Aa

Chất lượng cuộc sống được cải thiện thế nào tại các thành phố thông minh ở Đông Nam Á?

Chủ Nhật, 12/08/2018 - 14:30

Dù là các thành phố mới ứng dụng công nghệ thông minh hay thành phố đã có môi trường phát triển năng động, các trung tâm kinh tế ASEAN là những nơi thử nghiệm và cho kết quả ấn tượng cho các giải pháp đô thị sáng tạo.

"Công nghệ thành phố thông minh đã hoàn thiện đến mức chúng đủ sức để giải quyết các vấn đề bức xúc nhất liên quan đến đô thị hóa ở Đông Nam Á", một bài báo thảo luận mới được phát hành do Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey (McKinsey Global Institute MGI) công bố.

Cơ hội để biến các công trình xây dựng có sẵn trở nên thông minh hơn ở Đông Nam Á hiện được đánh giá có giá trị tiềm năng lên đến 26 tỷ USD. Bởi rất nhiều giải pháp thông minh đang được áp dụng và tiếp tục tạo sức hút như bê tông đúc sẵn, giải pháp nhà prefab đúc sẵn và in 3D; khảo sát công trình xây dựng bằng máy bay không người lái; công nghệ 5D BIM (mô hình 3D của công trình được tích hợp thêm các yếu tố về thời gian – tiến độ, cũng như các yếu tố về hao phí – chi phí); các công trường xây dựng tích hợp công nghệ Internet of Things (IoT) trong đó hệ thống các thiết bị đồ dùng được kết nối với nhau qua mạng Internetl;... 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong khi đó, thị trường Đông Nam Á cho các ứng dụng di động thông minh như điều khiển giao thông và trung tâm kiểm soát; hệ thống đèn giao thông thông minh; điều hướng đường thời gian thực; và bãi đậu xe tự động thông minh hiện có trị giá 70 tỷ USD.

Thế hệ tiếp theo của công nghệ thành phố thông minh có thể cải thiện nhiều chỉ số chất lượng cuộc sống từ 10 đến 30%. "Chúng có thể tiết kiệm thời gian, cải thiện sức khỏe và đảm bảo tính an toàn cho cộng đồng, tạo ra một môi trường sạch hơn, bền vững hơn, và thúc đẩy tinh thần cộng đồng và sự tham gia của dân chúng."

Một trong số các lợi ích khác của các giải pháp thông minh là có thể loại bỏ tới 270.000 kilôton khí thải nhà kính (Greenhouse gas - GHG) hàng năm - bằng tổng lượng xả thải do Lào tạo ra.

Chúng có thể ngăn chặn tới 5.000 ca tử vong bất thường, tương đương 50% tổng số các ca tử vong hàng năm của Malaysia, và giảm gánh nặng bệnh tật của khu vực xuống 12 triệu DALYs (số năm sống hiệu chỉnh theo mức độ tàn tật - disability-adjusted life years DALY).

Các giải pháp thông minh cũng tiết kiệm tới 16 tỷ USD chi phí sinh hoạt hàng năm cũng như tiết kiệm tới tám triệu năm thời gian đi lại.

Chúng cũng có thể tạo ra tới 1,5 triệu việc làm mới, tương đương với 30% lực lượng lao động ở Jakarta, Bangkok và Manila.

Sau khi cài đặt các mạng truyền thông siêu tốc độ cao và nhiều ứng dụng thông minh phủ sóng mọi khu vực của cuộc sống đô thị, Singapore đủ điều kiện là "thành phố có thế giới mở thông minh” duy nhất trong khu vực.

Bangkok, Jakarta, Kuala Lumpur, TP.HCM và Manila được xếp vào loại “Những thành phố khởi xướng cho công nghệ thông minh”, là thành phố với hệ thống cơ sở hạ tầng có trang bị thêm công nghệ thông minh có thể tối ưu hóa hiệu suất và kéo dài tuổi thọ.

Quy mô không giới hạn của các thành phố khởi xướng làm cho các sáng kiến thành phố thông minh trở nên khả thi dù còn ở mức khiêm tốn, không giống như “các thành phố mới ứng dụng công nghệ thông minh” như Cebu, Davao, Hà Nội, Phnom Penh và Yangon cần được đầu tư với quy mô lớn, đặc biệt là từ các nhà đầu tư đối tác tư nhân trong khu vực.

Dù là các thành phố mới ứng dụng công nghệ thông minh hay “thành phố khởi xướng” đều có tiềm năng lớn để mang lại kết quả và chạm tới cuộc sống của hàng triệu cư dân, McKinsey nói.

Trong khi đó, thành phố năng động như Bandar Seri Begawan, Banyuwangi, Đà Nẵng, Luang Prabang, Phuket, Siem Reap và Viêng Chăn có thể thí điểm và mở rộng các ứng dụng thành phố thông minh nhắm vào các ngành công nghiệp chính của họ.

“Bởi vì những thành phố này có thể có những vùng đất thuộc diện quy hoạch, đã có quy hoạch tổng thể được xây dựng thông minh ngay từ đầu có thể giúp thiết lập một nền tảng vững chắc,” McKinsey nói.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top