Aa

Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam: “Thị trường BĐS Việt Nam không bị tác động nhiều nếu thiếu TPP”

Thứ Ba, 27/12/2016 - 13:28

Đó là nhận định của ông Nguyễn Trần Nam – Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam tại Hội thảo Triển vọng thị trường BĐS 2017 – Tác động chính sách diễn ra mới đây.

TPP không tác động nhiều tới thị trường BĐS Việt Nam

Tại Hội thảo, các chuyên gia đều cho rằng vẫn còn quá sớm để khẳng định Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có trở thành hiện thực hay không. Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Nguyễn Trần Nam thì từ trước đến nay, dù chưa có TPP nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt, BĐS cũng không được hưởng nhiều từ hiệp định TPP mà đa phần ngành xuất khẩu và những người đầu tư cần dòng tiền từ nước ngoài được hưởng lợi. Thực tế, vốn FDI vào thị trường BĐS cũng chiếm tỷ trọng không nhiều.

"Do đó, có TPP hay không có TPP, thì kinh tế vĩ mô nói chung và BĐS nói riêng không bị tác động nhiều. Quan trọng là ở nội lực của chúng ta, khả năng hoạt động của doanh nghiệp và sự hiểu biết của người dân” - ông Nguyễn Trần Nam đánh giá. 

Ông Nam cho rằng: “Những năm trước, sau mỗi kỳ Đại hội, Chính phủ mất một vài năm để ổn định, năm nay sau bầu cử chúng ta đi vào hoạt động rất mạnh mẽ, khuấy động được phong trao khởi nghiệp, kiến tạo. Dù chưa đạt được như kỳ vọng của người dân nhưng rõ ràng hoạt động của chính quyền trung ương, địa phương có khuynh hướng bắt nhịp nhanh, phục vụ tốt cho doanh nghiệp và người dân. Các chính sách, hành động đưa ra rất quyết liệt, đúng hướng.

Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng, có TPP hay không có TPP, thì kinh tế vĩ mô nói chung và BĐS nói riêng không bị tác động nhiều. Quan trọng là ở nội lực của chúng ta, khả năng hoạt động của doanh nghiệp và sự hiểu biết của người dân

Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng, có TPP hay không có TPP, thì kinh tế vĩ mô nói chung và BĐS nói riêng không bị tác động nhiều. Quan trọng là ở nội lực của chúng ta, khả năng hoạt động của doanh nghiệp và sự hiểu biết của người dân.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam vốn linh hoạt từ thời BĐS đang khó khăn, đã vươn lên một cách ngoạn mục. Thời gian tới, BĐS vẫn có nhiều tiềm năng. Nếu chính sách tốt, lao động rẻ, được đào tạo, chúng ta vẫn thu hút được vốn đầu tư nước ngoài và các yếu tố hỗ trợ cho thị trường BĐS phát triển như thường".

Từ phân tích trên, chủ tịch VnREA khẳng định sự phát triển của BĐS Việt Nam vẫn phụ thuộc vào chính nội lực của thị trường. Nội lực đó đến từ những hoạt động mạnh mẽ, tích cực của Chính phủ, sự linh hoạt, năng động của các doanh nghiệp BĐS, đặc biệt là sức cầu rất lớn của thị trường. 

Đẩy mạnh phát triển NƠXH là xu hướng chủ đạo của năm 2017

Chủ tịch Nguyễn Trần Nam cho biết: “Việt Nam có 94 triệu dân, diện tích nhà ở trung bình theo điều tra tháng 9/2014 là 22m2/người. Đây là con số rất thấp so với các thành phố lớn khác, ví dụ như Thượng Hải (30m2/người), trong khi đó tâm lý người Việt Nam lại rất thích nhà, tỷ lệ sở hữu nhà tại Việt Nam lên tới 95%. 94 triệu dân với tỷ lệ diện tích nhà thấp và nhu cầu sở hữu cao chính là lực cầu lớn trung và dài hạn cho thị trường BĐS trong thời gian tới”.

