Aa

Cận cảnh đại công trường cung cấp hơn 20.000 căn hộ trong năm 2017

Chủ Nhật, 12/03/2017 - 16:01

Cận cảnh đại công trường cung cấp hơn 20.000 căn hộ trong năm 2017; Bỏ chục tỷ mua nhà: Vừa nhận xong đã buồn hẳn; Thị trường BĐS 2017: Hướng đi nào cho Sales?; Cải tạo chung cư cũ: Hà Nội học được gì từ cú “lộn ngược dòng” của TP. HCM? Cư dân chung cư Hồ Gươm Plaza đội mưa biểu tình phản đối chủ đầu tư… là những tin tức nổi bật về BĐS 24 giờ qua.

Cận cảnh đại công trường cung cấp hơn 20.000 căn hộ trong năm 2017

Đi cùng sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng trong thời gian gần đây, thị trường BĐS tại khu đông TP. HCM đang ngày càng sôi động. Trong đó, sự xuất hiện của một số dự án biệt thự, nhà phố do những chủ đầu tư “có tầm” phát triển được kỳ vọng sẽ góp phần hình thành nên một khu đô thị hiện đại.

Thống kê của Cushman & Wakefield Việt Nam cho thấy, tại khu Đông có gần 7.000 căn hộ được tung ra thị trường trong quý IV/2016 dự kiến sẽ giao nhà giai đoạn 2018 – 2020.

Với số vốn đầu tư lớn để nâng cấp hạ tầng, quỹ đất sạch, giá cả hợp lý cùng các dự án của những chủ đầu tư uy tín, quận 2 và quận 9 đang chứng kiến sự đổ bộ ồ ạt của giới đầu tư bất động sản, tạo nên những cơn “sóng” giao dịch ở hầu hết các phân khúc.

Với số vốn đầu tư lớn để nâng cấp hạ tầng, quỹ đất sạch, giá cả hợp lý cùng các dự án của những chủ đầu tư uy tín, quận 2 và quận 9 đang chứng kiến sự đổ bộ ồ ạt của giới đầu tư bất động sản, tạo nên những cơn “sóng” giao dịch ở hầu hết các phân khúc.

Khoảng 29.950 căn hộ có sẵn đã và đang được giao dịch ở tất cả các hạng trên thị trường sơ cấp, tăng 11% theo quý và 49% theo năm.

Trong đó, căn hộ Hạng B dẫn đầu thị trường khu Đông chiếm khoảng 42%, trong khi Hạng C và Hạng A chiếm lần lượt 31% và 27%. Quận 2, 7, 8 và Bình Thạnh tiếp tục thống lĩnh thị trường, chiếm hơn một nửa tổng nguồn cung sơ cấp.

Xem chi tiết tại đây.

Bỏ chục tỷ mua nhà: Vừa nhận xong đã buồn hẳn

Cư dân sống trong khu biệt thự, liền kề thuộc tiểu khu Botanic của khu đô thị Gamuda Gardens đã xuống đường ngày 1/3 vừa qua để phản đối chủ đầu tư “nhập nhèm” lối đi.

Theo phản ánh của khách hàng, chủ đầu tư cho phép cư dân khu chung cư được đi lại vào đường thuộc quyền sở hữu của khu biệt thự liền kề. Điều này vi phạm hợp đồng mua bán đã ký kết giữa hai bên.

Ngoài ra, theo ý kiến của cư dân, việc chủ đầu tư tự ý cho phép cư dân chung cư đi vào lối đi chung dành riêng cho khu biệt thự khiến lượng người ra vào tăng, sẽ gây tắc đường vào lúc giờ cao điểm; hơn hết là khó kiểm soát, dễ gây mất an toàn, an ninh cho khu biệt thự, liền kề. Trong khi đó, theo thiết kế, khu chung cư có lối đi riêng khác. 

 

 

Trên thực tế, tháng 1 vừa qua, kẻ trộm đã đột nhập khu đô thị này, lấy đi nhiều gương xe ô tô hạng sang. Thậm chí, những tên trộm này còn táo tợn dùng hung khí chặn đầu xe để cướp mà bảo vệ không hề hay biết.

Tại dự án Tràng An Complex (Cầu Giấy, Hà Nội) do Công ty CP đầu tư dầu khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư, người mua nhà cũng đang bức xúc vì nhận nhà mới nhưng không được như những lời quảng cáo.

