Chỉ số thị trường tài chính 2017 đa phần là con số đẹp
Năm 2017 kết thúc với rất nhiều thành công nổi trội trên thị trường chứng khoán: VN-Index tăng 48% lên 984.24 điểm, mức cao nhất trong 10 năm, đây cũng là mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2010.
Quy mô thị trường được mở rộng nhanh chóng, tổng giá trị vốn hóa tăng 82% đạt 153 tỷ USD, tương đương 70% GDP, với động lực lớn xuất phát từ hoạt động niêm yết và bán vốn Nhà nước được đẩy mạnh.
Thứ nữa là dòng tiền nước ngoài đổ vào mạnh mẽ dựa trên nền tảng vĩ mô ổn định, mua ròng đạt kỷ lục hơn 26.000 tỷ đồng (bán ròng 6.700 tỷ trong năm 2016). Giao dịch sôi động với thanh khoản tăng 66% so với năm 2016, đạt mức bình quân gần 4.900 tỷ đồng/phiên. Thị trường chứng khoán phái sinh ra mắt và đi vào ổn định với giá trị giao dịch bình quân đạt 1.700 tỷ/phiên.
Trong các nhóm ngành chính, các nhóm y tế (57.8%), bất động sản (57.8%), tài chính (55.1%) và hàng tiêu dùng (54%) đạt được mức tăng trưởng ấn tượng nhất trong năm 2017. Các nhóm: năng lượng (24%) và tiện ích công cộng (+35.2%) tăng khá khiêm tốn nhưng cùng bứt phá trong tháng cuối năm nhờ diễn biến tích cực của các cổ phiếu dầu khí.
Trong từng nhóm ngành thì dòng tiền tập trung nhiều nhất vào các cổ phiếu vốn hóa lớn với triển vọng dẫn đầu về tăng trưởng khi nền kinh tế phục hồi, với các cổ phiếu điển hình như VNM (78%), VIC (84%), GAS (80%), VCB (60%), MSN (95%). Mặt bằng giá tăng nhanh đưa định giá cổ phiếu lên cao, chỉ số P/E thị trường Việt Nam đã đạt 19x vào cuối năm 2017, vượt qua các thị trường lân cận như Trung Quốc (16.8x), Thái Lan (18.2x) và Malaysia (16.4x).
Xem thêm tại đây.
TP.HCM: Doanh nghiệp địa ốc lo thị trường gặp khó vì hạ tầng "bó chân"
Tình trạng kẹt xe tại TP.HCM đang được lãnh đạo thành phố đặt trong tình trạng “báo động đỏ”, hầu hết khắp các tuyến đường đều là điểm kẹt xe. Các doanh nghiệp địa ốc cũng lo ngại thị trương sẽ gặp khó vì hạ tầng bó chân vào năm 2018.
Mối lo này thực sự có cơ sở và được cảnh báo từ lâu cũng như đã có những dự án vắng bóng người sinh sống vì hạ tầng giao thông. Đơn cử như khu biệt thự Khang An tại quận 9, khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi phải trong cảnh hoang vắng dù hạ tầng giao thông trong khu dân cư rất hoàn hảo nhưng phía hạ tầng giao thông kết nối ngoài lại không như mơ khiến người dân khó khăn khi phải về khu dân cư sinh sống dẫn tới cảnh "bỏ của chạy thoát thân".
Tình trạng này cũng đang có nguy cơ diễn ra trên diện rộng. Đơn cử như tại đường Nguyễn Xí quận Bình Thạnh, tuyến đường chỉ dài khoảng 1km, rộng khoảng 5m kết nối ra bến xe Miền Đông hướng ra sân bay nhưng đang gánh 3 dự án bất động sản lớn. Nặng nề hơn đó là dù hạ tầng giao thông sân bay Tân Sơn Nhất đang quá tải thì tại đây lại mọc lên khá nhiều dự án bất động sản, đơn cử như trên đường Hồng Hà nối ra sân bay hiện có tới 6 dự án chung cư cao cấp đang xây dựng, song song đó là tuyến đường Hồng Hà dù chỉ dài chưa tới 1km và rộng khoảng 5m thì cũng gánh tới 5 dự án bất động sản.
Tại khu Đông, đường Đỗ Xuân Hợp quận 9 cũng đang gồng mình gánh 4 dự án bất động sản lớn lên tới gần 4.000 căn hộ. Tại khu Tây Bắc, tuyến đường kết nối là Cộng Hòa, Trường Chinh, luôn trong tình trạng kẹt xe cả ngày lẫn đêm, điều này dẫn tới cảnh thị trường nơi đây ảm đạn, chỉ phát triển đất nền giá rẻ chứ ít dự án chung cư dù quỹ đất còn rất nhiều.
Tại khu Nam, viễn cảnh “u ám” bởi hạ tầng đang “kẹt” dẫn tới thị trường năm 2016 trầm lắng. Năm 2017, dù được dự báo là nhiều thuận lợi nhưng lãnh đạo doanh nghiệp lại cho rằng gặp khó bởi hạ tầng.
Xem thêm tại đây.
Hải Phòng: Ngày càng hấp dẫn!
Không yêu kiều như Hà Nội hay sôi động như TP.HCM, Hải Phòng có những sắc thái riêng không thể lẫn với bất kỳ thành phố nào khác trên cả nước. Với bờ biển dài hơn 125km và 5 cửa sông lớn: Bạch Đằng, Văn Úc, Cấm, Thái Bình, Lạch Tray, rất thuận lợi cho việc giao thương, phát triển kinh tế...
