Chuyện thưởng Tết của doanh nghiệp địa ốc: Tháng lương 13 trở thành "xa xỉ"
"Chắt chiu" để có tài chính chi trả tháng lương 13 cho nhân viên, một doanh nghiệp địa ốc cho hay, chưa năm nào, gánh nặng thưởng lại như năm nay dù chỉ là thêm một tháng lương cơ bản.
Chuyện thưởng Tết năm 2023 có lẽ là đặc biệt nhất trong vòng hai năm qua khi cả thị trường địa ốc rơi vào trầm lắng. Nếu cùng kì năm ngoái, dù trải qua đợt Covid-19 nhưng các doanh nghiệp bất động sản vẫn có thưởng Tết (tháng lương 13), thưởng doanh thu cho nhân viên. Hiện tại, bài toán lương - thưởng cân đối khá nhiều trong bối cảnh doanh nghiệp không có nguồn thu từ dự án.
Bên cạnh các chủ đầu tư tiềm lực tài chính tốt vẫn thưởng tháng 13 và theo doanh số bán hàng. Tuy nhiên, tình trạng này cũng đã "eo hẹp" hơn trước rất nhiều. Trong khi đa số doanh nghiệp địa ốc hiện tại đang cố gắng trả đủ lương tháng 12 cho nhân sự, một số doanh nghiệp, khoản thưởng tháng 13 phải chờ nguồn "đi vay"…
"Chưa năm nào gánh nặng thưởng Tết lại như năm nay. Để giữ chân những nhân sự chủ chốt thì không thể không có thưởng. Thế nhưng, khó khăn thực sự khiến doanh nghiệp phải cân đối đủ kiểu", một doanh nghiệp địa ốc phía Nam chia sẻ.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Thị trường đất nền 2022: Đầu năm "sốt nóng", cuối năm "nguội lạnh", tương lai ra sao?
Năm 2022 ghi dấu nhiều thăng trầm của thị trường đất nền khi đầu năm liên tục "sốt nóng" nhưng đến giữa và cuối năm lại "nguội lạnh" khiến hàng ngàn doanh nghiệp và môi giới khốn đốn. Sang năm 2023, thị trường này sẽ diễn biến ra sao? tiềm năng hay sẽ tiềm ẩn nguy cơ?
Từ cuối năm 2021 và đầu quý I/2022, thị trường bất động sản chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ sau thời gian dài chống chịu dịch Covid-19. Giá đất ở nhiều địa phương như Hà Nội, Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Lâm Đồng, Bình Phước, TP.HCM,… liên tục tăng mạnh, có nơi gấp 3 - 5 lần, thậm chí đến 10 lần.
Tại một số địa phương, ngay sau khi có thông tin khảo sát, lập quy hoạch dự án, nhiều đầu cơ, môi giới đã ùn ùn kéo về để đẩy giá đất lên cao gấp nhiều lần so với giá thực tế để tạo "sốt đất", gây náo loạn thị trường. Song song với việc này, số lượng hồ sơ giải quyết đất đai tại các địa phương tăng đột biến khiến cơ quan tiếp nhận luôn trong tình trạng quá tải.
Thậm chí, thời gian đó trên mạng xã hội liên tục xôn xao những clip ghi cảnh lãnh đạo và nhân viên công ty bất động sản dàn cảnh chạy thục mạng để chốt giá đất nền, tạo cơn "sốt đất" ở Bình Phước, Quảng Trị,… hay clip nam thanh niên cho đất "ăn tiền" ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Hoặc cảnh người dân xếp hàng xuyên đêm, chen lấn, xô đẩy để làm hồ sơ giải quyết thủ tục đất đai tại Khánh Hòa, Bình Phước,…
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhà đầu tư khấp khởi chờ đón cơ hội theo chu kỳ 10 năm trên thị trường bất động sản
Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản đang đứng trước cơ hội của chu kỳ "10 năm có 1". Nhiều người đã tận dụng nguồn tiền dồi dào cận Tết để đón lợi nhuận.
Vừa nhận được thông tin về lương thưởng Tết, chị Đoàn Thị Thủy, chuyên viên Xuất nhập khẩu tại TP.HCM chia sẻ: "Mấy tháng gần đây, vợ chồng tôi nghe ngóng khá nhiều về thị trường bất động sản. Tôi dự định sẽ mua 4 suất đầu tư thấp tầng để dành. Các suất đầu tư chỉ từ 38 triệu đồng rất hợp lý với gia đình tôi".