Tương tự, cư dân các tòa H, J và K tại cụm CT7 dự án Parkview Residence ở khu đô thị Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội) và chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Thế Kỷ (Cen Invest) cũng đang có mâu thuẫn.

Xem chi tiết tại đây.

Cư dân chung cư Hồ Gươm Plaza đội mưa biểu tình phản đối chủ đầu tư

Dự án Trung tâm thương mại, văn phòng và nhà ở cao cấp Hồ Gươm Plaza do Công ty Cổ phần may Hồ Gươm là chủ đầu tư. Chung cư gồm 3 khối nhà A, B, C cao 29 tầng, trong đó tòa nhà A, B từ tầng 6 - 29 là căn hộ chung cư cao cấp.

Theo Hợp đồng mua bán căn hộ, chủ đầu tư cam kết bàn giao nhà vào Quý IV/2013, tuy nhiên, công trình đã phải chậm tới Quý II/2014 mới bắt đầu bàn giao. Thời điểm cư dân về ở, công trình khi đó vẫn còn ngổn ngang nhiều hạng mục như thang máy, khu vui chơi trẻ em…

Đến nay, sau gần 3 năm kể từ khi bàn giao, cư dân Hồ Gươm Plaza luôn tỏ ra bức xúc và đã nhiều lần phản đối quyết liệt chủ đầu tư bằng hình thức căng băng rôn.

Sáng ngày 11/3, hàng chục cư dân tiếp tục tập trung căng băng rôn ngay tại khu chung cư để yêu cầu chủ đầu tư giải quyết các bức xúc.

Xem chi tiết tại đây.

Cho người nước ngoài mua nhà: “Việt Nam cởi mở nhất khu vực ”

Chủ tịch VnRea Nguyễn Trần Nam cho rằng, cơ cấu dân số, lực lượng lao động trẻ đông đảo, tỷ lệ gia đình trẻ gia tăng… là những nhân tố tác động tích cực đến thị trường bất động sản trong nước.

Chủ tịch VnRea Nguyễn Trần Nam cho rằng, cơ cấu dân số, lực lượng lao động trẻ đông đảo, tỷ lệ gia đình trẻ gia tăng… là những nhân tố tác động tích cực đến thị trường bất động sản trong nước.

Đánh giá trên được Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam (VnRea) Nguyễn Trần Nam đưa ra tại buổi làm việc với đoàn công tác của Hiệp hội Chuyên gia BĐS người Việt Nam tại Mỹ (VnARP), ngày 8/3.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch VnRea Nguyễn Trần Nam đã chia sẻ những nhân tố tác động đến phát triển BĐS ở Việt Nam.

Cụ thể, là cơ cấu dân số, lực lượng lao động trẻ đông đảo, tỷ lệ gia đình trẻ gia tăng…là những nhân tố tác động tích cực đến thị trường BĐS trong nước.

Bên cạnh đó, hiện nay thu nhập người dân tăng dần lên, tỷ lệ sở hữu nhà ở của Việt Nam đang chiếm 95%, các dự án BĐS mới cũng được tiêu thụ khá nhanh bởi nhu cầu mua lớn.

Đặc biệt, mới đây, Chính phủ lại tiếp tục sửa một số luật cho phù hợp với tình hình mới, trong đó, cho phép người nước ngoài được mua, sở hữu, sử dụng bất động sản của Việt Nam; Việt kiều được sở hữu nhà như người Việt, còn người nước ngoài được sở hữu thời hạn 50 năm và gia hạn thêm 50 năm nữa.

Ngoài ra, ở Việt Nam hiện nay, hệ thống hạ tầng đặc biệt là hạ tầng giao thông được tập trung ưu tiên đầu tư. Hơn nữa, giá nhà ở Việt Nam đang cao hơn so với thu nhập của người dân, nên sẽ phải hướng tới đầu tư nhà quy mô nhỏ, trung bình phù hợp với khả năng thanh toán.

Ông Nguyễn Trần Nam cũng cho biết thêm về quy hoạch chung Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đưa diện tích và dân số Hà Nội tăng lên gấp nhiều lần.

Nhận định về thị trường BĐS Hà Nội trong thời gian tới, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng, khu vực phía Bắc của Thủ đô sẽ phát triển mạnh. Bởi, các vấn đề hạ tầng như giao thông, sân bay, giá đất tại khu vực rẻ… đang thu hút các nhà đầu tư thực hiện dự án.

