Aa

Cần Thơ quay cuồng trong cơn tăng giá nhà đất: Sốt thật hay ảo?

Chủ Nhật, 30/06/2019 - 14:00

Cần Thơ quay cuồng trong cơn tăng giá nhà đất: Sốt thật hay ảo?; “Ông lớn” dầu khí PVC đắm chìm trong “miếng bánh” bất động sản... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Cần Thơ quay cuồng trong cơn tăng giá nhà đất: Sốt thật hay ảo?

Nếu như đầu năm 2019 thị trường bất động sản (BÐS) Cần Thơ nóng lên ở phía Nam Cần Thơ, đặc biệt là khu Nam Long, thì nay thị trường chuyển “điểm nóng” đến những nơi đang được thành phố đầu tư cơ sở hạ tầng.

Theo nhận định của nhiều sản môi giới, thời gian qua, quỹ đất nền thuộc các dự án khu dân cư, khu đô thị mới khu tái định cư trên địa bàn TP Cần Thơ không còn nhiều cộng với nhu cầu của người dân tăng lên nên giá bất động sản bị đội lên là điều khó tránh khỏi.

Ông Lê Huỳnh Hoàng Minh, Phó Giám đốc sàn giao dịch BĐS Mekong Land, cho rằng trong hai năm qua, khi thị trường tăng trưởng tốt thì không ít nhà đầu tư đã sẵn sàng thế chấp tài sản, vay ngân hàng để mua đất lướt sóng kiếm lời. Một số người có tiền nhàn rỗi cũng tham gia cuộc chơi bằng cách mua lại nhà cũ để nâng cấp, sửa chữa, bán lại kiếm lời. Các yếu tố này đã khiến giá đất tăng nhanh.

Cùng một miếng đất nền nhưng qua tay nhiều chủ khiến giá đất bị đội lên cao trong vòng 2-3 năm trở lại đây. Trong đó, khu Nam Cần Thơ vẫn là khu vực "hot" với nhờ những thông tin liên quan đến việc xây dựng cầu Quang Trung đơn Nguyên 2, cầu và đường Trần Hoàng Na, tuyến cao tốc Trung Lương-Cần Thơ… Đó là chưa kể khi thị trường BĐS sốt giá liên tục đã hình thành nên mặt bằng giá mới; nhũng người có nhu cầu mua bất động sản nhưng chậm chân hơn đành phải chấp nhận mua theo mặt bằng giá mới.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ngày hội Môi giới Bất động sản Việt Nam 2019 lần đầu tổ chức tại TP.HCM

Sau 3 năm lần lượt được tổ chức tại Đà Nẵng và Khánh Hòa, Ngày hội Môi giới Bất động sản Việt Nam 2019 đã diễn ra lần đầu tiên TP.HCM vào sáng 29/6.

Theo đó, sáng 29/6, tại TP.HCM, đã diễn ra Ngày hội Môi giới Bất động sản Việt Nam 2019 với chủ đề "Môi giới bất động sản Việt Nam - chuyên nghiệp và hội nhập quốc tế".

Sự kiện do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cùng trang batdongsan.com.vn tổ chức.

Sự kiện có sự tham dự của ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam; ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam.

Sự kiện còn thu hút được nhiều tổ chức bất động sản trong nước và quốc tế, các tổ chức nghiên cứu, các trường đào tạo về bất động sản, các doanh nghiệp phát triển bất động sản uy tín của Việt Nam... cùng sự hiện diện của hàng trăm sàn giao dịch bất động sản và hàng nghìn nhà môi giới bất động sản ưu tú, đại diện cho hàng vạn nhà môi giới bất động sản trên cả nước về tham dự.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường “tĩnh lặng” nếu thu hẹp tín dụng bất động sản

Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang phát triển ổn định, chưa có dấu hiệu tăng trưởng nóng, những động thái siết tín dụng có thể kìm hãm sự phát triển.

Ngân hàng Nhà nước vẫn đang lấy ý kiến về Dự thảo thông tư thay thế Thông tư 36, trong đó có một số nội dung là siết chặt hơn đối với bất động sản do áp dụng hệ số rủi ro cao hơn đối với các khoản vay trên 3 tỷ đồng.

Ngoài tăng hệ số tín dụng rủi ro đối với bất động sản, dự thảo còn đưa ra phương án điều chỉnh vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn theo xu hướng giảm dần tỷ lệ này xuống còn 30% thay vì lộ trình hiện nay là 40%. Trong khi đó, các khoản vay đối với thị trường bất động sản thường có nhu cầu sử dụng vốn trung, dài hạn cao nên việc giảm tỷ lệ này đồng nghĩa với nguồn vốn vào thị trường càng ít.

