Aa

Căn hộ - nơi khan hàng nơi ùn ứ

Thứ Ba, 13/07/2021 - 06:27

Tiền sẽ không đứng yên một chỗ mà luôn tìm chỗ trũng mới để chảy. Theo nguyên lý đó, khi thị trường đất nền lặng sóng, khu vực biệt thự nhà phố khó khăn, phân khúc chung cư có thể sẽ được hưởng lợi.

căn hộ chung cư

Nhưng nguyên lý thông thường có lẽ không hoàn toàn đúng với tình hình thực tế ở TP.HCM, mặc dù trong tháng 4 vừa qua, trước khi sóng Covid-19 lần 4 dâng cao, tỷ lệ giao dịch mua căn hộ đã tăng khá. Báo cáo nghiên cứu thị trường quý II của trang tin Batdongsan cho biết căn hộ chung cư ghi nhận nhu cầu tìm mua tăng ở cả Hà Nội và TP.HCM. Mức tăng được thống kê lần lượt là 12% và 8% so với tháng 4.

Vẫn nói riêng ở TP.HCM, việc tăng nhu cầu tìm mua căn hộ chung cư trên địa bàn, ở cả 3 phân khúc cao cấp, trung bình, bình dân là dễ hiểu. Bởi trong nội đô, lượng dự án căn hộ được cấp phép từ 2020 đến nay rất thấp, dẫn đến nguồn cung hạn hẹp.

Tuy nhiên, nếu mở rộng ra vùng TP.HCM, phía bên kia Thủ Đức, khu vực Bình Dương, Đồng Nai… đều đã và đang có rất nhiều dự án căn hộ chung cư “ùn ứ” hàng. Ghi nhận sơ bộ ở Bình Dương đã có một lượng dự án khoảng 50.000 căn hộ lai rai chờ đón.

Trong khi đó, cũng theo thống kê, cầu ở Hà Nội và TP.HCM vào khoảng 140.000 căn nhà/mỗi năm. Vì vậy, cần nói một cách chính xác rằng cung căn hộ hạn chế hoặc ùn ứ đang có dấu hiệu phân hóa cục bộ theo từng khu vực. Nơi dồn đống vẫn tồn đống, nơi khan hàng vẫn thiếu hàng.

Trong ngắn hạn, Covid-19 thứ tư khiến nhiều người không có công ăn việc làm. Dù vậy, xa hơn, TS. Đinh Thế Hiển cho rằng với một số đối tượng có tiền, mua căn hộ lúc này là cơ hội để lựa chọn, giá sẽ tốt hơn so với kinh tế phục hồi. Đây cũng là phân khúc có thể giữ tiền khá tốt so với mua đất nền “đánh bắt xa bờ”. Và một khi kinh tế phục hồi, nhu cầu ở đô thị, có nhà, hoặc thuê nhà đều sẽ tăng lên và căn hộ sẽ là điểm sáng về cầu.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top