Aa

Căn hộ condotel phải mang thân phận gì?

Thứ Tư, 12/06/2019 - 14:01

Căn hộ condotel phải mang thân phận gì?; Khơi dậy các nguồn lực, tăng giá trị cho đất đai; Một năm lên sàn của các "đại gia" bất động sản... là một số tin tức nổi bật 24h qua.

Căn hộ condotel phải mang thân phận gì?

Việc TP Đà Nẵng ra phương án thu hồi sổ đỏ có thời hạn lâu dài đã cấp cho một dự án bất động sản nghỉ dưỡng khiến khách hàng hoang mang.

Trước đây, UBND TP Đà Nẵng và một số địa phương khác đã cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ condotel trên đất có mục đích sản xuất - kinh doanh - thương mại - dịch vụ có thời hạn ổn định lâu dài, không hình thành đơn vị ở, tại thời điểm năm 2008.

Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ đã kết luận việc cấp như trên là sai, gây thất thu ngân sách Nhà nước. Để sửa sai, TP Đà Nẵng “tiên phong” chọn phương án cấp lại sổ đỏ cho người mua căn hộ condotel trên đất, thay thế cho sổ đỏ có thời hạn ổn định lâu dài được cấp từ năm 2008.

Các dự án bất động sản nghỉ dưỡng hình thành góp phần vào việc phát triển du lịch theo định hướng chung. Tuy nhiên, vẫn còn một số đối tượng lợi dụng sự thiếu am hiểu của khách hàng để trục lợi, gây nhầm lẫn khi giao kết hợp đồng mua bán căn hộ du lịch. Nguyên nhân chính là do chưa có quy định pháp luật cụ thể về mô hình quản lý, tên gọi của bất động sản du lịch và quyền, nghĩa vụ cụ thể của các bên tham gia mua bán.

Ông Phan Chí Hiếu - Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho rằng nếu chờ luật lâu quá nên phải có giải pháp trước mắt và giải pháp lâu dài.
“Về giải pháp trước mắt, Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ phối hợp với Bộ Xây dựng và các bộ ngành sớm ban hành một thông tư về thủ tục trình tự và điều kiện cấp giấy chứng nhận cho loại bất động sản nghỉ dưỡng này” - ông Hiếu khẳng định.

Xem chi tiết tại đây

Rào cản về pháp lý khiến tỉ lệ hấp thụ condotel chững lại

Rào cản về pháp lý khiến tỷ lệ hấp thụ condotel chững lại

Khơi dậy các nguồn lực, tăng giá trị cho đất đai

Để tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản thì đòi hỏi việc tổ chức sản xuất nông nghiệp phải được thực hiện trên quy mô tương đối lớn và đầu tư tương xứng về mặt hạ tầng, công nghệ sản xuất với số vốn lớn và nhân công có chất lượng. Tuy nhiên, trên thực tế, đầu tư vào nông nghiệp hiện nay vẫn gặp phải không ít thách thức từ việc tiếp cận đất đai, nguồn vốn, phát triển thị trường cho sản phẩm...

Cụ thể, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cần có quỹ đất lớn, có vị trí thuận lợi cho lưu thông để đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất đồng bộ, nhưng đất nông nghiệp ở Việt Nam hiện bị phân tán thành nhiều thửa với diện tích rất nhỏ. Cả nước hiện có hơn 11 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp với 78 triệu mảnh ruộng và trên 8,5 triệu nông hộ. Trong đó, có hơn 70% số hộ có diện tổng diện tích dưới 0,5ha, chỉ có 3,4% số hộ có diện tích trên 3ha.

Bên cạnh đó, quá trình tích tụ và tập trung đất đai còn khó khăn do quy định hạn điền và thời gian sử dụng đất còn nhiều bất cập. Những quy định trong Luật Đất đai hiện tại chưa tạo được động lực thu hút các nhà đầu tư, thủ tục thuê, chuyển nhượng đất nông nghiệp còn phiền hà. Đa số các doanh nghiệp cho rằng tiếp cận đất đai là rào cản lớn nhất trong việc đầu tư vào nông nghiệp. Đây cũng là nguyên nhân khiến lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam khó thu hút đầu tư từ nước ngoài.