“Tất cả những nhân tố này đang tạo đà giúp thị trường bất động sản Việt Nam và BĐS Hà Nội phát triển mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước”, Chủ tịch VnRea nói.

Xem chi tiết tại đây.

Cải tạo chung cư cũ: Hà Nội học được gì từ cú “lộn ngược dòng” của TP. HCM?

Thời gian qua, theo thống kê, trong hơn 1.000 chung cư cũ trên toàn TP. Hà Nội, mới chỉ có 14 chung cư được cải tạo lại. Con số này thể hiện sự khó khăn trong việc cải tạo các khu chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội.

Bên cạnh những lý do như kinh phí, cơ chế cho các nhà đầu tư… thì việc giải quyết mức bồi thường cho các hộ dân đang được xem là một trong các lý do quan trọng cho sự chậm trễ trong tiến độ cải tạo các khu chung cư cũ.

Hiến kế cho Hà Nội, ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cho rằng cần phải làm rõ các loại hình sở hữu căn hộ chung cư cũ của người dân ở từng tòa nhà. Từ thế kỷ trước, nhiều nhà chung cư cũ đã được bán cho người dân.

 

 

Cũng có những khu, người dân còn sở hữu cả quyền sử dụng đất. Một số khu người dân chỉ sở hữu căn hộ, còn phần hành lang, sân chơi là của chung, hay thuộc quyền sở hữu nhà nước... Do vậy, với từng khu phải có cơ chế khác nhau, không thể đổ đồng đền bù theo tỷ lệ 1:1.

Theo quan điểm của Tổng hội Xây dựng Việt Nam, phương án tối ưu nhất là tái thiết, rà soát lại diện tích từng khu chung cư cũ, thống kê dân số rồi lập quy hoạch chi tiết lại toàn bộ từ đường lớn - nhỏ kiểu ô bàn cờ để nhà có nhiều mặt tiền hơn, vườn hoa, hầm, nhà chung cư, liền kề... tạo thành khu đô thị đa chức năng. Nguồn tài chính được huy động từ đất khu được cải tạo lại do đa phần các khu chung cư cũ đều là đất vàng, rất có giá trị.

Xem chi tiết tại đây.

Thị trường BĐS 2017: Hướng đi nào cho Sales?

Tại tọa đàm “Cafe cùng Thế giới chung cư”, hình mẫu thành công trong nghề được vinh danh suốt nhiều năm qua – đó là ông Nguyễn Quốc Khánh – Chủ tịch liên minh các sàn giao dịch BĐS G5 – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc DTJ Group cũng chia sẻ nhiều bí quyết tư vấn quan trọng để người làm nghề môi giới có thể nhận được cái gật đầu đầy tin tưởng từ khách hàng.

Một trong những kịch bản cần thiết của nghề môi giới BĐS trong bối cảnh hiện nay.

Một trong những kịch bản cần thiết của nghề môi giới BĐS trong bối cảnh hiện nay.

Trước hết, theo ông Khánh, tính đến hết năm 2016, nghề môi giới BĐS tại Việt Nam hiện đang thu hút gần 100.000 người trong độ tuổi từ 22 - 50 tham gia. Trong đó có gần 40.000 nhà môi giới BĐS đã được cấp chứng chỉ từ các Sở Xây dựng. Còn lại là các nhà môi giới không có chứng chỉ hoặc đang tham gia thị trường theo hình thức part-time. Chỉ có khoảng 5% trong tổng số những người này đang có doanh số từ nghề môi giới BĐS. 

Tuy nhiên, ông Khánh cho rằng, trái ngược với sự phát triển về số lượng thì vấn đề chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của nghề môi giới BĐS còn nhiều hạn chế. Hầu hết các môi giới hiện nay đều chưa được đào tạo bài bản, hoặc nếu có thì chỉ trên lý thuyết. Bên cạnh đó, định kiến và hướng nhìn khắt khe, sai lệch của xã hội về nghề môi giới BĐS khiến cho tâm lý cũng như niềm tin vào nghề của nhiều môi giới chưa thực sự sâu sắc, người mua BĐS cũng chưa thực sự hiểu và thấy được vai trò quan trọng của nhân viên môi giới trong việc lựa chọn một BĐS phù hợp cho khách hàng.

Xem chi tiết tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top