởi sắc đã xuất hiện trên thị trường bất động sản nhà ở. Trong quý I/2022, cùng với diễn biến sôi động của loại hình bất động sản nhà ở, đà phục hồi của bất động sản nghỉ dưỡng trở nên rõ nét hơn.

Trong quý I/2022, cùng với diễn biến sôi động của loại hình bất động sản nhà ở, đà phục hồi của bất động sản nghỉ dưỡng trở nên rõ nét hơn.

Theo giới chuyên gia, nguyên nhân chính tác động đến sự hồi phục của bất động sản nghỉ dưỡng bao gồm du lịch được khởi động và ghi nhận những bước tăng trưởng đáng chú ý. Du lịch phát triển sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản nghỉ dưỡng “trở lại đường đua” và có thể sẽ bắt đầu khởi sắc từ quý II/2022.

Cụ thể, báo cáo của DKRA cho hay, trong quý I/2022 Ioại hình bất động sản nghỉ dưỡng có tín hiệu khởi sắc ở hầu hết các phân khúc. Cụ thể, nguồn cung biệt thự nghỉ dưỡng đạt khoảng 1.020 căn, tỷ lệ tiêu thụ đạt 57% (khoảng 579 căn) trên nguồn cung mới.

Phân khúc nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng trong khu phức hợp đón nhận nguồn cung mới khoảng 2.768 căn, tăng 4% so với quý trước và gấp 12,4 lần so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tiêu thụ đạt xấp xỉ 87%, tương đương 2.408 căn, tăng 4% so với quý IV/2021 và gấp 14,7 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Điều chỉnh quy hoạch đưa Bình Phước thành tỉnh công nghiệp quan trọng của cả vùng Đông Nam Bộ

Dòng vốn FDI là điểm sáng quan trọng bức tranh kinh tế toàn tỉnh Bình Phước. Trong xu thế hội nhập, tỉnh đang dồn lực tạo mọi điều kiện để phát triển công nghiệp, tăng thêm diện tích nhằm đón làn sóng đầu tư.

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Phước xác định thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp là giải pháp mũi nhọn để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Với những chính sách thu hút đầu tư hợp lý, Bình Phước đã trở thành điểm đến và dừng chân của nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, năm 2021, dù ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Bình Phước vẫn tăng gấp 3 lần so với năm 2020. Cụ thể, tỉnh đã thu hút được 70 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với số vốn 600 triệu USD, tăng gấp 2 lần về số dự án và 3 lần về số vốn so với năm 2020. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 346 dự án FDI với tổng vốn đăng ký hơn 3,579 tỷ USD. Cùng với đó, trong năm 2021, tỉnh đã phê duyệt 100 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 10.000 tỷ đồng. Quý I/2022, tỉnh đã thu hút 9 dự án FDI với số đăng ký 23 triệu USD.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Rào cản pháp lý khiến người nước ngoài khó mua nhà ở tại Việt Nam

Thị trường bất động sản Việt Nam tuy phát triển sôi động nhưng chưa thực sự thu hút được dòng tiền của người nước ngoài đổ vào để mua nhà ở, bởi còn nhiều rào cản về pháp lý và thủ tục hành chính.

Trong những năm trở lại đây, số lượng người nước ngoài sinh sống, làm việc ở Việt Nam ngày càng tăng nhanh. Chỉ tính riêng số người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam (lao động nước ngoài), theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đến đầu tháng 4/2021 có 101.550 người. Con số này cho thấy số lượng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam gia tăng mạnh bất chấp tình hình Covid-19 diễn ra trong gần 3 năm qua.

Theo số liệu của Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) vào thời điểm 7/2019, có 91.200 người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. Người nước ngoài sinh sống, làm việc tại Việt Nam đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau đã tạo ra một môi trường đa văn hóa, năng động, đóng góp không nhỏ vào sự hội nhập quốc tế của đất nước. Với sự gia tăng không ngừng của số lượng người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, chỗ ở cho người nước ngoài cũng là một bài toán lớn cần được giải quyết.

Mặt khác, số liệu nghiên cứu thị trường từ Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho thấy, tính đến hết năm 2020, cả nước có 5.000 dự án nhà ở với 3.774.000 căn nhà. Trong đó, số lượng hồ sơ, hợp đồng mua bán nhà cho người nước ngoài của các chủ đầu tư khoảng trên 16.000 căn (giai đoạn 2015 - 2020) chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 0,85% (chưa đến 1%) tổng số nhà ở dự án nhà ở thương mại.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường mặt bằng bán lẻ “nóng” trở lại

Cùng với sự phục hồi của thị trường bán lẻ sau đại dịch, mức giá cho thuê bất động sản bán lẻ, đặc biệt tại các trung tâm thương mại tại các thành phố lớn được dự báo sẽ tăng trưởng rõ rệt.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tỷ lệ lấp đầy mặt bằng kinh doanh tại các trung tâm thương mại và siêu thị lớn tăng nhẹ so với quý I/2022 và tiếp tục giữ ở mức cao khoảng 90 - 95% khi nhiều chính sách ưu đãi được chủ đầu tư đưa ra nhằm thu hút các đơn vị kinh doanh quay trở lại thuê mặt bằng, đặc biệt là thời điểm dịp Tết dương lịch và âm lịch.

Đối với mặt bằng bán lẻ nhà phố, các cửa hàng kinh doanh đã dần mở cửa hoạt động trở lại, tình trạng dừng kinh doanh, sang nhượng cửa hàng không còn xuất hiện phổ biến như các quý trước. Giá cho thuê mặt bằng thương mại bình quân thị trường trong quý I/2022 tăng nhẹ so với quý IV/2021 tuy nhiên vẫn ở mức thấp so với thời điểm trước khi dịch Covid-19 diễn ra.

Theo đánh giá của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), 3 năm qua, trong khi nguồn cung bất động sản bán lẻ tăng trưởng chậm thì nhu cầu của các nhãn hàng, các thương hiệu lớn nhỏ đang không ngừng phục hồi sau dịch bệnh.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top