Xem chi tiết tại đây

Một năm lên sàn của các "đại gia" bất động sản

Các "tân binh" một tuổi dường như đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà các đại gia bất động sản giao phó, tuy nhiên với không ít nhà đầu tư thì tâm lý cũng như tài khoản đều “hụt hẫng"...

Sang năm 2018, làn sóng lên sàn của các doanh nghiệp bất động sản tiếp tục lan mạnh. Hàng loạt tên tuổi lớn như Vinhomes thuộc Tập đoàn Vingroup, Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest (VPI), Đạt Phương, Hải Phát, Công ty Cổ phần Địa ốc First Real, CENLand (thuộc CENGroup)…cũng đã chính thức lên sàn.

Theo thống kê, 65 doanh nghiệp bất động sản niêm yết đã tạo ra hơn 248,953 tỷ đồng doanh thu thuần và 34,110 tỷ đồng lãi ròng trong năm 2018, lần lượt tăng 43% và 93% so với cùng kỳ.

Cụ thể, có 61 doanh nghiệp có lãi, 4 doanh nghiệp báo lỗ, 41 doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng, 17 doanh nghiệp có lợi nhuận giảm tốc, 3 doanh nghiệp lội ngược dòng từ lỗ sang lãi và 3 doanh nghiệp chuyển từ lãi sang lỗ.

So với kế hoạch năm đề ra, có 33 doanh nghiệp vượt kế hoạch, 1 doanh nghiệp vừa vặn cán đích, 26 doanh nghiệp không đạt kế hoạch và 5 doanh nghiệp không có kế hoạch năm.

Trong đó, "tân binh" 1 tuổi CTCP Vinhomes (HOSE: VHM) là đơn vị dẫn đầu lợi nhuận toàn ngành với kết quả kinh doanh 2018 ghi nhận gần 14,234 tỷ đồng lãi ròng, gấp 10 lần so với kết quả đạt được ở năm 2017. Trong năm 2018, Công ty đã hợp tác cùng phát triển nhiều dự án bất động sản lớn. Trong đó, hoạt động hợp tác kinh doanh các dự án Vinhomes The Harmony, Vinhomes Imperia và Vinhomes Dragonbay đã mang về 2,533 tỷ đồng doanh thu cho Công ty mẹ trong quý IV.

Xem chi tiết tại đây

Giữa năm 2020 phải sửa Luật Đất đai

Quốc hội yêu cầu giữa năm 2020 phải trình Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai...

Không đồng ý rút khỏi chương trình theo đề xuất của Chính phủ, Quốc hội chỉ cho lùi hai kỳ họp và yêu cầu giữa năm 2020 phải trình Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai.

Chiều 11/6 Quốc hội đã thông qua chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh năm 2019, đồng ý bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 ba dự dự án luật và một dự án pháp lệnh.

Gồm, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai lùi từ cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 sang kỳ họp thứ 9.

Liên quan đến dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết, một số ý kiến của đại biểu đề nghị bổ sung vào chương trình nghị quyết thực hiện thí điểm một số nội dung về đất đai.

Theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, nội dung này khá phức tạp, liên quan chặt chẽ đến việc sửa đổi Luật Đất đai. Theo dự kiến chương trình, dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai đã được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020.

Xem chi tiết tại đây

Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng 5,74%

Tại cuộc họp thông tin kết quả hoạt động ngân hàng những tháng đầu năm 2019 và định hướng nhiệm vụ những tháng cuối năm 2019 diễn ra ngày 10/6 vừa qua, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng đánh giá, trong những tháng đầu năm 2019, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý...

Nhờ đó, tín dụng đã có dấu hiệu tăng ngay từ đầu năm. Ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho hay, tính đến 31/5/2019, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng 5,74% so với cuối năm 2018.

Tín dụng đối với hầu hết các lĩnh vực ưu tiên đều tăng khá, như: Tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu tăng 13%; tín dụng đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 14,33%; tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 5,04%; tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng 5%; tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 4,11%.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top