Hà Nội và TP.HCM “vắng bóng” chung cư dưới 25 triệu đồng/m2
Theo thông tin thị trường bất động sản từ Bộ Xây dựng, tại 2 đô thị lớn nhất cả nước là Hà Nội và TP.HCM đã thiếu hụt chung cư giá dưới 25 triệu đồng/m2.
Hiện nay, các dự án nhà ở thương mại tại khu vực trung tâm của các đô thị hầu như không có căn hộ với mức giá dưới 25 triệu đồng/m2. Ở Hà Nội, căn hộ có mức giá này chỉ có tại một số ít các dự án tại khu vực xa trung tâm như các quận, huyện Nam Từ Liêm, Long Biên, Hoàng Mai, Thanh Trì và Đông Anh, giá căn hộ thấp nhất cũng 26 triệu đồng/m2.
Tại TP.HCM, thậm chí còn hiếm dự án có giá dưới 30 triệu đồng/m2. TP. Đà Nẵng thì chỉ có 1 dự án tại quận Liên Chiểu có giá khoảng 21 triệu đồng/m2. Căn hộ chung cư trung cấp (có mức giá khoảng 30 triệu đồng/m2 đến dưới 50 triệu đồng/m2) hiện đang là sản phẩm chủ đạo trên thị trường.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Doanh nghiệp và chuyên gia kiến nghị sửa luật để gỡ nút thắt phát triển nhà ở xã hội
Liên quan đến việc gia tăng “đòn bẩy” nhằm phát triển nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội, các chuyên gia và doanh nghiệp đều đồng quan điểm cần nhanh chóng sửa luật, hoàn thiện cơ chế chính sách.
Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, tính đến hết năm 2021, cả nước đã hoàn thành 266 dự án, bao gồm cả nhà thu nhập thấp và nhà công nhân có quy mô xây dựng khoảng hơn 142.000 căn, với tổng diện tích hơn 7,1 triệu mét vuông. Tuy nhiên, kết quả phát triển nhà ở xã hội vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Nguyên nhân được cho là còn nhiều vướng mắc liên quan đến luật pháp đã cản trở sự phát triển của phân khúc này.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường văn phòng ghi nhận nhu cầu thuê và giá thuê bật tăng trở lại
Sau một thời gian trầm lắng do dịch bệnh, giá thuê văn phòng hạng A tại Hà Nội và TP.HCM trong quý I/2022 đã bật tăng trở lại, đạt khoảng 27,6 USD/m2/tháng, tăng 1,2% theo quý và 1,9% theo năm.
Tâm lý của người dân, doanh nghiệp đã có nhiều thay đổi khi bước vào năm Covid-19 thứ 3. Mặc dù mỗi ngày cả nước ghi nhận trên 10.000 ca nhiễm, song mọi người, mọi nhà đã quay trở lại với công việc, 90% các hoạt động đã diễn ra đúng với trạng thái “bình thường mới”. Điều này tác động tích cực đến sự hồi phục của thị trường bất động sản, trong đó có phân khúc văn phòng cho thuê.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Mất “đòn bẩy” tài chính lo thị trường bất động sản có nguy cơ làm giảm thanh khoản, thiếu nguồn cung
Chính sách siết chặt tín dụng vào các kênh bất động sản sẽ giúp điều chỉnh và lành mạnh hóa thị trường. Tuy nhiên, chỉ các chủ đầu tư và khách mua trường vốn có thể giữ vững vị thế trong bối cảnh này. Thậm chí, chuyên gia cho rằng, thị trường bất động sản có nguy cơ giảm thanh khoản, thiếu nguồn cung.
Từ cuối tháng 3/2022, có 10 ngân hàng đã tăng lãi suất tiết kiệm, cao nhất tới 0,6%/năm. Áp lực lạm phát sẽ khiến Ngân hàng Nhà nước thắt chặt cung tiền ra thị trường, do đó không thể giúp các ngân hàng thương mại duy trì trạng thái thanh khoản dồi dào.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Dù lấy lại đà tăng trưởng nhưng vì sao định giá ngành xi măng vẫn chưa đủ hấp dẫn?
Dù lợi nhuận ròng 2022 của các doanh nghiệp ngành xi măng được dự báo sẽ tăng trưởng dương nhờ mức nền thấp của năm 2021, nhưng định giá của nhóm cổ phiếu ngành này lại được nhìn nhận là chưa đủ sức hấp dẫn.
Tại báo cáo phân tích ngành xi măng công bố mới đây, nhóm nghiên cứu Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect nhìn nhận, ngành xi măng Việt Nam đang ở trong tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu”. Hai thực trạng được chỉ ra là dư thừa nguồn cung xi măng khi công suất sản xuất vượt quá nhu cầu thị trường nội địa và thiếu các nhà máy xi măng quy mô lớn.