Theo ông Nam, hiện nay, xu hướng tách hộ trẻ trong đô thị Việt Nam rất lớn. Điều tra dân số năm 1999 là 4,5 người/hộ, năm 2009 còn 3,8 người/hộ, giữa kỳ 2014 còn 3,2 người/hộ. Dân số tăng lên, gia đình nhỏ lại kéo theo số gia đình tăng lên (khoảng 24 triệu hộ gia đình), tách hộ là phải tách nhà mà nhu cầu tách nhà của người dân đang rất lớn. Vì thế, về trung và dài hạn nhu cầu về nhà ở tại Việt Nam rất dồi dào.

“Vấn đề là sức thanh toán. Môt đặc điểm của thị trường BĐS 2016 mà chúng ta đang cảnh báo là phải kiểm soát chặt chẽ khu vực đầu tư vào các căn hộ cao cấp, chuyển dịch mạnh sang căn hộ thương mại quy mô nhỏ, trung bình, giá phù hợp với túi tiền người dân. Để giữ vững sự phát triển hài hòa, mang tính bền vững, xu hướng chủ đạo của năm 2017 sẽ là đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội", ông Nam nhấn mạnh. 

Theo dự báo của Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, xu hướng thời gian tới, thị trường hướng đến phân khúc nhà ở giá rẻ, phù hợp với túi tiền cũng như nhu cầu của đại bộ phận người dân, hướng đến phát triển một thị trường BĐS lành mạnh, bền vững.

Theo dự báo của Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, xu hướng thời gian tới, thị trường hướng đến phân khúc nhà ở giá rẻ, phù hợp với túi tiền cũng như nhu cầu của đại bộ phận người dân, hướng đến phát triển một thị trường BĐS lành mạnh, bền vững.

Tuy nhiên, ông Nam cảnh báo: “Thị trường vừa bước qua giai đoạn khó khăn và đang trong quá trình hồi phục trở lại, báo chí nên tập trung thông tin theo hướng “an dân”, cung cấp những thông tin khách quan, chính xác, khuyến khích lạc quan trong phát triển kinh tế, đầu tư, mua bán, tiêu dùng, không nên đưa thông tin làm hỗn loạn thị trường, gây tâm lý hoang mang cho doanh nghiệp và người dân.

Thời gian qua, những yếu tố vĩ mô, rủi ro về chính sách thì không có nhưng thuận lợi về chính sách như đẩy mạnh nhà ở xã hôi, kiểm soát tín dụng tôi cho là rất tốt. Chúng ta có động thái “rà phanh” tín dụng từ phía Ngân hàng Nhà nước đối với BĐS cao cấp nhưng sẽ đẩy mạnh hỗ trợ tín dụng cho nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội”.

Ông Nam cho rằng, cơ quan quản lý Nhà nước cần cố gắng lấy hình mẫu từ Nghị quyết 02 của Chính phủ, không chỉ cho vay đối với NƠXH mà còn đối với nhà ở thương mại giá thấp để tiếp tục nuôi dưỡng thị trường. Cần có diễn đàn cung cấp thông tin chính xác về thị trường để ổn định tâm lý của người dân, doanh nghiệp, lãnh đạo. Các nhà đầu tư nên cẩn trọng hơn trong một số lĩnh vực và đẩy mạnh hơn việc đầu tư vào một số phân khúc. Ví dụ như động thái của Vingroup tung ra thị trường dòng căn hộ có giá 200 – 300 triệu/căn, nếu như được nhà nước hỗ trợ đầu ra thì đây là một diễn biến có tác động rất lớn đối với thị trường.

Nhìn vào thị trường BĐS Việt Nam từ năm 2016 đến năm 2017, ông Nam nhận định thị trường tiếp tục khuynh hướng phát triển rất đồng đều. Nếu như 2014 thị trường NOXH là chính, sang năm 2015 cân đối hơn (24% thị trường là nhà ở cao cấp), năm 2016, toàn bộ các phân khúc từ nhà ở chung cư, liền kề, shophouse, diện tích thương mại, văn phòng đặc biệt là BĐS du lịch nghỉ dưỡng... đều phát triển rất mạnh.

Về chính sách cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, ông Nam đánh giá, trong 5 năm làm thí điểm chính sách cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam có 2.000 trường hợp mua nhà. Thời gian tới, thị trường sẽ có một làn sóng người nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam mua nhà. Các bộ ban ngành liên quan đang nghiên cứu, soạn thảo ban hành các thông tư, quy định hướng dẫn để đảm bảo quy định cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam được thực hiện thông thoáng và có hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top