Mặc dù không phát triển sôi động như các tỉnh, thành phố khác ở miền Trung và miền Nam, song với lợi thế là địa phương ven biển, Hải Phòng cũng được xem là địa điểm đổ bộ của các nhà đầu tư bất động sản có tên tuổi trong cả nước.
Trong làn sóng "tổng tấn công" vào bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng Hải Phòng, Tập đoàn Vingroup được cho là tiên phong với rất nhiều dự án lớn. Trong đó, dự án Khu vui chơi giải trí, nhà ở, công viên sinh thái với quy mô đầu tư hơn 19.000 tỷ đồng tại đảo Vũ Yên đã chính thức khởi công giai đoạn 1 là một ví dụ.
Dự án được quy hoạch hoàn toàn theo mô hình đô thị du lịch sinh thái, gồm các hạng mục: Sân golf 36 lỗ tiêu chuẩn quốc tế; Các biệt thự sinh thái; Khu vui chơi giải trí phức hợp, công viên sinh thái và hệ thống cáp treo dài 1,5 km từ đất liền ra đảo.
Tiếp đó, Tập đoàn FLC cũng đầu tư một quần thể khu du lịch 5.300 tỷ đồng ở Đồ Sơn. Tập đoàn Him Lam xây dựng khu nghỉ dưỡng gần 5.000 tỷ đồng ở Hòn Dấu (Đồ Sơn). BRG mở rộng quần thể sân golf 36 lỗ với tổng vốn đầu tư 2.100 tỷ đồng…
Đáng chú ý, Tập đoàn Sun Group bắt đầu triển khai đầu tư vào quần thể khu du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp và vui chơi giải trí ở đảo Cát Bà giai đoạn 1, với tổng vốn đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng.
Đặc biệt, mới đây, doanh nghiệp McKinley Hàn Quốc cũng đã ký kết đầu tư vào Hải Phòng để triển khai khu nghỉ dưỡng phức hợp và nhà máy điện mặt trời với tổng vốn đầu tư lên tới 4 tỷ USD.... Tất cả những dự án này cùng nhiều dự án đã được triển khai trước đây đã và đang thể hiện một sức hút kỳ lạ cho thành phố Cảng.
Xem thêm tại đây.
Cải cách thuế cho thị trường bất động sản
Thị trường bất động sản là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Ở một mức độ nào đó, là một chỉ số, chỉ báo về tình trạng của nền kinh tế. Sự phát triển của thị trường bất động sản có tác động lan tỏa trên nhiều phương diện đối với hoạt động của một quốc gia.
Trong quá trình xây dựng chính sách thuế liên quan đến bất động sản, vấn đề cập nhật tình hình phát triển của nền kinh tế, sự phát triển của thị trường bất động sản luôn luôn được tính đến và rất được coi trọng để đảm bảo xây dựng được hệ thống hành lang pháp lý phù hợp, đảm bảo cho sự phát triển của đất nước.
Xuất phát từ chức năng quản lý về kinh tế - xã hội của Nhà nước, thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính sách thuế đối với tài sản về cơ bản đã bao quát các hoạt động liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong quá trình sử dụng và khi chuyển nhượng tài sản. Các chính sách thuế, phí, lệ phí liên quan đến bất động sản đã được cải cách, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý trong quản lý, phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng bất động sản, góp phần ổn định phát triển thị trường bất động sản, tăng thu ngân sách cho Nhà nước.
Những cải cách lớn về chính sách thuế, phí, lệ phí trong thời gian qua có liên quan đến thị trường bất động sản như: Hạn chế đầu cơ về đất; Đổi mới thuế TNDN, TNCN, VAT; Định hướng cải cách chính sách thuế.
Xem thêm tại đây.
Vay vốn nhà ở xã hội: Chờ đến bao giờ?
Mới đây nhất, Quyết định 117 vừa được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ ký ban hành. Cụ thể, mức lãi suất cho vay ưu đãi trong năm 2018 đối với dư nợ của các khoản cho vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo quy định tại Nghị định số 100 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội là 5%/năm.
Nhưng thực tế đến thời điểm này, dù đã có chính sách nhiều doanh nghiệp và người dân vẫn vẫn không có cơ hội vay. Nhiều khách hàng cho biết, nếu không được vay vốn ưu đãi người mua sẽ không đủ khả năng tài chính để mua nhà bởi đa phần đều là những người có thu nhập thấp.
Trao đổi về vấn đề này, ông Vũ Văn Phấn - Cục phó Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, sắp tới, Bộ sẽ nghiên cứu theo hướng giảm sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước đối với nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ. Về lâu dài, phải huy động mọi nguồn lực trong xã hội mới có thể triển khai tốt chính sách nhà ở xã hội. Thực tế, việc trông chờ vào nguồn vốn bố trí từ ngân sách nhà nước không dễ, bởi trong bối cảnh cân đối ngân sách còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay, các lĩnh vực sản xuất sẽ được ưu tiên nhiều hơn. Nếu có tính đến việc giải ngân vào lĩnh vực bất động sản, thì khoảng thời gian chờ sẽ rất lâu và thậm chí, có thể chưa xác định ngày nào và năm nào.
Xem thêm tại đây.