Không chỉ giới văn phòng náo nức với nguồn tiền cuối năm, nhiều người dân cũng đẩy mạnh đầu tư bất động sản nhờ trợ lực từ kiều hối. Ông Lý Xuân Long, 62 tuổi, ngụ quận 5, TP.HCM cho biết: "Tôi nhận định thị trường sẽ bắt đầu chu kỳ mới trong năm 2023. Bây giờ là thời điểm không thể đẹp hơn để xuống tiền. Số tiền con tôi gửi về không mua hẳn được một căn nhà, nhưng cũng đủ để mua chục suất đầu tư thấp tầng Vinhomes".
"Từng bỏ lỡ chu kỳ trước của bất động sản, lần này, tôi rất quan tâm và không thể tiếp tục lỡ hẹn", ông Xuân Long chia sẻ thêm.
Thời gian qua, thị trường bất động sản đã chứng kiến nhiều đợt tăng giá mạnh và bắt đầu giãn nhiệt từ giữa năm 2022 do các chính sách điều tiết room tín dụng và sự trầm lắng chung của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, thông tin về room tín dụng mới cho năm 2023 và các dự báo lạc quan về tiềm năng kinh tế Việt Nam đang khiến các nhà đầu tư nhanh nhạy nhận định, hiện tại là "điểm vào" tốt để chờ đón đợt phục hồi mạnh mẽ của thị trường.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Quý IV/2022, giá căn hộ tại TP.HCM tăng 21% so với quý trước
Thông tin trên vừa được Cushman & Wakefield công bố trong báo cáo thị trường nhà ở TP.HCM quý IV/2022.
Theo Cushman & Wakefield, giá bán sơ cấp trung bình quý IV/2022 tăng 21% so với quý trước, đạt khoảng 3.400 USD/m2. Sự gia tăng này chủ yếu nhờ các đợt mở bán mới từ các dự án siêu sang, hạng sang và cao cấp như: The Opusk Residence Thủ Thiêm (Metropole Thủ Thiêm giai đoạn 4), De La Sol và Zeit River Thủ Thiêm.
Tính chung cả năm 2022, thị trường căn hộ TP.HCM ghi nhận tổng cộng 17.028 căn chào bán, tăng 87% so với năm 2021. Riêng quý IV/2022, doanh số bán mới đạt 983 căn, giảm 76% so với quý trước.
Một điều đáng lưu ý là chính sách thanh toán, theo Cushman & Wakefield, với tình hình thắt chặt tín dụng, nhiều chính sách thanh toán nhắm đến tệp khách hàng có tiền mặt trong tay được đưa ra, chủ yếu ưu tiên thanh toán nhanh với chiết khấu cao và nhiều ưu đãi.
Trong đó, chính sách thanh toán nhanh và mức chiết khấu cao đang dần được áp dụng rộng rãi. Với phương thức thanh toán nhanh, người mua có thể nhận mức chiết khấu từ 3 - 16%, ân hạn nợ gốc và miễn lãi suất từ 12 - 36 tháng khi vay ngân hàng. Cùng với đó là các gói quà tặng nội thất, cam kết cho thuê lại hoặc chiết khấu thẳng vào giá trị căn hộ.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản nông nghiệp đa dụng là kênh đầu tư tiềm năng trong thời kỳ mới
Đó là nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản khi nói về tầm nhìn và cơ hội đầu tư vào bất động sản nông nghiệp trong thời kỳ mới.
TS. Nguyễn Minh Ngọc, Chuyên gia về đào tạo phát triển bất động sản nông nghiệp đa dụng cho rằng, trong thời điểm hiện nay, đất nông nghiệp có thể là kênh đầu tư tài chính rất tốt nếu có những mô hình phù hợp.
Theo TS. Nguyễn Minh Ngọc, ở tầm vĩ mô, Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có những tác động tích cực từ các nhiệm vụ, giải pháp được đưa ra như mở rộng đối tượng, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng vùng, địa phương, với việc chuyển đổi nghề, việc làm, lao động ở nông thôn; xây dựng quy định về ngân hàng cho thuê đất nông nghiệp; bổ sung các quy định về đất nông nghiệp kết hợp với thương mại, dịch vụ...
TS. Nguyễn Minh Ngọc cho biết, hiện nay, lượng cung đất nông nghiệp rất lớn, đa dạng, phân bổ rộng và đến từ nhiều đối tượng cung khác nhau. Độ co giãn về lượng cung đặc biệt lớn so với những loại đất đai khác. Ví dụ như một mảnh đất nông nghiệp có thể tăng giá gấp 10 lần trong thời gian ngắn.