Theo phân tích của các chuyên gia, nếu dự thảo được thông qua sẽ “đánh thẳng” vào cả bên cung và cầu bất động sản, hay nói đúng hơn là ảnh hưởng tới cả khách hàng và chủ đầu tư. Về phía doanh nghiệp bất động sản, để triển khai dự án, từ lúc tìm kiếm mặt bằng đến khi bàn giao cho khách hàng có thể mất vài năm, thậm chí chục năm, do đó, doanh nghiệp sẽ cần nguồn vốn lớn. Đặc biệt, để có thể phát triển trong lâu dài, nguồn vốn trung và dài hạn với doanh nghiệp bất động sản sẽ là yếu tố sống còn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ điều kiện và khả năng huy động vốn từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu hay hợp tác với các đối tác nước ngoài. Do đó, việc siết chặt lại tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được cho vay dài hạn sẽ gây khó khăn lớn với các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam.

Xem thông tin chi tiết tại đây

“Ông lớn” dầu khí PVC đắm chìm trong “miếng bánh” bất động sản

Sáng 28/6, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2019 Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí (Petroland, Mã: PTL) đã diễn ra đầy căng thẳng. Tuy nhiên, vấn đề nóng nhất được cho là các yêu cầu của cổ đông về việc huỷ bỏ hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của Petroland tại Công ty CP Dầu Khí Thăng Long cho Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh (DXG).

Tại cuộc họp, ông Bùi Minh Chính – Chủ tịch HĐQT Petroland thông báo, theo yêu cầu của cổ đông lớn Đinh Việt Thanh - Thành viên HĐQT Petroland, sở hữu 13,3 triệu cổ phần, tương đương 13,58% cổ phần Petroland, yêu cầu bổ sung thêm 2 thành viên vào ban kiểm phiếu.

Cổ đông Đinh Việt Thanh cũng đưa ra 3 kiến nghị: Thứ nhất, thanh toán 70% thù lao cho hội đồng quản trị, 30% còn lại sẽ quyết toán sau. Thứ hai, kiến nghị của cổ đông Đinh Việt Thanh tăng vốn Petroland thêm ít nhất 500 tỷ đồng. Thứ ba, yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của Petroland tại Công ty CP Dầu Khí Thăng Long cho Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh (DXG).

Tuy nhiên, cả 3 kiến nghị của nhóm cổ đông Đinh Việt Thanh đều bị phía cổ đông lớn là Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), đơn vị sở hữu 36,42% cổ phần Petroland bác bỏ.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Không nên buộc đối tượng vay phải có hộ khẩu ở TP.HCM

Đại diện Quỹ Phát triển nhà ở TP cho biết, nhằm tạo điều kiện để cán bộ công chức, viên chức, người lao động thu nhập thấp tiếp cận, sử dụng nguồn vốn ưu đãi của chương trình vay vốn, vừa qua UBND TP đã ban hành quyết định số 15 ngày 27/6/2019 điều chỉnh hạn mức và thời gian cho vay đối với đối tượng có thu nhập thấp.

Cụ thể, đối tượng vay bao gồm cán bộ, công chức, viên chức thuộc các sở, ban ngành, quận huyện, cơ quan hành chính - sự nghiệp thuộc khu vực hưởng lương từ ngân sách thành phố; lực lượng vũ trang (công an, quân đội, dân quân tự tự vệ thuộc thành phố); cán bộ công đoàn chuyên trách, công chức, viên chức hưởng lương từ nguồn tài chính công đoàn thuộc Công đoàn thành phố; cán bộ, công chức và người lao động thuộc Cục Thuế TP.HCM. Đối tượng vay phải có hộ khẩu ở TP.HCM; có thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị từ 3 năm liên tục trở lên.

Đồng thời, tại thời điểm vay vốn, người vay phải là người hiện không đứng tên sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất và chưa từng được Nhà nước giải quyết chính sách về nhà ở, đất ở; phải có khả năng tài chính trả trước 30% tiền mua nhà/căn hộ dự định mua; thế chấp bằng chính căn hộ/nhà người vay sẽ mua.

Mức vốn được vay tối đa là 70% giá trị căn hộ/nhà nhưng không quá 900 triệu đồng/hồ sơ. Thời hạn vay tối đa là 20 năm. Lãi suất cho vay sẽ được điều chỉnh từng thời kỳ theo quyết định của UBND TP.HCM, hiện tại mức lãi suất được áp dụng là 4,7%/năm. Người vay có thể tất toán trước thời hạn theo hợp đồng và sẽ không bị phạt như vay ở các ngân hàng thương mại.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top